Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tại thĩ xã phổ yên, tỉnh thái nguyên và kiểm soát ô nhiễm bằng cỏ vetiver (vetiveria zizanioides l )​ (Trang 39 - 41)

Do hiệu quả cao, đơn giản, kinh tế nên hệ thống cỏ Vetiver (Vetiver System – VS) đã được ứng dụng tại hơn 100 nước trên thế giới. Cỏ Vetiver lần đầu tiên được dùng để xử lý nguồn chất thải từ các nhà vệ sinh ở Australiavào năm 1996 với kết quả cứ trồng 100 khóm cỏ Vetiver/50m2 đủ để tiêu giải hết lượng nước thải từ một khu vệ sinh ở một công viên. Ở Australia và Trung Quốc đã công bố két quả thực nghiệm trồng 3,5 ha cỏ Vetiver có thể xử lý 4 triệu lít mỗi tháng trong mùa hè và 2 triệu lít mỗi tháng trong mùa đông. Australia đã xử lý rất hiệu quả khối lượng lớn nước thải công nghiệp bằng cỏ Vetiver tới 1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một nhà máy chế biến lương thực và 1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một lò mổ sản xuất thịt bò [39].

Năm 1998, tỉnh Quảng Đông có tới 1600 trại nuôi lợn, trong đó hơn 130 trại sản xuất hơn 10.000 con lợn thịt mỗi năm. Mỗi trại lợn này xả ra 100-150 tấn nước thải mỗi ngày, kể cả phân lợn tập trung từ các lò mổ, chứa rất nhiều dưỡng chất.Người ta đã tiến hành thử nghiệm cỏ vetiver cùng với 11 giống cỏ khác để xem giống nào thích hợp nhất cho vùng đất ngập nước.Kết quả cho thấy, những giống cỏ có hiệu quả nhất là Vetiver, Cyperus alternifoliusCyperus exaltatus.

Tuy nhiên, tiếp tục thử nghiệm cho thấy giống Cyperus exaltatus tới mùa thu thì bị tàn lụi, chuyển sang trạng thái ngủ đông cho tới mùa xuân năm sau mới mọc lại, trong khi vấn đề xử lý nước thải đòi hỏi phải thực hiện quanh năm. Do vậy, chỉ có cỏ vetiver và Cyperus alternifolius là thích hợp trồng ở đất ngập nước để xử lý nước thải từ các trại nuôi lợn [32]. Cũng ở Trung Quốc, nghiên cứu của Liao et al., 2003 cho thấy chất dinh dưỡng và kim loại nặng thải ra từ các trại lợn là những chất chủ yếu nhất gây ô nhiễm nguồn nước, với nồng độ N, P và cả Cu, Zn vốn rất cao trong thức ăn tăng trọng. Kết quả thử nghiệm cho thấy, cỏ Vetiver có khả năng làm sạch nước thải rất cao. Nó có thể hấp thụ và lọc Cu và Zn tới trên 90%; As và N tới trên 75%; Pb trong khoảng 30-71% và P trong khoảng 15- 58% [32].

Cũng ở Trung Quốc, chất dinh dưỡng và kim loại nặng thải ra từ các trại lợn là những chất chủ yếu nhất gây ô nhiễm nguồn nước, với nồng độ N, P và cả Cu, Zn vốn rất cao trong thức ăn tăng trọng. Kết quả thử nghiệm cho thấy, cỏ vetiver cókhả năng làm sạch nước thải rất cao. Nó có thể hấp thụ và lọc Cu và Zn tới trên 90%; As và N tới trên 75%; Pb trong khoảng 30 - 71% và P trong khoảng 15 - 58%. Có thể sắp xếp thứ tự hiệu quả thanh lọc kim loại nặng và các chất N, P của cỏ Vetiver đối với nước thải từ trại lợn như sau: Zn>Cu>As>N>Pb>Hg>P [32].

Ở Thái Lan gần đây đã triển khai nghiên cứu thử nghiệm dùng cỏ vetiver xử lý nước thải tại một số khu vực đất ngập nước lưu trữ nước thải, bước đầu đạt kết quả rất tốt. Ba dòng cỏ Vetiver (Monto, Surat Thani và Songkhla 3) được trồng để xử lý nước thải từ một xí nghiệp sản xuất tinh bột sắn. Thí nghiệm tiến hành trên hai mô hình, mô hình thứ nhất giữ nước thải trong thời gian 2 tuần trên một khu đất ngập nước có trồng cỏ vetiver, sau đó cho tháo hết; mô hình thứ hai giữ nước thải trong thời gian 1 tuần và tháo từ từ trong thời gian 3 tuần tiếp theo. Kết quả cho thấy trong cả 2 mô hình, dòng cỏ Monto có khả năng tăng trưởng lá lá, rễ và sinh khối lớn nhất, có thể hấp thụ hàm

lượng cao nhất các nguyên tố P, K, Mn và Cu trong lá lá và rễ, Mg, Ca và Fe trong rễ và Zn và N trong lá lá. Dòng Surat Thani có khả năng hấp thụ cao nhất nguyên tố Mg trong lá lá và Zn trong rễ.Dòng Songkhla có khả năng hấp thụ cao nhất nguyên tố Ca, Fe trong lá và N trong rễ [31].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tại thĩ xã phổ yên, tỉnh thái nguyên và kiểm soát ô nhiễm bằng cỏ vetiver (vetiveria zizanioides l )​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)