8. Cấu trúc của luận văn
2.3.1.2. Hệ thống sông Bắc Hưng Hải
Với tổng số điểm quan trắc là 12 điểm có ký hiệu từ S23 đến S34 (hình 2.1), thuộc các sông Cẩm Giàng, sông Sặt, sông Đình Đào, sông Cửu An, sông Cầu Xe, sông Tứ Kỳ. Các chỉ tiêu quan trắc gồm lưu lượng, pH, độ dẫn, TDS, độ muối, DO, F-, NH4+-N, NO3--N, NO2--N, PO43--P, COD, BOD, TSS. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu kim loại như: Pb, As, Cr3+, Cr6+, Cd, Hg và Cl-, CN-, tổng dầu mỡ.
Kết quả quan trắc cho thấy hiện trạng môi trường nước trên sông Bắc Hưng Hải cho thấy chỉ số TSS diễn ra phổ biến, ở cả 12 điểm quan trắc đều vượt QCCP mức A2 từ 1,2 đến 2 lần [18], nguyên nhân chủ yếu do các sông đều có tốc độ dòng chảy nhỏ, thường xuyên tiếp nhận nguồn thải từ thượng và trung lưu dồn về, mặt khác trên địa bàn tỉnh lại thường xuyên tiếp nhận nước thải từ các kênh thoát nước thải từ các khu công nghiệp như Phúc Điền, Tân Trường, Đại An và các cụm công nghiệp thuộc huyện Cẩm Giàng, thành phố Hải Dương, huyện Gia Lộc, Tứ Kì, Ninh Giang, Thanh Miện.
Trong hệ thống sông Bắc Hưng Hải, tình trạng ô nhiễm diễn ra phổ biến nhất là tại sông Sặt chảy qua lãnh thổ thành phố Hải Dương, qua phân tích mẫu nước trong các năm 2011, 2012 và 2013 tại 2 điểm quan trắc S26 và S27 trên sông Sặt tại thành phố Hải Dương (hình 2.1) cho thấy các chỉ số NH4
+ -N, NO2 - - N, PO4 3-
-P, COD, BOD đều vượt QCCP nhiều lần (hình 2.4, hình 2.5, bảng 2.4).
Kết quả quan trắc cho thấy hiện trạng môi trường nước trên sông Bắc Hưng Hải cho thấy chỉ số TSS diễn ra phổ biến nhưng mức độ ô nhiễm thấp, ở cả 12 điểm quan trắc hàm lượng TSS chỉ vượt QCCP mức A2 từ 1,2 đến 2 lần [18], nguyên nhân chủ yếu do các sông đều có tốc độ dòng chảy nhỏ, thường xuyên tiếp nhận nguồn thải từ thượng và trung lưu dồn về, mặt khác trên địa bàn tỉnh lại thường xuyên tiếp nhận nước thải từ các kênh thoát nước thải từ các khu công nghiệp như Phúc Điền, Tân Trường, Đại An và các cụm công
nghiệp thuộc huyện Cẩm Giàng, thành phố Hải Dương, huyện Gia Lộc, Tứ Kì, Ninh Giang, Thanh Miện.
Tại nhiều điểm quan trắc, các chỉ số được đánh giá đều có sự dao động trong mức cho phép, tiêu biểu là tại S23, S31, S33 (hình 2.1), nên nước sông có thể xử lí để cấp nước sinh hoạt.
