Nhận định chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh hải dương (Trang 84 - 87)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nhận định chung

Qua phân tích thực trạng môi trường nước mặt tỉnh Hải Dương cho thấy mặc dù tỉnh Hải Dương có nguồn nước mặt dồi dào nhưng chất nước nguồn nước đang bị suy giảm mạnh, mức độ suy giảm và mức độ ô nhiễm có sự phân hóa theo cả không gian.

Thành phố Hải Dương có mức độ ô nhiễm cao nhất, với 02 điểm quan trắc trên sông Sặt là S26, S27 (hình 2.1), 01 điểm quan trắc trên kênh Tứ Thông (hình 2.2), 03 điểm quan trắc C6, C21, C23 (hình 2.3) tại nơi tiếp nhận thải của các cụm, khu công nghiệp, 09 điểm quan trắc tại các hồ, hào thành từ H1 đến H8 (hình 2.4), hầu hết các chỉ số quan trắc đều vượt QCCP mức A2 rất nhiều lần, không còn thuận lợi cho việc cấp nước sinh hoạt cho người dân thành phố, nhiều nguồn tiếp nhận thải nước còn đổi màu, bốc mùi hôi tanh làm ảnh hưởng đến môi trường nước dưới đất, môi trường không khí, làm mất mĩ quan đô thị.

Là thành thố trung tâm của tỉnh, thành phố Hải Dương là khu vực có mật độ dân số cao nhất tỉnh, kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ nhất, đã và đang thu hút ngày càng lớn nguồn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Sự gia tăng các hoạt động kinh tế và sự tập trung đông đúc của dân cư, lao động là nguyên nhân chính làm tăng áp lực với nguồn nước mặt của thành phố.

Chỉ sau thành phố Hải Dương, huyện Cẩm Giàng có mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt cao thứ 2.

Ở huyện Cẩm Giàng, phân tích đánh giá kết quả quan trắc tại các điểm S23, S24, C1, C2, C3, C4, C24, C25, C26, Km7, Km8, Km9, Km10, Km11, Km12, A24, N11 và N12 cho thấy chất lượng nguồn nước mặt đã và đang bị suy giảm mạnh, vượt QCCP nhiều lần.

Là một huyện nằm trên tuyến đường cao tốc số 5, Cẩm Giàng có quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ và thu hút hàng ngàn lao động từ các nơi khác đến, cùng với những lợi thế về đất và nguồn nước, hoạt động nông nghiệp của huyện phát triển mạnh theo hướng hàng hóa... sự phát triển kinh tế và sự tập trung đông dân cư là những nguyên nhân chủ yếu gây áp lực cho nguồn nước mặt của huyện. Xét theo QCCP mức A2 của BTNMT thì nước mặt tại huyện không còn thuận lợi cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Tại 3 huyện Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kì cớ mức ộ đô nhiễm nguồn nước mặt khá cao. Căn cứ vào kết quả quan trắc, huyện Bình Giang gồm các điểm S25, C26, C28, A26, huyện Gia Lộc gồm các điểm S28, Km13, Km14, Km15, Km16, C3, C29, C30, A20, huyện Tứ Kì gồm các điểm S19, S20, S33, S34, C31, C32, C33, A18, phân tích và tổng hợp kết quả cho thấy tại 3 huyện này nguồn nước mặt cũng đã và đang tiếp tục bị ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu do nước thải của các cụm công nghiệp, các làng nghề, khu nuôi trồng thủy sản tập trung và rác thải sinh hoạt. Mặc dù lượng xả thải không nhiều bằng thành phố Hải Dương và huyện Cẩm Giàng nhưng tại 3 huyện này việc xử lí thải còn thủ công, chưa triệt để, nhiều cụm công nghiệp khi được đưa về vùng nông thôn của 3 huyện này đã coi nhẹ việc xử lí chất thải, nước thải. Nước thải của các cụm công nghiệp, các làng nghề thường xả trực tiếp ra các kênh sông, rác thải sinh hoạt mới được thu gom chứ chưa có công nghệ xử lí, mặt khác do ảnh hưởng của địa hình thấp làm tăng khả năng ứ đọng chất thải... làm ô nhiễm nguồn nước nặng nề. Nếu nguồn nước mặt được sử dụng vào mục đích cấp nước sinh hoạt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân.

Là những huyện mà kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, trong quá trình công nghiệp nông thôn của tỉnh, tại huyện Ninh Giang, Thanh miện và Thanh Hà diễn ra chậm nhất do sự thiếu đồng bộ của cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông vận tải còn yếu. Những năm gần đây kinh tế của 3 huyện tăng trưởng khá hơn, các cây cầu đường bộ và các tuyến đường giao

thông được mở rộng, một số cụm công nghiệp đã xuất hiện, các hoạt động nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, mức sống của người dân gần tăng, cũng là lúc vấn đề môi trường, nhất là môi trường nước mặt cần được quan tâm đúng mức. Qua tổng hợp kết quả quan trắc các điểm S21, S22, S31, S32, Km19, Km20, Km21, C34, A21, A22 tại huyện Ninh Giang, S29, S30, Km17, Km18, H14, A23 tại Thanh Miện, S16, S17, S18 tại Thanh Hà cho thấy chất lượng nước mặt đã bị ô nhiễm cục bộ tại nhiều điểm xả thải và mức độ lây nhiễm tăng dần. Đối với nguồn nước mặt tại 3 huyện này, nếu sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt thì cần áp dụng quy trình xử lí nghiêm ngặt để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Qua tổng hợp kết quả quan trắc tại các điểm S15, Km6, C5, C20, C22 tại Nam Sách, S11, S12, Km5, A17, C8, C16, C17, C18, C19, N15, N16 tại Kim Thành cho thấy chất lượng môi trường nước mặt tại các huyện này cũng đã bị ô nhiễm cục bộ, nguyên nhân chủ yếu do nước thải của các cụm, khu công nghiệp và nước thải các làng nghề. Tuy nhiên tại những huyện này công tác xử lí nước thải cũng đã được quan tâm, đa số các cụm, khu công nghiệp đã cam kết không xả trực tiếp các chất thải nguy hại ra môi trường, nhưng nếu trực tiếp sử dụng nước mặt vào việc cấp nước sinh hoạt cũng cần áp dụng những quy trình xử lí nghiêm ngặt.

Tổng hợp kết quả quan trắc tại S3, S6, S7, Km1, Km2, Km3, C9, C10, C11, C12, H9, H10, H11, H12, H13, N13, N14 thuộc thị xã Chí Linh và S8, S9, S10, Km4, A15, A16, C7, C13, C14, C15, N7, N8 thuộc huyện Kinh Môn cho thấy hầu hết các chỉ số quan trắc đều vượt QCCP, qua đó biểu hiện nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm cục bộ tại nhiều điểm xả thải. Là khu vực có một phần lãnh thổ là đồi núi, tốc độ của dòng chảy mặt tương đối lớn nên hạn chế được sự tích tụ chất thải, nhưng đây là khu vực có kinh tế phát triển mạnh, cường độ xả thải lớn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nước mặt. Do

vậy muồn sử dụng nước mặt vào mục đích cấp nước sinh hoạt cần áp dụng quy trình xử lí phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh hải dương (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)