Hoạt động công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh hải dương (Trang 50 - 52)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.3. Hoạt động công nghiệp

ngành đa dạng. Năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đứng thứ 6 trong 10 tỉnh thành của Đồng bằng sông Hồng (sau Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên). Công nghiệp thế mạnh là khai thác đá, cát, cao lanh, sỏi các loại ở các huyện Chí Linh, Kinh Môn; công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm (xay xát, sản xuất bia, rượu, nước ngọt) phát triển chủ yếu ở thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may, giày, dép da các loại) phát triển mạnh ở thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh, huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Gia Lộc; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (sản xuất xi măng, gạch, ngói) phát triển mạnh ở Kinh Môn, Nam Sách, Chí Linh; công nghiệp chế tạo máy (chế tạo máy bơm, lắp ráp ô tô) phát triển mạnh ở thành phố Hải Dương; công nghiệp điện lực phát triển ở Chí Linh với nhà nhà máy nhiệt điện Phả Lại (1 và 2)…

Về mặt lãnh thổ, hoạt động công nghiệp ở Hải Dương phân bố chủ yếu dọc theo các quốc lộ 5, 37. Năm 2011 trên toàn tỉnh có 24.265 cơ sở sản xuất công nghiệp phân bố nhiều tại thành phố Hải Dương, huyện Bình Giang, Cẩm Giàng, Tứ Kì (riêng 4 địa phương này đã chiếm trên 2000 cơ sở sản xuất công nghiệp). Hoạt động công nghiệp có sự tập trung theo hình thức phổ biến nhất là khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Đến năm 2011, Hải Dương có17 khu công nghiệp với diện tích 3591 ha (đã triển khai quy hoạch xây dựng cho 10 khu), thu hút 118 dự án vào đầu tư sản xuất kinh doanh với tổng số vốn đầu tư là 1673 triệu USD, đã có 75 dự án đi vào hoạt động với số vốn thực hiện đạt 784,1 triệu USD, thu hút 3,2 vạn lao động tham gia. Toàn tỉnh có 40 cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch, trong đó có 28 cụm đã đi vào hoạt động, thu hút 285 dự án đầu tư với số vốn đăng kí đạt trên 6630 tỉ đồng [19]

Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, cùng với việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa của tỉnh, song vấn đề này đã và đang tác động ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường của tỉnh.

Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về.

Các chất thải công nghiệp như khối, bụi…tạo nên mưa axít không những làm thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái. Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt. Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất.

Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp có thành phần khác nhau, phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua... Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD (nhu cầu oxy sinh hóa), TSS (hàm lượng chất rắn lơ lửng)…, vì vậy sự phát triển đa dạng của các hoạt động công nghiệp sẽ làm tăng mức độ nguy hại đến môi trường nước, nhất là nước mặt [16].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh hải dương (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)