8. Cấu trúc của luận văn
2.3.5. Thực trạng môi trường nước khu nuôi trồng thủy sản tập trung
Qua nghiên cứu kết quả quan trắc tại 18 điểm kí hiệu từ Nts1 đến Nts18 cho thấy chất lượng môi trường nước ở khu vực nuôi trông thủy sản tập trung có sự dao động theo thời gian và khác nhau ở từng khu vực. Khu vực Nts7,8, Nts13,14, Nts15,16, Nts17,18 hầu hết các chỉ số đều trong giới hạn cho phép.
Tuy nhiên, một số chỉ số có như nồng độ pH ở cả 18 điểm đều vượt QCCP từ 2 đến 3 lần, hàm lượng DO đều không đạt QCCP, hàm lượng Coliform cao đột biến tại N1 thuộc xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện vượt QCCP 1,5 lần (hàm lượng QCCP của chỉ số Coliform là 3000). Hàm lượng TSS cao đột biến tại N15 thuộc xã Tam Kì – Đại Đức, huyện Kim Thành, vượt QCCP 8,2 lần và N8 vượt QCCP 6 lần, (QCCP của chỉ số TSS là 30mg/l). Nồng độ NH4
+
-N cao đột biến tại N3, kết quả đo cao nhất vượt QCCP 37 lần, và N6 với kết quả đo cao nhất vượt QCCP 22 lần (QCCP của chỉ số NH4
+
-N là 0,2 mg/l ). Nồng độ PO43—P cao đột biến tại N11 và N12 vượt QCCP từ 6 đến 10 lần (QCCP của chỉ số PO43—P là 0,2 mg/l ).
Mức độ ô nhiễm cao và thường xuyên tại N1,2 (Thanh Miện), N3,4 (Ninh Giang), N5,6 (Tứ Kì), N9,10 (Bình Giang), N11,12 (Cẩm Giàng) với các chỉ số ô nhiễm là COD, BOD và NO2
—
N diễn đồng thời và đều vượt QCCP trên 5 lần. Tiêu biểu như tại N9 và N10 (bảng 2.11)
Bảng 2.11. Kết quả quan trắc một số chỉ số tại xã Hùng Thắng, Bình Giang qua các năm (đơn vị: mg/l)
Kết quả đo cao nhất Điểm
quan trắc
Năm
tiến hành COD BOD NO2—N
2011 62 30 0,14 2012 50 27 0,15 N9 2013 80 42 0,12 2011 42 20 0,12 2012 61 32 0,11 N10
QCCP mức A2 15 6 0,02
Vượt (lần) 2,8 – 5,3 3,5 – 5,2 4,0 – 7,5
Như vậy các khu nuôi trồng thủy sản có sự ô nhiễm nguồn nước cao là ở các huyện Thanh Miện, Bình Giang, Gia Lộc và Ninh Giang. Nguyên nhân gây ô nhiễm do nước thải nuôi trồng thủy sản không được xử lý mà đổ thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận xung quanh, hòa vào nước ao, hồ, sông ngòi gây ô nhiễm nguồn nước mặt [14].
Tiểu kết chương 2
Qua nghiên cứu hiện trạng môi trường nước trên địa bàn tỉnh các năm 2011, 2012 và 2013 tại môi trường nước sông, môi trường nước kênh mương nội đồng, môi trường nguồn nước tiếp nhận nước thải của khu cụm công nghiệp tập trung, môi trường nước ao hồ, môi trường nước khu nuôi trồng thủy sản tập trung. Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng môi trường nước mặt của tỉnh đã và đang bị ô nhiễm. Riêng khu vực các xã miền núi của hai huyện Chí Linh, Kinh Môn nguồn nước mặt còn sạch, nhất là các nguồn nước suối, có thể sử dụng tốt cho sản xuất và đời sống.
Căn cứ vào QCCP mức A2 cho thấy thực trạng môi trường nước mặt tỉnh Hải Dương không còn thật thuận lợi cho cấp nước sinh hoạt. Trong tương lai, áp lực của dân số đông và tăng cùng với sự tăng nhanh của quá trình công nghiệp hóa thì trong thời gian tới mức độ ô nhiễm môi trường nước sẽ diễn biến phức tạp hơn. Nếu đối chiếu với QCCP mức A1 (sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt) thì mức độ ô nhiễm còn cao hơn nữa, do vậy cần tiếp tục nghiên cứu, phân tích để đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân từ đó có giải pháp phù hợp để phòng và chống ô nhiễm nước mặt trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sự phát triển kinh tế mà lợi ích môi trường vẫn được đảm bảo.
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẶT TỈNH HẢI DƯƠNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC