Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thá

Một phần của tài liệu Tác động của biện pháp phi thuế quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 69 - 70)

M Government Procurement

P Các biện pháp kiểm soát giá bao gồm thuế và phí bổ sung

3.2.4. Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thá

để đối

phó và vượt qua các rào cản mơi trường

Hiện nay, do sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng trở nên gay gắt, các yếu tố mơi trường đã và đang có nguy cơ bị lợi dụng để làm các rào cản kỹ thuật trong TMQT. Nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, trong đó có EU đã yêu cầu có nhãn sinh thái đối với hàng nhập khẩu. Trên thế giới, hiện nay đang có 30 chương trình nhãn sinh thái khác nhau đang gây phiền toái và đã thực sự trở thành các rào cản kỹ thuật cho thương mại. Chẳng hạn như nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ, nhãn hiệu lâm nghiệp bền vững, nhãn hiệu ngư nghiệp bền vững, nhãn hiệu sản phẩm dệt. Vì vậy, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đã có sự quan tâm đáng kể đối với các ý tưởng về một hình thức nhãn sinh thái mang tính chất quốc tế. Ban kỹ thuật ISO/TC 207 về quản lý môi trường của ISO đã thiết lập Phân ban kỹ thuật ISO/TC 207/SC3 để xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề này (hiện có 46 nước là thành viên của Phân ban kỹ thuật này, trong đó có Việt Nam). Một số định hướng chính trong việc xây dựng các tiêu chuẩn về nhãn mơi trường đã được xác định với các tiêu chuẩn sau:

- ISO 14020: Nhãn môi trường và sự công bố các nguyên tắc chung (thông qua và ban hành năm 1998)

- ISO/DIS 14021: Nhãn môi trường và sự công bố Nhãn môi trường kiểu II

- Các giải pháp môi trường tự công bố (dự thảo). Giải pháp về môi trường do các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ hoặc bất cứ ai khác đều được lợi mà

52

- ISO/CD 14024: Nhãn môi trường và sự công bố Nhãn môi trường kiểu I - Các nguyên tắc hướng dẫn và quy trình thủ tục (dự thảo). Chương trình thực hành bên thứ ba dựa trên cơ sở đã chuẩn cứ một cách tự nguyện nhằm cấp nhãn mơi trường có u cầu về sự ưu tiên đối với môi trường tổng thể của sản phẩm trong một kiểu loại sản phẩm cụ thể dựa trên chu trình sống của sản phẩm. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ISO 14024 thể hiện nhiều sự hạn chế đối với chương trình nhãn sinh thái vì nó chưa phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển khi phải chi phí lớn và thường xuyên cho việc thử nghiệm và kiểm tra.

Một phần của tài liệu Tác động của biện pháp phi thuế quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w