CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tác động của biện pháp phi thuế quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 49)

M Government Procurement

P Các biện pháp kiểm soát giá bao gồm thuế và phí bổ sung

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Hiện nay, các biện pháp phi thuế quan đang được áp dụng rộng rãi là các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS), các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và các biện pháp xác định xuất xứ hàng hóa (C/O), các biện pháp này được sử dụng nhằm xác định hàng hóa nào được đối xử ưu đãi theo FTA, áp dụng các rào cản thương mại bổ sung giữa các thành viên FTA, do đó làm suy yếu tiềm năng tạo ra thương mại trong các FTA. Nhiều nghiên cứu như Estevadeordal và Suominen (2003a), Estevadeordal và Suominen (2003b), Ju và Krishna (2005), và Duttagupta và Panagariya (2007) đã kiểm tra các tác động tiêu cực của C/O, SPS, TBT đối với thương mại. Những nghiên cứu này cho thấy C/O, SPS và TPT thường làm phát sinh hai loại chi phí cho doanh nghiệp là chi phí sản xuất - quản lý và chi phí hành chính.

Trong chương này, nghiên cứu cố gắng ước tính sự phát triển hiệu quả thương mại của xuất khẩu Việt Nam kể từ những năm 1999 đến năm 2017 và xác định các yếu tố chính quyết định hiệu quả thương mại nói chung. Cụ thể, nghiên cứu nhấn mạnh vai trị của các NTMs nói chung, xem xét NTMs nào có thể cải thiện hiệu quả thương mại và liệu NTMs có thực sự hoạt động như một rào cản mới ảnh hưởng tới hiệu quả thương mại hay không. Trong bối cảnh hiện nay, hiệu quả thương mại được xác định là tỷ lệ xuất khẩu thực tế của Việt Nam so với khối lượng xuất khẩu tiềm năng tối đa của nó, ước tính bằng mơ hình trọng lực ngẫu nhiên.

Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam với hầu hết các đối tác thương mại của nó thấp hơn nhiều so với mức hiệu quả ước tính, điều này chỉ ra tiềm năng lớn cho Việt Nam để tăng cường xuất khẩu. Để giảm khoảng cách giữa xuất khẩu thực tế và biên giới thương mại, cần phải hạ thấp hoặc thậm chí loại bỏ các rào cản nhân tạo đối với thương mại. Các kết quả thực nghiệm ở đây cho thấy các rào cản phi thuế quan đã gây ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam, từ đó hạn chế hiệu quả tạo ra thương mại, làm suy yếu hiệu quả thương mại.

Một phần của tài liệu Tác động của biện pháp phi thuế quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w