Kết quả điều tra các nguồn tiếp nhận và xử lý nước thải chănnuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tại thĩ xã phổ yên, tỉnh thái nguyên và kiểm soát ô nhiễm bằng cỏ vetiver (vetiveria zizanioides l )​ (Trang 64 - 68)

Để đánh giá biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi tại các trang trại tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên chúng tôi cũng tiến hành làm phiếu điều tra (mẫu phiếu tại mục lục) và thực hiện với tổng số 60 hộ dân. Kết quả như sau:

Bảng 3.5. Các nguồn tiếp nhận và xử lý nước thải chăn nuôi

TT Nước thải chăn nuôi Số hộ Tỷ lệ %

I. Nguồn tiếp nhận

1 Cống thải chung 15 25,0

2 Ngấm xuống đất 15 25,0

3 Bể Biogas 30 50,0

4 Tổng 60 100

II. Hệ thống xử lý nước thải

6 Bể Biogas 38 63,3

7 Tách lấy phân 15 25,0

8 Không xử lý 0 0

9 Hệ thống xử lý khác 7 11,7

10 Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn, 5/2019)

Qua kết quả điều tra phỏng vấn, dựa trên bảng 3.5 các nguồn tiếp nhận và hệ thống xử lý nước thải trong chăn nuôi và biểu đồ trên ta thấy:

+ Nguồn tiếp nhận: nước thải được vào cống thải chung chiếm 25%, nước thải trong chăn nuôi được người dân thải tràn ra vườn rồi ngấm xuống đất với tỷ lệ 25% hộ gia đình, số hộ gia đình còn lại thải vào bể biogas chiếm 50%, thải ra ruộng hoặc xây một hố chứa cho nước thải ngấm sang dùng làm phân bón cho rau, cây trồng. Nước thải trong chăn nuôi ngấm xuống đất sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

+ Hệ thống xử lý nước thải: có 38/60 hộ gia đình xử lý nước thải chăn nuôi bằng bể biogas chiếm 63,3%, 15/60 hộ gia đình xử lý nước thải chăn nuôi bằng cách tách lấy phân chiếm 25%, còn lại 7/60 hộ gia đình xử lý nước thải chăn nuôi bằng cách khác.

Chúng tôi lấy kết quả nước thải trước và sau xử lý của 4 trang trại có hệ thống xử lý nước thải theo bằng biogas để đánh giá mức độ xử lý kết quả trình bày tại bảng 3.6.

Bảng 3.6. Hiệu quả xử lý nước thải theo các hình thức xử lý bằng biogas đang áp dụng tại 4 trang trại chăn nuôi lợn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Chỉ tiêu Đơn vị QCVN 08-2015 QCVN 62-2016 TT1 TT 2 TT 3 TT 4 Trước xử lý Sau xử lý Trước xử lý Sau xử lý Trước xử lý Sau xử lý Trước xử lý Sau xử lý pH - 5,5 - 9 5,5 - 9 5,40 5,71 5,25 5,54 5,39 5,57 5,23 5,50 BOD5 mg/l 15 100 38,08 1,02 26,32 2,72 21,28 4,96 37,52 15,60 COD mg/l 30 300 54,40 2,40 41,72 7,20 30,40 22,80 53,60 28,00 DO mg/l > 4 - 2,96 6,42 2,29 4,75 2,35 4,54 2,98 4,46 TSS mg/l 50 150 84,00 35,00 88,00 38,00 89,00 42,00 98,00 51,00 Tổng N mg/l - 150 125,58 54,52 119,63 52,64 123,67 57,39 134,62 75,67 Tổng P mg/l 0,3 - 1,19 0,14 1,25 0,19 1,23 0,29 1,22 0,31 Coliform MPN/100ml 7,5x103 5x103 15x103 9,3x102 17x103 11x102 13x103 3,2x103 14x103 5,1x103

Kết quả bảng 3.6 cho thấy độ pH nước thải của 4 trang trại trước xử lý đều thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép (dao động từ 5,23 – 5,40). Kết quả xử

lý thông qua hệ thống biogas cho thấy pH có tăng nhẹ cụ thể là TT1 từ 5,40 tăng lên 5,71; TT2 từ 5,25 tăng lên 5,54; TT3 từ 5,39 tăng lên 5,57; TT4 từ 5,23 tăng lên 5,50. Tuy đã đạt được tiêu chuẩn cho phép nhưng chỉ số pH vẫn thấp.

Chỉ tiêu BOD5 theo QCVN 62-2016 là 100 mg/l so với các mẫu nước thải trước và sau xử lý đều nằm trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, so với QCVN 08-2015 là dưới 15 mg/l thì cả bốn trang trại đều không đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nước trước khi xử lý (BOD5 dao động từ 21,28 – 38,08 mg/l) kết quả xử lý bằng hệ thống biogas thì TT1 là 1,02 mg/l và TT2 là 2,72 mg/l và TT3 là 4,96 mg/l so với QCVN 08-2015 đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Riêng TT4 chỉ tiêu BOD5 là 15,60 mg/l vượt quá 0,60 mg/l so với tiêu chuẩn cho phép. Nếu đánh giá mức độ xử lý thì TT1 là 97,32%; TT2 là 89,67%; TT3 là 76,69% và TT4 là 58,42%.

