8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước mặt ở tỉnh Hải Dương
3.3.1. Chất thải công nghiệp
Chất thải nguy hại trong công nghiệp: Tính đến hết năm 2013, Chi cục Bảo vệ môi trường đã thẩm định hồ sơ và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho 379 cơ sở, với tổng lượng chất thải nguy hại đăng ký phát sinh khoảng 11.000 tấn/năm. Phần lớn chất thải nguy hại được các doanh nghiệp ký kết với các đơn vị chuyên về xử lý môi trường vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định và thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại về Sở Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 05 cơ sở được cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại bao bao gồm: Công ty TNHH sản xuất, dịch vụ, thương mại Môi trường xanh; Công ty phát triển tài nguyên Công nghệ mới - DRET; Công ty CP môi trường Tình Thương; Công ty CP môi trường An Sinh; Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công.
Tuy nhiên nhiều cơ sở thực hiện chuyển giao chất thải nguy hại chưa đúng quy định như ký hợp đồng, để tiết kiệm chi phí xử lí, nhiều cơ sở còn thải trực tiếp các chất thải nguy hại ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm nặng nề. Trên địa bàn tỉnh, môi trường nước bị ô nhiễm nặng nề nhất chính là các mương thoát nước tiếp nhận nguồn nước thải từ 40 cụm công nghiệp.
3.3.2. Chất thải của các làng nghề truyền thống
Trên địa bàn tỉnh có 61 làng nghề, ngoài ra còn nhiều làng nghề khác chưa được cấp giấy chứng nhân, nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân tại các làng nghề còn hạn chế, giá thành đầu tư cho xử lí môi trường cao và vượt khả năng đầu tư nên tình trạng ô nhiễm môi trường đang gia tăng và trở thành vấn đề bức xúc. Ước tính mỗi ngày các làng nghề thải ra khoảng 42 tấn chất thải. Phần lớn nước thải, chất thải rắn, lỏng và chất thải thải nguy hại không
được thu gom, xử lí theo đúng quy định gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
3.3.3. Hóa chất nông nghiệp
Trong những năm qua, sẩn xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương phát triển mạnh. Cơ cấu cây trồng vật nuôi ngày càng đa dạng, phong phú, diện tích đất được sử dụng có hiệu quả, năng suất sản lượng cây trồng và vật nuôi tăng lên rõ rệt, diện tích mặt nước được quy hoạch để nuôi trồng thủy sản tập trung ngày càng tăng, thức ăn công nghiệp được sử dụng vào nuôi trồng thủy sản ngày càng phổ biến. Có được những tiến bộ khoa học áp dụng vào sản xuất, đồng nghĩa với việc sử dụng hóa chất vào nông nghiệp ngày càng nhiều. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất, đóng gói hóa chất nông nghiệp cùng mạng cửa hàng cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt trừ sâu bệnh các loại rộng khắp.
Hàng năm, nông dân Hải Dương đã sử dụng 150 tấn thuốc bảo vệ thực vật (trong đó: 75 tấn thuốc trừ sâu, 45 tấn thuốc trừ bệnh, 15 tấn thuốc trừ cỏ, 15 tấn thuốc diệt chuột, diệt ốc và một số loại khác). Lượng bao bì sau khi sử dụng người thường bỏ lại trên ruộng, mương khoảng 40 tấn/năm.
Với khoảng 80% dân số sinh sống ở nông thôn. Ô nhiễm môi trường nông thôn đang hết sức bức xúc và là một trong các vấn đề môi trường cấp bách của tỉnh. Việc sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp đã và đang làm suy thoái đất canh tác, ô nhiễm nguồn các nước và suy giảm đa dạng sinh học làm mất cân bằng sinh thái.
