Phương pháp nghiên cứu sự kiện:

Một phần của tài liệu Tác động của công bố thông tin thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ đen ETF đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 38)

Phương pháp nghiên cứu sự kiện (Event study) là một trong những phương pháp nghiên cứu định lượng, nhằm phânltích đo lường mức độ và chiều hướng tác động của thông tin, sự kiện đến thị trường tài chính. Event study lần đầu tiên được James Dolley (1933) sử dụng nhằm đo lường ảnh hưởng của việc chia tách cổ phiếu đến biến động của giá chứng khoán. Thực tế, phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu các sự kiện về tài chính như: thơng tin về chi trả cổ tức, thông!tin về lợi nhuận doanh nghiệp, thông tin mua bán sáp nhập doanh nghiệp, công bố mua lại cổ phiếu quỹ, thông tin chia tách cổ phiếu, thay đổi nhân sự...

Bên cạnh đó, theo Khotari và Warner (2005), phương pháp nghiên cứu sự kiện cịn là một cơng cụ quan trọng cho mục đích kiểm tra, xác định tính hiệu quả của thị!trường. Một thị trường sẽ được xếp vào loại thị trường không hiệu quả nếu như xuất hiện lợi nhuận bất thường tồn tại kéo dài theo sau một sự kiện công bố. Hiện nay, Event study đang trở thành một trong những công cụ phổ biến trong các nghiên cứu của thị trường vốn và trở thành một trong những phương pháp thực nghiệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính, kinh tế. Đó là lý do tại sao phương pháp nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp cho đề tài khi nghiên cứu chuyên sâu về “Tác

động của công bố thông tin thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ ETF trên thị trường

chứng khoán Việt Nam ”

Theo Event study, việc nghiên cứu sự kiện sẽ được chia thành 5 bước:

Bước 1: Xác định sụlkiện quan tâm

Bước đầu tiên khi sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện đó chính là phải xác định được sự kiện cần nghiên cứu là gì, để từ đó thu thập dữ liệu nghiên cứu tương ứng với từng thời điểm của sự kiện. Đối với đề tài nghiên cứu này, sự kiện đáng quan tâm và cần được đánh giá đó chính là hành động điều chỉnh cổ phiếu trong danh mục ETF gồm: (1) thông báo thêm cổ phiếu vào danh mục quỹ ETF; (2) thông báo loại cổ phiếu ra khỏi danh mục quỹ ETF; (3) thông báo tăng tỷ trọng nắm giữ trong danh mục quỹ ETF; (4) thông báo giảm tỷitrọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục quỹ ETF.

Trong đó, ngày sự kiện chính là ngày cơng bố thơng tin cổ phiếu được thêm vào, loại ra, tăng tỷ trọng và giảm tỷ trọng trên trang web chính thức của các quỹ ETF: Đối với quỹ FTSE ETF là ngày thứ 6 đầu của tháng 3; 6; 9; 12; còn đối với quỹ VNM ETF là thứ 6 thứ 2 của tháng 3; 6; 9; 12.Trong trường hợp thông tin được công bố sau giờ giao dịch hoặc rơi vào ngày nghỉ thì ngày sự kiện được xác định là ngày giao dịch kế tiếp đó.

Bước 2: Xác định độ dài cho các khung sụ kiện (Cửa sổ sụ kiện)

Theo MacKinlay (1997), đối với phương pháp nghiên cứu sự kiện khơng có bất kỳ một chuẩn mực nào trong việc lựa chọn về độ dài của khung thời gian nghiên cứu, mà còn tuỳ thuộc vào loại sự kiện nghiên cứu.

Khimg nóc lượng Klningsykign Khung sau sự kiện

Hslimat i on wi πdo W Eve nt W i ndoW Post- event window

-÷------------------------------+--------1-------≠---------------------------í—

TO Tl O T2 T3

Hình 3.1 Độ dài thời gian cho các khung

Cửa sổ sự kiện (event window) được xác định là ngày xảy ra sự kiện hoặc là ngày sự kiện cộng/trừ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Tại một số thị trường!tài chính mới phát triển, các thơng tin có thể bị rị rỉ và gây tác động, ảnh hưởng đến giá

cổ phiếu trước ngày cơng bố chính thức. Chính vì vậy, khi xem xét tại thị trường này, khung sự kiện có thể được mở rộng ra để có thể bao quát được sự rị rỉ thơng tin nếu có.

Đối với việc nghiên cứu tác động của việc thay đổi tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục quỹ ETF lên thị trường chứng khoán Việt Nam, khung sự kiện được lựa chọn để quan sát là 31 ngày bao gồm 15 ngày trước, 15 ngày sau khi sự kiện được cơng bố. Mục đích của việc nghiên cứu này là để kiểm tra xem mức độ ảnh hưởng của việc công bố thông tin về việc điều chỉnh cổ phiếu trong danh mục ETF ảnh hưởng như thế nào trong giai đoạn quan sát.