Chỉ tiêu COD trước khi xử lý của 4 trang trại nằm trong mức 30,40 – 54,40 mg/l so với QCVN 62-2016 đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép là dưới 300 mg/l. Nhưng so với QCVN 08-2015 đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép là dưới 30 mg/l. Sau khi xử lý của mẫu nước thải của bốn trang trại so với QCVN 08-2015 đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép là dưới 30 mg/l. Trong đó kết quả xử lý của TT1 là 95,59%; TT2 là 82,74% ; TT3 là 76,69% và TT4 là 47,76%.

Theo QCVN 08-2015 thì chỉ tiêu DO trong nước thải phải đạt từ 4 mg/l trở lên. Như vậy, trước khi xử lý cả bốn trang trại đều chưa đạt mức cho phép. Sau khi xử lý thì chỉ số DO của TT1 tăng 2,17 lần; TT2 tăng 2,07 lần; TT3 tăng 1,93 lần và TT4 tăng 1,50 lần. Chỉ số DO trong nước thải của 4 trang sau khi xử lý đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

Chỉ tiêu TSS của mẫu nước thải trước xử lý đều vượt quá ngưỡng cho phép của QCVN 08-2015 là dưới 50 mg/l. Sau khi xử lý thì chỉ tiêu TT1 giảm 58,33%. TT2 giảm 56,82%; TT3 giảm 52,81% và đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng TT4 giảm 47,96% tương ứng với 51 mg/l vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Nếu theo QCVN 62-2016 chỉ tiêu TSS trong nước thải đạt thấp hơp

150 mg/l nên mẫu nước của cả 4 trang trại sau khi xử lý thì đều nằm trong tiêu chuẩn này.

Chỉ tiêu tổng N theo QCVN 08-2015 quy định là dưới 150 mg/l. Nếu trước khi xử lý thì không có trang trại nào vượt ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, chỉ số tổng P của cả 4 trang trại đều rất cao từ 119,63 – 134,62 mg/l. Sau khi xử lý tổng N trong mẫu nước thải của TT1 là 54,52 mg/l giảm 56,59%; TT2 là 52,64 mg/l giảm 56,00%; TT3 là 57,39 mg/l giảm 53,59% và TT4 là 74,67 mg/l giảm 74,59%.

Chỉ tiêu tổng P theo QCVN 08-2015 quy định là dưới 0,3 mg/l nếu so sánh với mẫu nước thải trước khi xử lý thì các trang trại khác đều vượt quá mức cho phép. Sau khi xử lý qua hệ thống biogas thì chỉ tiêu tổng P của mẫu nước thải TT1 là 0,14 mg/l giảm 88,24%; TT2 là 0,19 mg/l giảm 84,80% và TT3 là 0,29 mg/l giảm 76,42% những trang trại này đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN08-2015. Tổng P trong mẫu nước thải TT4 sau khi xử lý là 0,31 mg/l giảm 74,59% những vẫn vượt quá 0,01 mg/l so với QCVN08-2015.

Chỉ tiêu coliform theo QCVN 08-2015 là 7,5x103 MPN/100ml và theo QCVN 62-2016 là 5x123 MPN/100ml so với mẫu nước thải trước khi xử lý thì cao các trang trại đều chưa đạt yêu cầu cho phép. Kết quả sau khi xử lý thì TT1 giảm 93,80% tương ứng 9,3x102 MPN/100ml; TT2 giảm 93,53% tương ứng 11x102 MPN/100ml; TT3 giảm 97,54% tương ứng 3,2x103 MPN/100ml và TT4 giảm 96,36% tương ứng 5,1x103 MPN/100ml cao hơn một chút so với tiêu chuẩn cho phép.

So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ (2012) [9] về đánh giá hiện trạng xử lý nước thải chăn nuôi bằng hệ thống biogas tại thành phố Thái Nguyên thì chỉ tiêu pH, DO, Pb nằm trong giới hạn cho phép. Hàm lượng N tổng số, P tổng số, hàm lượng COD, BOD5 là vượt tiêu chuẩn cho phép. Hay nghiên cứu của Đào Thị Huyền Trang (2016) [25] đánh giá hiện trạng xử lý nước thải chăn nuôi bằng hệ thống biogas tại phường Hương Sơn thành phố

Thái Nguyên thì các chỉ tiêu COD, BOD5 và tổng N đều vượt quá giới hạn cho phép. Một kết quả nghiên cứu khác của Lê Thùy Dương (2012) [6] cũng cho biết tình hình sử dụng hệ thống biogas tại huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh thì đều có các chỉ tiêu COD, BOD5, tổng N và tổng P đều vượt quá giới hạn cho phép. Như vậy so với kết quả phân tích mẫu nước thải chăn nuôi qua hệ thống xử lý biogas tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên thì hiệu quả xử lý chưa cao cần phải tăng cường thêm các khâu xử lý khác mới đảm bảo tiêu chuẩn nước thải ra môi trường.

Như vậy, đối với mẫu nước thải trước khi xử lý thì nhiều chỉ tiêu chưa đạt được tiêu chuẩn cho phép để thải ra môi trường. Các trang trại đã áp dụng hệ thống xử lý biogas nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, hệ thống biogas của mỗi trại trác nhau (thiết kế xây dựng khác nhau) nên hiệu quả xử lý cũng khác nhau. Nhìn vào kết quả xử lý có thể thấy TT1 có hiệu quả xử lý tốt nhất sau đó đến TT2 và TT3 cuối cùng là TT4 có hệ thống xử lý không được tốt. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước thải chăn nuôi thì cả 4 trang trại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cần phải có biện pháp hữu hiệu hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tại thĩ xã phổ yên, tỉnh thái nguyên và kiểm soát ô nhiễm bằng cỏ vetiver (vetiveria zizanioides l )​ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)