Thành phần và tính chất nước thải chănnuôi lợntại kênh nước gần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tại thĩ xã phổ yên, tỉnh thái nguyên và kiểm soát ô nhiễm bằng cỏ vetiver (vetiveria zizanioides l )​ (Trang 59 - 62)

Toàn bộ nước thải chăn nuôi trên địa bàn đều được thải ra ngoài sông suối ao hồ vì vậy chất lượng nước thải rất quan trọng. chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu nước thải tại kênh nước gần trang trại để phân tích thành phần và tính chất của nước.Kết quả phân tích mẫu được trình bày tại bảng 3.3.

Kết quả bảng 3.3 cho thấy chất lượng nước thải chăn nuôi tại kênh nước gần trang trại của 4 trang trại như sau:

Bảng 3.3. Thành phần và tính chất nước thải chăn nuôi lợn tại kênh nước gần trang trại

Chỉ tiêu Đơn vị QCVN 08-2015 QCVN 62-2016 TT 1 TT 2 TT 3 TT 4 pH 5,5 - 9 5,5 - 9 5,71 5,54 5,57 5,50 BOD5 mg/l 15 100 1,02 2,72 4,96 15,60 COD mg/l 30 300 2,40 7,20 22,80 28,00 DO mg/l > 4 - 6,42 4,75 4,54 4,46 TSS mg/l 50 150 35,00 38,00 42,00 51,00 Tổng N mg/l - 150 54,52 52,64 57,39 75,67 Tổng P mg/l 0,3 - 0,14 0,19 0,29 0,31 Coliform MPN/100ml 7,5x103 5x103 9,3x102 11x102 3,2x103 5,3x103 Chỉ tiêu pH: Theo QCVN thì độ pH của nước thải phải đạt từ 5,5 – 9 như vậy cả bốn trang trại đều nằm trong khoảng này đạt yêu cầu so với QCVN.

Chỉ tiêu BOD5 của QCVN 08-2015 quy định chỉ tiêu BOD5 là dưới 15 mg/l. Như vậy, TT1, TT2 và TT3đều dưới 15 mg/l nằm trong tiêu chuẩn cho phép còn TT4 là 15,60 mg/l cao hơn một chút so với tiêu chuẩn cho phép. Đối với QCVN 62-2016 do chỉ tiêu BOD5 là dưới 100 mg/l trong khi không có trang trại nào vượt quá 100 mg/l nên tất cả các mẫu nước thải đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.

Theo QCVN 08-2015 quy định thì chỉ tiêu COD trong nước thải đạt cao nhất là 30 mg/l. Như vậy cả 4 trang trại đều nằm trong chỉ tiêu này. Tuy nhiên, TT1 và TT3 chỉ ở mức 2,40 và 7,20mg/l trong khi TT3 và TT4 vẫn ở mức cao 22,80 và 28,00 mg/l

Theo QCVN 08-2015 thì chỉ số DO phải đạt > 4 mg/l để đạt mức quy định đối với hàm lượng oxy hòa tan trong nước. Các trang trại đều nằm trên mức 4 mg/l. Tuy nhiên, chỉ có TT1 là đạt vượt hẳn 6,42 mg/l trong khi các trang trại còn lại vượt không cao.

Trong QCVN 08-2015 quy định chỉ tiêu TSS trong mẫu nước thải tối đa là 50 mg/l như vậy chỉ có mẫu nước ở TT1, TT2 và TT3 lần lượt là 35; 38 và 42 mg/l đạt mức giới hạn cho phép. TT4 là 51 mg/l gần đật giới hạn cho phép. So với QCVN 62-2016 thì chỉ tiêu TSS quy định cao hơn là 150 mg/l thì cả bốn trang trại đều đạt ở mức giới hạn cho phép.

Theo QCVN 08-2015 thì chỉ tiêu tổng N trong nước thải là 150 mg/l trong khi phân tích mẫu nước thải ở các trang trại đều nằm trong mức quy định này.

Chỉ tiêu tổng P của mẫu nước thải TT1: 0,14 mg/l; TT2: 0,19 mg/l đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN 08-2015. Tổng P của mẫu nước thải TT3: 0,29 mg/l nằm trong giới hạn cho phép nhưng vẫn cao so với TT1 và TT2. Ở TT4 chỉ tiêu tổng P là0,31 mg/l vượt quá so với QCVN08-2015.

Chỉ tiêu coliform theo QCVN 08-2015 là 7,5x103 MPN/100ml thì cả 4 trang trại đều thấp hơn so với tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, theo QCVN 62-2016 là 5x103 MPN/100ml thì TT4 là 5,3x103vượt quá so với tiêu chuẩn cho phép.

Theo như kết quả điều tra thì hiện nay, việc xử lý chất thải chăn nuôi ở các trang trại còn khá khó khăn.Theo quy định của Nhà nước hiện nay, bất kì trang trại nào muốn được hoạt động đều phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải hoàn chỉnh, trong đó chủ yếu là xây dựng hầm ủ biogas.Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống xử lý bằng hệ thống biogas là khá tốn kém, tuỳ vào quy mô của từng trang trại mà lượng thải ra từ hoạt động chăn nuôi là khác nhau mà xây dựng hệ thống biogas có kích cỡ khác nhau. Một số trang trại đã có những đầu tư thoả đáng vào việc xây dựng hầm ủ biogas, song họ lại coi đó là việc bắt buộc phải làm, khi đi vào hoạt động, các trại này chỉ cho một phần lượng chất thải qua hệ thống xử lý, phần còn lại đổ thẳng trực tiếp ra sông, hồ, ao gần các trang trại. Ngoài ra cũng có một số trang trại do số lượng lợn nuôi tăng lên, lượng thải vượt ngưỡng cho phép đối với hệ thống biogas đã xây dựng nên những lượng chất thải này cũng được xả trực tiếp ra ngoài môi trường.

Nếu đánh giá nước chăn nuôi lợn tại đầu ra hệ thống biogas của bốn trang trại thì TT1 có hiệu quả xử lý nước thải tốt nhất sau đó đến TT2 và cuối cùng là TT3 và TT4. Nước thải của TT1 được xử lý triệt để là do mô hình xử lý nước thải của TT1 còn có khâu qua bể lắng trước khi thải ra môi trường trong khi ba trang trại còn lại cũng có bể lắng nhưng chưa đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật. Để làm rõ hơn về vấn đề này chúng tôi vẽ lại sơ đồ xử lý nước thải của từng trang trại như sau:

Hình 3.1. Sơ đồ xử lý nước thải chăn nuôi của trang trại 1

Nước thải

Hố thu Hố

biogas

Bể lắng 1

Bể lắng 2

Hình 3.2. Sơ đồ xử lý nước thải chăn nuôi của trang trại 2

Hình 3.3. Sơ đồ xử lý nước thải chăn nuôi của trang trại 3 và 4

Như vậy, TT1 đã xử lý thêm 1 khâu nữa là sử dụng các bể lắng trước khi đưa nước thải ra môi trường điều này giúp cho nước thải được xử lý triệt để hơn dẫn đến chất lượng nước thải tốt hơn. Tuy nhiên, do TT 1 có diện tích đất rộng nên có thể đầu tư được, các TT2, TT3 và TT4 diện tích đất hẹp không thể xây dựng nhiều bể lắng. Ngoài ra chi phí xây dựng bể lắng tương đối cao. Như vậy, cần có biện pháp xử lý hiệu quả hơn mà tiết kiệm được diện tích và chi phí xử lý nước thải.

3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến đến môi trường chăn nuôi lợn tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tại thĩ xã phổ yên, tỉnh thái nguyên và kiểm soát ô nhiễm bằng cỏ vetiver (vetiveria zizanioides l )​ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)