Bước 3: Ước lượng lợi nhuận kỳ vọng

Có một số phương pháp phổ biến để ước lượng mức lợi nhuận kỳ vọng phổ biến trong nghiên cứu sự kiện như, tuy nhiên phổ biến nhất là phương pháp ước lượng lợi nhuận dựa trên lợi nhuận trung bình

Phương pháp ước lượng lợi nhuận kỳ vọng dựa trên mức lợi nhuận trung bình

(Mean- adjusted): Theo Brown và Warner (1985), lợi nhuận kỳ vọng sẽ được xác

định bằng lợi nhuận trung bình của cổ phiếu đó trong khoảng thời gian ước lượng, cụ thể với cơng thức như sau:

E(Ri,t) = Mean (Ri)

Trong đó: Ri (ngang) là lợi nhuận trung bình của chứng khốn i trong khoảng thời

gian của khung ước lượng

Bước 4: Ước lượng lợi nhuận bất thường trung bình và lợi nhuận bất thường trung bình tích luỹ

Lợi nhuậnbất thường (Abnormal Return -AR)

Anh hưởng của giao dịch nhà đầu tư nước ngồi đến thị trường chứng khốn Việt Nam được xác định thông qua việc đo lường mức lợi nhuận bất thường của cổ phiếu. Phần lợi nhuận bất thường này chính là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu trong cửa sổ sự kiện

ARi ,t = Ri,t - (αi + βi* Rm,t)

ARi,t : là lợi nhuận bất thường của chứng khoán i vào ngày t Ri,t : là lợi nhuận thực tế của cổ phiếu i vào ngày t

Rm,t : là lợi nhuận thực tế của thị trường vào ngày t β : Beta

Đối với mỗi cổ phiếu, biến động hàng ngày của cổ phiếu được tính theo cơng thức

( Pi,t - Pi,t-1)

Ri,t = Pi ʃ ) Pi,t-1

Trong đó: Pi,t : giá đóng cửa của cổ phiếu i tại ngày t Pi,t-1 : giá đóng cửa của cổ phiếu i ngày t-1

Lợi nhuận bất thường trung bình (Average Abnormal Return - AAR)

Lợi nhuận bất thường trung bình được đo lường bằng trung bình cộng của lợi nhuận bất thường của tất cả các sự kiện trong mẫu nghiên cứu, cụ thể với công thức:

AARt = ⅛×∑vARi, t

Trong đó: AARt : mức sinh lời vượt trội bình quân tại ngày t ARit : mức sinh lời vượt trội của công ty i tại ngày t N: tổng số lượng sự kiện

Lợi nhuận bất thường trung bình tích luỹ (Cummulated average abnormal return - CAAR)

Lợi nhuận bất thường trung bình tích lu ỹ được tính bằng tổng tích luỹ của các lợi nhuận bất thường trung bình trong một giai đoạn, với cơng thức:

∑τ2 AARt _

Tl

trước và sau sự kiện được công bố như sau: (-1, +1); (-2, +2); (-3; +3) và (-10; +10), (15; +15), cùng với một loạt các giả thuyết:

H1: Khơng có sự khác biệt đáng kể giữa mức lợi nhuận vượt trội tích luỹ (CAAR)

trước và sau khi công bố thông tin thêm cổ phiếu vào danh mục quỹ ETF

H2: Khơng có sự khác biệt đáng kể giữa mức lợi nhuận vượt trội tích luỹ (CAAR)

trước và sau khi công bố thông tin loại cổ phiếu khỏi danh mục quỹ ETF

H3: Khơng có sự khác biệt đáng kể giữa mức lợi nhuận vượt trội tích luỹ (CAAR)

trước và sau khi công bố thông tin tăng tỷ trọng cổ phiếu tại danh mục quỹ ETF

H4: Khơng có sự khác biệt đáng kể giữa mức lợi nhuận vượt trội tích luỹ (CAAR)

trước và sau khi cơng bố thơng tin giảm tỷ trọng cổ phiếu tại danh mục quỹ ETF

Phương pháp kiểm định Phương pháp phổ biến sử dụng để kiểm định lợi nhuận bất

thường trung bình trong nghiên cứu sự kiện là kiểm định tham số (parametric test) Theo Collins và Dent (1984); Heinkel và Kraus (1988), đối với kiểm định tham số, kiểm định T-test là một công cụ sử dụng hiệu quả nhất dựa trên giả định lợi nhuận được tuân theo phân phối chuẩn (Normal Distibution).

Độ tin cậy được sử dụng trong bài nghiên cứu là 5%, nhằm kiểm định các giả thuyết cho rằng khơng có bất cứ lợi nhuận bất thường nào trong suốt chuỗi ngày trong khung sự kiện. Điều này giả định rằng nếu trong một thị trường hiệu quả thì giá trị của CAAR sẽ gần với giá trị bằng 0.

Phương pháp kiểm định tham số T-test

- Kiểm định lợi nhuận bất thường trung bình AARt:

AARt

t = . ~

S (AARt)

- Kiểm định lợi nhuận bất thường trung bình tích luỹ CAAR(tι, t2):

CAAR(tl,t2)

T AAR CAAR T-test of AAR -10 0.295% 0.295% 1.494 -9 0.818% 1.113% 2.804 -8 -0.041% 1.072% -0.157 -7 -0.504% 0.569% -3.782 -6 -0.809% -0.240% -3.194 -5 -0.465% -0.705% -2.561 -4 -0.426% -1.131% -1.277 -3 -0.409% -1.540% -2.353 -2 0.382% -1.157% 1.274

Sai số chuẩn được tính dựa trên cơng thức:

σ

S.E = ʒ= √N

Trong đó: S.E - sai số chuẩn σ - Độ lệch chuẩn N - số lượng quan sát

KẾT LUẬN PHẦN III

Nội dung Phần III trình bày về bộ dữ liệu sử dụng trong luận án, cùng với đó trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu sự kiện bao gồm 5 bước: Xác định sự kiện quan tâm, xác định độ dài cho các khung sự kiện, ước lượng lợi nhuận kỳ vọng, ước lượng lợi nhuận bất thường và lợi nhuận bất thường trung bình tích luỹ, và kiểm định.

PHẦN IV - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tác động của công bố thông tin thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ đen ETF đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w