Tuy nhiên, trên hệ thống sông Bắc Hưng Hải, tình trạng ô nhiễm có sự diễn ra cục bộ, biểu hiện rõ nhất là tại sông Sặt chảy qua lãnh thổ thành phố Hải Dương, qua phân tích mẫu nước trong các năm 2011, 2012 và 2013 tại 2 điểm quan trắc S26 và S27 trên sông Sặt tại thành phố Hải Dương (hình 2.1) cho thấy các chỉ số NH4+-N, NO2--N, PO43--P, COD, BOD đều vượt QCCP nhiều lần (hình 2.4, hình 2.5, bảng 2.4) 0 0.04 0.08 0.12 0.16 0.2 0.24 0.28 0.32 0.36 0.4 0.44 0.48 0.52 0.56 0.6 Sđ23 Sđ24 Sđ25 Sđ26 Sđ27 Sđ28 Sđ29 Sđ30 Sđ31 Sđ32 Sđ33 Sđ34
Đợt I - 2011 Đợt II - 2011 Đợt III - 2011 Đợt IV - 2011 Đợt I - 2012 Đợt II - 2012 Đợt III - 2012 Đợt IV - 2012 Đợt I - 2013 Đợt II - 2013 Đợt III - 2013 Đợt IV - 2013 QCCP
Hình 2.4. Biểu đồ nồng độ NO2--N tại các điểm quan trắc thuộc hệ thống sông Bắc Hưng Hải các năm 2011, 2012 và 2013
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Sđ23 Sđ24 Sđ25 Sđ26 Sđ27 Sđ28 Sđ29 Sđ30 Sđ31 Sđ32 Sđ33 Sđ34
Đợt I - 2011 Đợt II - 2011 Đợt III - 2011 Đợt IV - 2011 Đợt I - 2012 Đợt II - 2012 Đợt III - 2012 Đợt IV - 2012 Đợt I - 2013 Đợt II - 2013 Đợt III - 2013 Đợt IV - 2013 QCCP
Hình 2.5. Biểu đồ nồng độ NH4+-N tại các điểm quan trắc thuộc hệ thống sông Bắc Hưng Hải các năm 2011, 2012 và 2013
Qua phân tích các mẫu nước cho thấy nước sông Sặt chảy qua lãnh thổ thành phố Hải Dương bị ô nhiễm nặng nhất bởi nồng độ nitrit và amoni. Ngoài ra, qua tham khảo ý kiến của người dân số ven sông còn cho biết thêm: mức độ ô nhiễm sẽ gay gắt hơn vào những ngày nước sông cạn, đôi lúc nước còn chuyển màu và bốc mùi lạ rất khó chịu.
Bảng 2.4. Kết quả quan trắc một số chỉ số tại sông Sặt, thành phố Hải Dương qua các năm (đơn vị: mg/l)
Kết quả đo cao nhất Điểm Quan trắc Năm Tiến hành NH4 + -N NO2 — N PO4 3- -P COD BOD 2011 3,9 0,35 0,35 26 13 2012 3,7 0,14 0,22 35 16 S26 2013 2,8 0,13 0,38 22 10 2011 2,5 0,19 0,2 8 3 S27 2012 2,0 0,36 0,1 18 10
2013 4,4 0,57 0,13 43 22
QCCP mức A2 0,2 0,02 0,2 15 6
Vượt (lần) 10 –
220
6,5 - 28,5 1 - 1,9 1 - 3 1 - 3,7
(Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường Hải Dương, 2013)
Dòng sông Sặt chảy qua địa bàn thành phố Hải Dương còn có hiện tượng người dân xây dựng lấn dòng và xả thải trực tiếp nước thải sinh hoạt xuống sông, kết hợp với nước thải của một số cụm công nghiệp, một số nhà hàng ăn uống lớn đã làm nước sông bị ô nhiễm nặng [13]
Thuộc hệ thống sông Bắc Hưng Hải, sông Cẩm Giàng, huyện Cẩm Giàng cũng có mức độ ô nhiễm khá rõ, qua phân tích kết quả quan trắc tại hai điểm S23, S24 trên sông Cẩm Giàng các chỉ số COD và BOD đều vượt QCCP (bảng 2.5)
Bảng 2.5. Kết quả quan trắc một số chỉ số tại sông Cẩm Giàng, huyện Cẩm Giàng qua một số năm (đơn vị: mg/l)
Kết quả đo cao nhất Điểm
quan trắc
Năm
tiến hành COD BOD
2011 36 18 2012 32 15 S23 2013 34 16 2011 23 13 2012 32 14 S24 2013 26 12 QCCP mức A2 15 6 Vượt (lần) 1,7 - 2,4 2,0 – 3,0
Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu tại sông Cẩm Giàng là do nước thải của các khu công nghiệp như Phúc Điền, Tân Trường và các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.
Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu tại sông Cẩm Giàng là do nước thải của các khu công nghiệp như Phúc Điền, Tân Trường và các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.
Mức độ ô nhiễm trên hệ thống sông còn tăng đột biến tại điểm S33 và S34 tại sông Cầu Xe và sông Tứ Kì của huyện Tứ Kì, các chỉ số BOD và COD tăng đột biến vào năm 2011, chỉ số COD vượt QCCP 2,7 lần, BOD vượt QCCP 5,0 lần (bảng 2.6).
Bảng 2.6. Kết quả quan trắc một số chỉ số tại sông Cầu Xe (S33) và sông Tứ Kì (S34) huyện Tứ Kì qua một số năm (đơn vị: mg/l)
Kết quả đo cao nhất Điểm
quan trắc
Năm
tiến hành COD BOD
2011 22 12 2012 17 8 S33 2013 19 9 2011 40 29 2012 20 9 S34 2013 16 8 QCCP mức A2 15 6 Vượt (lần) 1,0 – 2,7 1,1 – 5,0
(Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường Hải Dương, 2013)
Với sự xuất hiện nhiều cụm công nghiệp mới trong những năm qua, tiêu biểu như cụm công nghiệp Cầu Xe, kết hợp với các hoạt động tiểu thủ công nghiệp như nghề thêu ren Xuân Nẻo, hoạt động nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi đã xả thải với một lượng ngày càng lớn, là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước sông Cầu Xe và sông Tứ Kì [18]. Đặc biệt vào năm 2012, phản
ứng của người dân sống ven sông Cầu Xe rất gay gắt trước hiện trạng cá trên sông Cầu Xe chết nổi hàng loạt, nước sông đổi màu có lúc đen, có lúc xanh lục, bốc mùi hôi tanh trên diện rộng, cho đến nay cụm công nghiệp Cầu Xe đã quan tâm hơn đến việc xử lí nước thải, nhưng vào những mưa lớn người dân khu vực này vẫn phải sống chung với ô nhiễm nước do nước mưa làm lan tỏa nguồn ô nhiễm.
Với sự xuất hiện nhiều cụm công nghiệp mới trong những năm qua, tiêu biểu như cụm công nghiệp Cầu Xe, kết hợp với các hoạt động tiểu thủ công nghiệp như nghề thêu ren Xuân Nẻo, hoạt động nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi đã xả thải với một lượng ngày càng lớn, là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước sông Cầu Xe và sông Tứ Kì [18]. Đặc biệt vào giữa năm 2014, phản ứng của người dân sống ven sông Cầu Xe rất gay gắt trước hiện trạng cá trên sông Cầu Xe chết nổi hàng loạt, nước sông đổi màu có lúc đen, có lúc xanh lục, bốc mùi hôi tanh trên diện rộng, cho đến nay cụm công nghiệp Cầu Xe đã quan tâm hơn đến việc xử lí nước thải, nhưng vào những mưa lớn người dân khu vực này vẫn phải sống chung với ô nhiễm nước do nước mưa làm lan tỏa nguồn ô nhiễm.
Như vậy, trên các hệ thống sông Bắc Hưng Hải, tình trạng ô nhiễm nước mặt diễn ra tiêu biểu nhất tại các địa bàn thành phố Hải Dương, một số khu vực của huyện Cẩm Giàng, Tứ Kì và Thanh Hà, nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là nước thải của hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề và sinh hoạt. Trên các sông khác thuộc huyện Kim Thành, Thanh Miện, Ninh Giang và nhiều nhánh sông nhỏ trong hệ thống sông thì các chỉ số đều trong giới hạn cho phép và dao động không đáng kể.