Thực trạng môi trường nước tại nguồn tiếp nhận nước thải của các khu, cụm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh hải dương (Trang 72 - 77)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Thực trạng môi trường nước tại nguồn tiếp nhận nước thải của các khu, cụm

khu, cụm công nghiệp

của tỉnh đang có sự tăng trưởng mạnh, nhưng chất thải công nghiệp cũng đã và đang gây áp lực lớn đến môi trường nói chung và đặc biệt là môi trường nước.

Phân tích, tổng hợp các kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên môi trường kết hợp với khảo sát thực tế có thể thấy chất lượng nước tại 100% các điểm tiếp nhận nước thải của các khu, cụm công nghiệp có nồng độ pH vượt QCCP từ 1,5 đến 3 lần.

Hàm lượng DO không đạt QCCP, sự thiếu hụt ôxi chủ yếu diễn ra phổ biến tại các nguồn tiếp nhận nước thải của các cụm công nghiệp, vì tốc độ dòng chảy rất nhỏ nên lượng ôxi hòa tan từ không khí vào trong nước rất thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu ôxi hóa sinh học của các chất thải hữu cơ, tiêu biểu như các điểm C19 đến C30 (hình 2.9).

Ô nhiễm NO2 —

N diễn ra phổ biến nhất, tại các điểm quan trắc nồng độ NO2—N đều vượt QCCP, cao đột biến và vượt QCCP gần 30 lần là C12, C20, C24 và C34, nguyên nhân do nước thải của các cụm công nghiệp Tân Dân (tại C12), cụm công nghiệp An Đồng (C20), cụm công nghiệp Cao An (C24), và cụm công nghiệp Nghĩa An (C34), ngoài ra ở một số điểm xả thải còn tiếp nhận cả nguồn nước thải của người dân chưa qua xử lí xả trực tiếp xuống kênh thoát nước, nguồn nước thải của các cơ sở chăn nuôi, các làng nghề truyền thống [18].

Hình 2.9. Sơ đồ mạng lưới các điểm quan trắc môi trường nước nguồn tiếp nhận nước thải của các khu, cụm công nghiệp tập trung

trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2013

14 6 3 5 4 12 10 9 1 11 13 26 24 2 15 16 17 18 19 20 23 22 25 21 27 28 29 30 31 32 33 34

Tiêu biểu nhất là tại các điểm C20 và C23 (Hình 2.3) cùng lúc có nhiều chỉ số vượt QCCP và ở mức cao như NH4

+ -N, PO4 3- -P, COD, BOD và TSS (hình 2.10, hình 2.11, bảng 2.9) 0 90 180 270 360 450 540 Ncn18 Ncn19 Ncn20 Ncn21 Ncn22 Ncn23 Ncn24 Ncn25 Ncn26 Ncn27 Ncn28 Ncn29 Ncn30 Ncn31 Ncn32 Ncn33 Ncn34 Đợt I - 2011 Đợt II - 2011 Đợt III - 2011 Đợt IV - 2011 Đợt I - 2012 Đợt II - 2012 Đợt III - 2012 Đợt IV- 2012 Đợt I - 2013 Đợt II - 2013 Đợt III - 2013 Đợt IV - 2013 QCCP

Hình 2.10. Biểu đồ nồng độ COD tại các điểm quan trắc thuộc nguồn nước tiếp nhận nước thải của các khu cụm công nghiệp các năm 2011, 2012 và 2013

0 15 30 45 60 75 90 105 120 135 150 165 180 195 210 225 240 255 270 285 300 Ncn18 Ncn19 Ncn20 Ncn21 Ncn22 Ncn23 Ncn24 Ncn25 Ncn26 Ncn27 Ncn28 Ncn29 Ncn30 Ncn31 Ncn32 Ncn33 Ncn34 Đợt I - 2011 Đợt II - 2011 Đợt III - 2011 Đợt IV - 2011 Đợt I - 2012 Đợt II - 2012 Đợt III - 2012 Đợt IV- 2012 Đợt I - 2013 Đợt II - 2013 Đợt III - 2013 Đợt IV - 2013 QCCP

Hình 2.11. Biểu đồ nồng độ BOD tại các điểm quan trắc thuộc nguồn nước tiếp nhận nước thải của các khu cụm công nghiệp các năm 2011, 2012 và 2013

Bảng 2.9. Kết quả quan trắc NH4+-N, PO43--P, COD, BOD và TSS qua một số năm (đơn vị: mg/l)

Kết quả đo cao nhất Điểm

Quan trắc

Năm

tiến hành NH4+-N PO43—P COD BOD TSS

2011 4 0,8 80 17 50 2012 18 3,3 380 220 60 C20 2013 25 1,5 180 90 65 2011 8 1,2 30 15 50 2012 19 0,9 88 38 80 C23 2013 17 1,8 540 300 400 QCCP mức A2 0,2 0,2 15 6 30 Vượt (lần) 20 - 125 4 - 16,5 2 – 36 2,5 – 50 1,7 – 13,3 Qua bảng kết quả trên cho thấy các chỉ số tại C23 có sự tăng đột biến vào năm 2013, nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là nước thải của các cụm công nghiệp Cẩm Thượng – Việt Hòa. Tại điểm C20 nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là nước thải của cụm công nghiệp An Đồng.

Ô nhiễm TSS tại các nguồn tiếp nhận nước thải của các khu cụm công nghiệp chỉ diễn ra cục bộ, các điểm có tần suất ô nhiễm diễn ra thường xuyên bao gồm: C11, C29. Điểm C23 có sự tăng đột biến trong đợt II (vượt QCCP 123 lần). So với các năm trước (2011 và 2012), nồng độ TSS năm 2013 tại phần lớn các điểm quan trắc đều tăng.

Ô nhiễm dầu mỡ diễn ra khá phổ biến tại các điểm quan trắc nguồn tiếp nhận nước thải của các khu, cụm công nghiệp, song tần suất ô nhiễm không nhiều và mức độ ô nhiễm không cao. Các điểm có tần suất ô nhiễm cao đột biến vào năm 2011 gồm: C1 (2,7 mg/l, vượt QCCP 125 lần), C9 (4,1 mg/l, vượt QCCP 205 lần), C14 (1,8 mg/l, vượt QCCP 90 lần), C19 (5,4 mg/l, vượt QCCP 270 lần), đến năm 2012 và 2013 lượng dầu mỡ đo được đã giảm.

Như vậy tại nhiều điểm tiếp nhận thải của các cụm công nghiệp có mức ô nhiễm cao hơn các khu công nghiệp, nguyên nhân do nhiều cụm công nghiệp được xây dựng phân tán, sản xuất còn nhỏ lẻ về các vùng nông thôn, nên việc xử lí chất thải chưa được đầu tư hiện đại, nhiều cụm công nghiệp còn chưa thật sự quan tâm đến vấn đề môi trường, khu vực ô nhiễm tiêu biểu do tiếp nhận nguồn thải của một số cụm công nghiệp tại thành phố Hải Dương, huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kì, Gia Lộc và Nam Sách [19].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh hải dương (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)