Mơ tả mơ hình

Một phần của tài liệu Tác động của biện pháp phi thuế quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54 - 57)

M Government Procurement

P Các biện pháp kiểm soát giá bao gồm thuế và phí bổ sung

2.2.2. Mơ tả mơ hình

Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đây tác giả đề xuất mơ hình trọng lực đã cải biến để đánh giá tác động của NTM đến xuất khẩu của Việt Nam. Mơ hình sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm các biến số thơng thường trong mơ hình trọng lực và được bổ sung các biến giả tác động đến xuất khẩu của Việt Nam.

Để đánh giá một cách khách quan về tác động của các biện pháp phi thuế quan lên xuất khẩu của Việt Nam, tác giả tiến hành chạy thực nghiệm 3 mơ hình trọng lực với 3 biến độc lập đại diện cho NTMs lần lượt là CovNTM, FreqNTM và PreNTM. Việc sử dụng ba mơ hình này sẽ đưa ra kết quả về tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu chịu tác động của một hay nhiều biện pháp phi thuế quan, tỷ lệ hàng hóa chịu tác động của một hay nhiều biện pháp phi thuế quan, đồng thời cũng đánh giá được số lượng các biện pháp phi thuế quan ttrung bình áp dụng lên một mặt hàng nhất định.

Mơ hình trọng lực cho xuất khẩu của Việt Nam như sau:

LnExportt = β0 + β1LnGDPit + β2LnGDPVNt + β3LnPOPit + β4LnP0PVNt +

β5LnDi + β6REER it + β7B ord eri + β8wτ O VNt + β9Tar if fit + βι0NTMi + εit (1)

Trong đó:

Ln: logarit tự nhiên

Exportt: Xuất khẩu của Việt Nam năm t

GDPit: Tổng sản phẩm quốc nội của nước đối tác nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

năm t

GDPVNt: Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam năm t

POPit: Dân số nước đối tác nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm t POPVNt: Dân số Việt Nam năm t

Di: Khoảng cách giữa Việt Nam và nước đối tác

Tên biến Kỳ vọng dấu

Nhóm tác giả tham chiếu

Borderi: là một biến giả: B nhận giá trị = 1 nếu Việt Nam và nước đối tác có chung biên giới, nhận giá trị = 0 nếu Việt Nam và nước đối tác khơng có chung biên giới WTOVN: là một biến giả: WTOVN nhận giá trị = 1 trong giai đoạn từ 2007 đến 2017 và nhận giá trị bằng 0 trong gia đoạn 1999-2006

Tariffit: Biện pháp thuế quan nước đối tác áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam năm t

NTMi: Biện pháp phi thuế quan mà nước đối tác áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Đối với mơ hình, GDPVNt và GDPit, POPVNt, POPtt, là biến đại diện cho quy mô thị trường. Theo lý thuyết kinh tế, nền kinh tế có quy mơ càng lớn hay mức thu nhập càng cao thì khối lượng trao đổi hàng hóa sẽ càng lớn. Vì vậy, GDPVNt, GDPit,

POPVNt, POPit được kỳ vọng sẽ có tương quan dương với thương mại.

Khoảng cách Di là một yếu tố cản trở việc trao đổi thương mại nói chung và xuất khẩu của Việt Nam và vì thế được đưa vào mơ hình để đại diện cho chi phí thương mại giữa Việt Nam và các nước đối tác. Trong thương mại hàng hóa, biến khoảng cách thường được kỳ vọng là có tương quan âm tới thương mại. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cho thấy tác động của khoảng cách đến thương mại dịch vụ không rõ ràng do những đặc điểm riêng biệt của dịch vụ so với hàng hóa và các phương thức cung cấp dịch vụ. Do đó hệ số của Di có thể mang dấu âm hoặc dương.

Tỷ giá hối đoái thực hiệu quả giữa đồng Việt Nam và đồng tiền nước đối tác

REERit được kỳ vọng sẽ mang dấu âm hay dương phụ thuộc vào phương thức cung cấp

hàng hóa. Các biến giả cho phép đánh giá liệu một khu vực thương mại tự do làm tăng hay giảm thương mại giữa các nước.

Tariff (Thuế quan) được kỳ vọng mang lại dấu âm bởi lẽ khi thương mại diễn

ra, các biện pháp thuế quan là yếu tố làm cản trở thương mại dẫn tới khối lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ giảm đáng kể so với việc không bị cản trở bởi các biện pháp thuế quan

Biến NTM theo ý kiến của Kee và các cộng sự (2008, 2009) được kỳ vọng

mang dấu âm đối với xuất khẩu. Cùng quan điểm như vậy, tác giả cũng kỳ vọng biến này có tương quan âm đối với xuất khẩu Việt Nam. Ngày nay trên thế giới, xu hướng bảo hộ nền sản xuất trong nước cũng như sức khỏe người tiêu dùng ngày càng phát triển trong khi các nước lại tích cực tham gia các FTA hay các tổ chức thương mại quốc tế, do vậy việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan trở nên tất yếu. Chình vì vậy, điều này có trở thành lý do vì sao mà biến NTM lại được kỳ vọng mang dấu âm.

Ngoài ra báo cáo thương mại quốc tế của WTO cũng đồng quan điểm cho rằng các biện pháp phi thuế quan sẽ có tác động tiêu cực lên hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia.

Tác giả Gourdon (2012) cho rằng các biện pháp phi thuế quan sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các quốc gai đang phát triển do đó sẽ làm hạn chế xuất khẩu của họ.

Cuối cùng Cadot và các cộng sự (2016) cũng khẳng định sự có mặt của các biện pháp phi thuế quan cũng đưa tới các kết quả bất lợi cho sự phát triển về mặt xuất khẩu của một quốc gia.

Tóm lại, có thể tóm tắt kỳ vọng dấu của các biến như sau:

GDPVN + Tinbergen (1962), Poyhonen (1963), Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Hương Trà (2017 )

GDP + Kee và các cộng sự (2008, 2009)

POPVNt + Tinbergen (1962), Linnemann (1966), Robert (1994), Onaran (2008), Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Hương Trà ( 2017 )

POP + Kee và các cộng sự (2008, 2009)

D - Tinbergen (1962) và Linnemann (1966)

NTMs - Kee và các cộng sự (2008, 2009), Gourdon (2012), UNCTAD, G. (2013), Denise Penello Rial (2014), Cadot và các cộng sự (2016)

Border1 + Robert (1994), Onaran (2008), Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Hương Trà ( 2017 )

WTOVN + Onaran (2008)

REER +/- Gourdon (2012)

Tariff - Kee và các cộng sự (2008, 2009), UNCTAD, G. (2013), Gourdon (2012), Denise Penello Rial (2014), Cadot và các cộng sự (2016)

Một phần của tài liệu Tác động của biện pháp phi thuế quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w