3.3.4. Chất thải sinh hoạt
Kết quả điều tra hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương năm 2013 cho thấy số lượng rác của mỗi hộ gia đình dao động trong khoảng 2,01 - 2,15 Kg/ngày (tương đương với khoảng 0,50 - 0,54 Kg/người/ngày). Trong đó, các hộ tại các khu vực đô thị có số lượng cao hơn các hộ tại các khu vực nông thôn. Về thành
dao động trong khoảng 18,97 - 78,26%, tiếp đến là các thành phần plastic, giấy, cao su, vải, thủy tinh, sành sứ, kim loại, vỏ ốc, xương; cành cây, gỗ, lá cây cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể; bên cạnh đó còn có các loại chất trơ như đất, cát. Ngoài ra nhiều khu vực còn có các loại chất thải khác và chất thải nguy hại.
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Đối với khu vực đô thị: tỷ lệ thu gom đạt 65 - 75% ở khu vực thị trấn và 85% ở TP Hải Dương. Đối với khu vực nông thôn: tỷ lệ thu gom đạt khoảng 50 - 70% đối với khu vực các xã có đơn vị thu gom và có bãi rác tập trung, còn lại người dân tự xử lý bằng cách đốt, vứt ra các kênh mương các khu đất trống xung quanh nhà ở. Số lượng rác đổ tùy tiện còn lớn, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng làm ô nhiễm môi trường đất và nước. Thực tế kể cả lượng rác thải đã được thu gom được đưa vào bãi hiện nay chưa được phân loại xử lí mà chỉ phân hủy theo phương pháp chôn lấp tự nhiên nên thời gian phân hủy chậm, khả năng gây ô nhiễm lớn. Hiện tại hầu hết các bãi rác được UBND các thị trấn quản lý trực tiếp và giao cho các Công ty vệ sinh môi trường hoặc Tổ vệ sinh môi trường của địa phương trực tiếp vận hành. Hình thức xử lý rác thải hiện tại: Rác được thu gom về đổ trực tiếp vào ô chôn lấp, có đốt để giảm thiểu thể tích, nước rỉ rác chứa trong ô chôn lấp một phần rò rỉ tự thấm, một phần chảy tràn ra xung quanh khi trời mưa. Và cũng do nước rỉ rác chứa ở dưới đáy, rác thải nổi bên trên nên hầu hết các bãi rác có lượng rác chứa không nhiều nhưng rác đổ lên đã đầy. Tình trạng nước rỉ rác chảy ra khu vực xung quanh, khí thải đốt rác tại một số bãi rác đã gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất của nhân dân như ở bãi rác thị trấn Lai Cách, Ninh Giang, Kim Thành,...
Một thực trạng nữa không thể không nói đến đó là các cơ sở giết gia súc nằm rải rác trong địa bàn dân cư có ảnh hưởng tới chất lượng nước. Hầu hết các cơ sở giết mổ chưa nằm trên quy hoạch và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Các cơ sở này chưa có hệ thống xử lý nước thải theo quy định hiện hành, đặc biệt là nước thải.
3.3.5. Chất thải bệnh viện
Rác thải y tế: Lượng rác thải y tế phát sinh bình quân/giường bệnh/24 giờ khoảng 0,8 kg thì lượng rác thải y tế hàng ngày khoảng 4 tấn, trong đó khoảng 20% số này là rác thải y tế nguy hại.
Nước thải y tế: Trung bình lượng nước thải y tế thải ra khoảng 0,8 m3/giường bệnh/24 giờ thì nước thải y tế trong ngày thải ra khoảng 4.000 m3.
Việc xử lý rác thải y tế: Chất thải rắn y tế được phân loại, thu gom và xử lý bằng lò đốt chuyên dùng do ngành y tế trang bị, lắp đặt trong khuôn viên của mỗi Bệnh viện (đã có 19/22 bệnh viện được trang bị lò đốt chất thải rắn y tế đồng bộ - lò Chuwastar của Nhật Bản). Giai đoạn đầu đã phát huy được hiệu quả trong công tác xử lý chất thải y tế. Tuy nhiên, đến nay một số lò đốt đã xuống cấp, hiệu quả xử lý không cao, xử lý không triệt để, việc trang bị đồng loạt lò đốt rác Chuwastar cho các bệnh viện có thể chưa phù hợp, đặc biệt với những bệnh viện lượng phát sinh chất thải ít lại nằm gần dân cư, một số bệnh viện đã thuê đơn vị có chức năng xử lý,…
Việc xử lý nước thải y tế: Lượng nước thải phát sinh tại các Bệnh viện ngày càng tăng, công tác thu gom, xử lý nước thải tại các bệnh viện được ngành y tế quan tâm, đã đầu tư hệ thống thu gom, xử lý theo công nghệ JOHKASO của Nhật nhìn chung đã phát huy được hiệu quả của hệ thống xử lý. Đến nay phần lớn các bệnh viện được kiểm tra đã trang bị đồng bộ hệ thống thu gom xử lý nước thải, cụ thể trong tổng số 22 Bệnh viện được kiểm tra có 19/22 Bệnh viện đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện nhìn chung đã phát huy được hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả xử lý.
