8. Cấu trúc của luận văn
2.1.2.4. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp
Nghề tiểu thủ công nghiệp ở Hải Dương có từ lâu đời như một nghề phụ của tỉnh Hải Dương nhằm sử dụng lao động tại chỗ và tạo mặt hàng phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh. Gần đây, các nghề tiểu thủ công nghiệp đang dần được đầu tư có quy mô lớn và hiện đại, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giá thành hạ, trong tỉnh đã hình thành một số doanh nghiệp, công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp.
Hiện nay cả tỉnh có 61 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thu hút và giải quyết cho hơn 31.500 lao động, thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Các làng nghề thủ công tỉnh Hải Dương gồm: thành phố Hải Dương có nghề sản xuất Bánh đậu xanh, mộc Đức Minh, bánh đa Lộ Cương; huyện Bình Giang có nghề làm chỉ Phú Khê, lược Vạc, chế tác vàng bạc Châu Khê, nhuộm Đan Loan, lược sừng Hà Xá, đan giần sàng Thị Tranh, sản xuất giường chõng tre Bùi Xá, bánh đa Kẻ Sặt, cơ khí Tráng Liệt, gốm sứ Cậy; huyện Cẩm Giàng có nghề mộc Đông Giao, làm nón Mao Điền, bột lọc Quý Dương, rượu Phú Lộc, sản xuất cân Bái Dương; huyện Gia Lộc có nghề khắc ván in mộc bản Hồng Lục – Liễu Tràng, giầy dép da Tam Lâm, bún Đông Cận, đan mây tre Chằm; huyện Kim Thành có nghề làm hương Dưỡng Thái Bắc; huyện Kinh Môn có nghề trạm khắc đá Kính Chủ, ươm tơ Hà Tràng, chế biến thực phẩm An Thủy; huyện Nam Sách có nghề gốm Quao (Quao là tên làng Phì), gồm sứ Chu Đậu, sấy nông sản Mạn Đê, sản xuất vật liệu xây dựng không lung ở Lấu Khê; huyện Ninh Giang có nghề mộc Cúc Bồ, sản xuất bánh gai Ninh Giang, đan dậm Văn Diệm; huyện Thanh Hà có nghề ấp vịt Đông Phan, chiếu cói Tiên Kiều; huyện Thanh Miện có nghề sản xuất đũi Thông, đan tre Đan Giáp, bánh đa Hội Yên, mây giang xiên Tào Khê; huyện Tứ Kì có nghề thêu ren Xuân Nẻo, chiếu cói Thanh Kì [19].
Ngoài các làng nghề truyền thống, hiện nay ở Hải Dương còn xuất hiện nhiều làng nghề hay cụm hộ gia đình chuyên giết mổ gia súc, gia cầm…
Hoạt động của các làng nghề thường thải ra môi trường nước nhiều nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại đến môi trường nước, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân.
Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến tự nhiên và môi trường một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp, do vậy áp lực đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng tăng lên bội lần.