Kết quả điều tra nhận thức của người dân về mức độ ônhiễm và việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tại thĩ xã phổ yên, tỉnh thái nguyên và kiểm soát ô nhiễm bằng cỏ vetiver (vetiveria zizanioides l )​ (Trang 63 - 64)

Kết quả điều tra phỏng vấn về đánh giá chất lượng nước của 60 hộ dân đang sử dụng theo phương pháp cảm quan, cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Nhận thức của người dân về mức độ ô nhiễm do nước thải chăn nuôi lợn tại địa phương

Loại Mức độ Nước mặt Nước ngầm Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Rất ô nhiễm 37 61,7 10 16,67 Ô nhiễm nhẹ 15 25,0 20 33,33 Không ô nhiễm 8 13,3 30 50,0 Tổng 60 100 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn, 5/2019)

Qua bảng 3.4 ta thấy rằng, hầu hết người dân trên địa bàn phường Hương Sơn khi được điều tra đều đưa ra nhận định về nguồn nước mình đang sử dụng cho sinh hoạt đang có dấu hiệu bị ô nhiễm. Đặc biệt là nguồn nước mặt và nước ngầm. Tuy mức độ ô nhiễm tại mỗi khu vực điều tra là khác nhau và cách nhìn nhận về chất lượng nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của người dân cũng khác nhau:

Về nước mặt: Có 37/60 hộ (chiếm 61,7%) số hộ điều tra cho rằng nguồn nước mặt mà họ đang sử dụng rất ô nhiễm ; 15/60 hộ (chiếm 25,0%) số hộ điều tra cho rằng nguồn nước mặt có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ và có 8/60 hộ (chiếm 13,3%) số hộ điều tra cho rằng nguồn nước mặt không bị ô nhiễm.

Về nước ngầm: Có 10/60 hộ (chiếm 16,67%) số hộ điều tra cho biết nguồn nước họ đang sử dụng rất ô nhiễm, 20/60 hộ (chiếm 33,33%) số hộ điều tra cho biết nguồn nước họ đang sử dụng ô nhiễm nhẹ và 30/60 hộ (chiếm 50,00%) số hộ điều tra cho biết nguồn nước họ sử dụng chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.

Theo kết quả đánh giá thì mức độ đánh giá của người dân về tình trang ô nhiêm do nước thải chăn nuôi là tương đối cao do vùng khảo sát không có nước máy chủ yếu là nước giếng. Tuy nhiên, khi hỏi các hộ gia đình có mang mẫu nước đi phân tích đánh giá và kiểm tra hay không thì có đến 56/60 hộ chiếm 93,33% là không phân tích mẫu nước sinh hoạt của gia đình còn 4/60 hộ chiếm 6,67% là mang mẫu nước đi phân tích. Điều này chứng tỏ mặc dù nhận thức của người dân về ô nhiễm nước phải do chăn nuôi là có nhưng để kiểm tra và đánh giá mức độ ô nhiễm do nước thải chăn nuôi đối với nước sinh hoạt của gia đình còn chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm nước thải chăn nuôi tại thĩ xã phổ yên, tỉnh thái nguyên và kiểm soát ô nhiễm bằng cỏ vetiver (vetiveria zizanioides l )​ (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)