Tuy nhiên, một số hệ thống xử lý nước thải được đầu tư tại các Bệnh viện chưa được bàn giao, nghiệm thu, vận hành hệ thống chưa đảm bảo quy trình hướng dẫn, thiếu kinh phí, vận hành không liên tục, nước thải tại một số trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã chỉ được khử
3.4. Một số giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững môi trường nước mặt tỉnh Hải Dương
Nguồn nước tự nhiên của tỉnh Hải Dương phong phú, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm, nhưng hiện nay Hải Dương mới sử dụng chủ yếu là nguồn nước mặt để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các ngành kinh tế và sinh hoạt.
Theo số liệu thống kê, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hằng năm của người dân Hải Dương là 50 – 70 triệu m3/năm, khả năng cung cấp nước của tỉnh là rất tốt, ngay cả vào mùa khô khi lượng nước chỉ chiếm 25 – 30% tổng lượng nước cả năm thì vẫn đủ cho nhu cầu sử dụng. Nguồn nước ở Hải Dương đều là dòng chảy thường xuyên (cả nước mặt và nước ngầm) nên việc cung cấp nước lại càng trở nên thuận tiện. Nhưng trên thực tế, hiện trạng thiếu nước sạch cho sinh hoạt vẫn diễn ra trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng nông thôn.
Thực tế tồn tại mối tương quan không đồng nhất, nơi có nhiều nước tự nhiên thì chất lượng không đảm bảo cho sử dụng do ô nhiễm, còn nơi có chất lượng nước tốt thì nguồn nước lại ít. Đặc biệt là những vùng nông thôn nơi mới xuất hiện các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, nơi phát triển làng nghề… nguồn nước mặt trong khu vực không thể sử dụng cung cấp cho sinh hoạt do ô nhiễm. Điển hình như khu vực thành phố Hải Dương, huyện Cẩm Giàng, Tứ Kì…
3.4.1. Sự cần thiết phải bảo vệ và kiểm soát nguồn nước mặt
Tổ chức Y tế thế giới (WTO) đã tiến hành nghiên cứu cơ cấu bệnh tật ở khu vực châu Á và đi đến nhận xét: Tại một số quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á có tới 60% bệnh nhiễm trùng và 40% dẫn tới tử vong là do dùng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh. Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) lại cảnh báo rằng: hằng năm tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết và 5 triệu trẻ em bị tàn tật do dùng nước bị ô nhiễm [17]
Thật vậy, sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn có thể liên quan đến những nhóm bệnh cơ bản sau:
- Hỏng men răng và chảy máu men răng do hàm lượng flo quá cao - Các bệnh đường tiêu hóa: thương hàn, kiết lỵ…
- Các bệnh siêu vi trùng như bại liệt và viêm gan B. - Các bệnh ký sinh trùng, giun sán.
- Các bệnh lây truyền do các côn trùng có liên quan tới nước như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não.
- Các bệnh ngoài da như đau mắt hột hay một số bệnh phụ khoa khác. Như vậy nước sinh hoạt có tầm quan trọng vô cùng trong đời sống của con người. Chính vì vậy, vai trò, tầm quan trọng của nước sạch đã được nêu rõ trong Chiến lược quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong giai đoạn 2000 – 2020. Trong thực tế, các nguồn nước tự nhiên luôn chứa một lượng chất hòa tan và có mức độ ô nhiễm nhất định, nên các nguồn nước được xem là sạch khi các chất có trong nước và số lượng vi khuẩn thấp hơn giới hạn cho phép thì mới đáp ứng được các tiêu chuẩn nước sạch. Hiện nay, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các nguồn nước mặt, nước ngầm trở nên khan hiếm, cạn kiệt. Hơn nữa nước dùng cho sinh hoạt còn bị ô nhiễm nặng nề do rất nhiều do các nguyên nhân kinh tế, xã hội.
Ước tính mức dùng nước trung bình vào khoảng 45 - 50l/ngày/người, tất cả các nguồn nước mặt đều đã được khai thác và sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Theo kết quả điều tra, chất lượng nước sử dụng đạt giá trị trung bình chiếm đa số, các mẫu nước đạt chất lượng tốt còn rất ít và còn nhiều mẫu điều tra đánh giá chất lượng nước thuộc loại kém có màu, mùi, vị không đạt tiêu chuẩn. Là một tỉnh đồng bằng, do địa hình thấp, bằng phẳng, vẫn có một số địa phương trên địa bàn nông thôn lại thuộc vùng xa, nơi trình độ dân trí còn thấp, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ còn hạn chế thì thói quen sử dụng nước
sông, ao hồ không qua xử lý, khai thác nước giếng khoan lọc đơn giản … vẫn chưa thể xóa bỏ được trong sinh hoạt của người dân nơi đây.
Với những vấn đề cấp bách nêu trên, nếu không kịp thời đưa ra những biện pháp bảo vệ và định hướng phát triển thì theo dự báo của các chuyên gia Cục quản lý tài nguyên nước, trong những năm tới thì nguy cơ ô nhiễm và khan hiếm nước sạch ở tỉnh Hải Dương sẽ trầm trọng hơn bao giờ hết.
3.4.2. Giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nước mặt tỉnh Hải Dương Dương
Hải Dương có nguồn cung cấp nước khá phong phú, dồi dào nhưng không phải vô tận. Cùng với sự phát triển sâu rộng của nền kinh tế trên khắp địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực đô thị thì vấn đề ô nhiễm nước mặt ngày càng nghiêm trọng. Và hậu quả tất yếu là nguồn nước sạch sử dụng được ngày càng giảm sút, thậm chí khan hiếm. Hơn nữa, do lượng nước mưa phân bố không đều trong năm, gây lũ lụt về mùa mưa, hạn hán về mùa khô nên có ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt người dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy khai thác và sử dụng nước mặt cần phải hợp lý.
Bảo vệ nguồn nước mặt khỏi ô nhiễm được hiểu là các biện pháp đảm bảo trạng thái bình thường của đối tượng nước (tương ứng với pháp chế nước đang tồn tại) trong điều kiện chất chỉ thị sử dụng nước. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững nguồn nước mặt Hải Dương cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
3.4.2.1. Các giải pháp lâu dài
- Giải pháp chính sách pháp luật
Xây dựng hệ thống các quy định bảo vệ nguồn nước một cách đầy đủ và chi tiết, nhất là đối với nước thải công nghiệp. Xây dựng hoàn thiện và đồng bộ hệ thống mạng lưới Theo dõi – Giám sát chất lượng nước sinh hoạt nông thôn, nêu rõ nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành trong hệ thống đó, tránh chồng chéo, trùng lặp chức năng cũng như nhiệm vụ từng cấp. Trung tâm nước cần nghiên
cứu hình thành bộ máy tổ chức quản lý tài nguyên nước, nước sinh hoạt nông thôn mang tính thống nhất và liên ngành.
Xây dựng chính sách pháp luật, văn bản pháp luật, các quy trình kỹ thuật về sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn nước. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho quản lý và bảo vệ nguồn nước nói chung, nước sinh hoạt nói riêng.
- Giáo dục - truyền thông
Sử dụng các phương tiện thông tin hiện có, chú trọng tới việc xây dựng các hình thức truyền thông và tài liệu truyền thông có hiệu quả trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí Trung ương và địa phương. Đặc biệt cần có những biện pháp xây dựng các chương trình truyền thông cho đồng bào dân