Khả năng sinh trưởng phát triển của cỏ Vetiver

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tại thĩ xã phổ yên, tỉnh thái nguyên và kiểm soát ô nhiễm bằng cỏ vetiver (vetiveria zizanioides l )​ (Trang 69 - 71)

Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ Vetiver trong mô hình thí nghiệm cho thấy, cỏ có thể sinh trưởng và phát triển. Điều này được thể hiện qua sự thay đổi của các chỉ tiêu tăng trưởng như tỉ trọng sinh khối, chiều dài rễ và chiều cao thân lá của cỏ Vetiver tại các lô thí nghiệm theo thời gian nghiên cứu (bảng 3.8).

Bảng 3.8. Khả năng sinh trưởng phát triển của cỏ Vetiver trong ba tháng thí nghiệm

Nội dung Đầu vào của hố thu Đầu ra hệ thống biogas Kênh nước gần trang trại Sinh khối (g) Ban đầu 9,00 ± 0,00 9,00 ± 0,00 9,00 ± 0,00 Sau 1 tháng 17,65 ± 0,26 15,86 ± 0,17 13,75 ± 0,15 Chiều dài rễ (cm) Ban đầu 9,49 ± 0,06 9,47 ± 0,05 9,48 ± 0,03 Sau 1 tháng 19,01 ± 0,20 19,89 ± 0,38 20,51 ± 0,29 Chiều cao thân lá (cm) Ban đầu 13,49 ± 0,03 13,49 ± 0,02 13,49 ± 0,01 Sau 1 tháng 29,92 ± 0,31 28,54 ± 0,50 27,40 ± 0,64 Kết quả hình 3.8 cho thấy, sau 1 tháng tại ba vị trí khác nhau cho kết quả sinh trưởng của cỏ Vetiver cũng khác nhau.

Sinh khối ban đầu của cỏ Vetiver ở 3 khu vực thí nghiệm là tương đương nhau 9,00 g để đảm bảo độ đồng đều trong thí nghiệm. Kết quả sau 1 tháng sinh khối của cỏ trồng tại kênh nước gần trang trại là 13,75 g đạt thấp nhất. Ở khu vực đầu ra hệ thống biogas cỏ Vetiver có sinh khối cao hơn 15,86 g và Cỏ Vetiver đạt cao nhất ở đầu vào của bể lắng 17,65 g. Qua kết quả có thể thấy cỏ Vetiver thích nghi khá tốt đối với môi trường nước thải đồng thời khả năng sinh trưởng của cây cũng phát triển theo các môi trường khác nhau.

Chiều dài rễ ban đầu khi đưa vào trồng tại các vị trí nước khác nhau cũng tương đối đồng đều dao động từ 9,47 – 9,49 cm. Kết thúc 1 tháng chúng tôi tiến hành đo lại thì chiều dài rễ của cỏ Vetiver trồng tại đầu vào của bể lắng, đầu ra hệ thống biogas và kênh nước gần trang trại lần lượt là 19,01; 19;89 và 20,51 cm như vậy có thể thấy theo sự phát triển của rễ và sinh khối phát triển trên các khu vực trồng cỏ Vetiver thì ở đầu vào giá trị dinh dưỡng cao nên rễ phát triển ngắn hơn so với đầu ra và kênh nước gần trang trại điều đó cũng tương ứng sinh khối ở đầu vào cao hơn so với sinh khối ở đầu ra và kênh nước gần trang trại.

Chiều cao thân lá ban đầu của cỏ Vetiver ở 3 khu vực thí nghiệm là tương đương nhau dao động trong khoảng 13,49 – 13,50 cm sau 1 tháng trồng thì kết quả có sự thay đổi. Chiều cao của cỏ Vetiver trồng ở đầu vào của bể lắng là 29,92 cm tăng 16,43 cm, Ở đầu ra của bể lắng chiều cao thân lá đạt thấp hơn là 28,54 cm tăng 15,05 cm; chiều cao thân lá ở kênh nước gần trang trại đạt thấp nhất 27,40 cm tăng 13,91 cm

Kết quả nghiên cứu về cỏ Vetiver phát triển tốt nhất trong môi trường bể lắng sau đó mới đến bể biogas và cuối cùng là tại kênh nước. Theo như những nghiên cứu trước đó, đối với môi trường nước thải chưa xử lý thì nồng độ chất ô nhiễm cao sẽ tác động đến khả năng phát triển của cỏ Vetiver [37]. Nhưng do kết quả phân tích nước thải cho thấy các chỉ tiêu COD, DO hay TSS chỉ ở độ bình thường không quá cao khá phù hợp với sự phát triển của cỏ Vetiver. Theo như các nghiên cứu về khả năng sinh trưởng thì cỏ Vetiver sinh trưởng tốt trong môi trường có nồng độ COD từ 790 – 810 mg/l [37]. Các chỉ tiêu trong nước thải chăn nuôi lợn có hàm lượng N, P cao là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây.Trong khi các chất ô nhiễm như COD, TSS có thể ức chế sự phát triển thì hàm lượng dinh dưỡng trong nước thải chăn nuôi lại giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Nên phân tích các chỉ số nước thải của ba môi trường trồng cỏ thì nước thải của đầu vào hố thu là môi trường tốt nhất cho cỏ Vetiver phát triển sau đó đến môi trước nước thải sau biogas và cuối cùng là kênh nước gần trang

trại. Theo Nguyễn Tuấn Phong, Dương Thúy Hoa (2004) [21]cho biết cỏ vetiver sống và sinh trưởng tốt trong môi trường nước thải chăn nuôi lhối lượng tươi (tăng 96%), chiều dài lá (tăng 135%),chiều dài rễ tăng (85%) thì kết quả của chúng tôi gần như tương đương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tại thĩ xã phổ yên, tỉnh thái nguyên và kiểm soát ô nhiễm bằng cỏ vetiver (vetiveria zizanioides l )​ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)