Các chuẩn mựckế toán Việt Nam có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tại việt nam nghiên cứu đối với kế toán viên trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 36)

hành luật

- Các chuẩn mực về kế toán hiện hành

- Các hệ thống kế toán quy định của đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, ngân hàng...

2.2. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản pháp lý điều chỉnh về đạo đức nghề nghiệp kế toán Việt Nam.

2.2.1. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp kếtoán. toán.

Trong quá trình hình thành và phát triển của hệ thống kế toán ngày nay, Việt Nam đã dần bổ sung để hoàn thiện một khung chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp áp dụng cho lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Cho đến hiện tại, hệ thống kế toán đã và đang thực hiện theo các quy định chuẩn của bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán viên kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài chính. Trong đó chia làm ba phần là A, B và C. Phần A là khái quát chung về các quy định và nguyên tắc đạo đức cơ bản, làm cơ sở, nền tảng để phát triển nội dung phần B và phần C; Phần B là phần đề cập đến những nguyên tắc cơ bản về đạo đức áo dụng cụ thể cho những người hành nghề trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán; Cuối cùng là phần C, áp dụng cho những chuyên viên, những người chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.

Phần A: Quy định chung và các nguyên tắc đạo đức cơ bản (bao gồm nội dung từ chương 100 đến 150) :

- Mở đầu cho nội dung các nguyên tắc cơ bản quy định về đạo đức hành nghề, phần A có nêu rõ trách nhiệm của người kế toán, kiểm toán viên mang tính chất chung, vì lợi chung của toàn thể cộng đồng và nền kinh tế. Do đó những người hoạt động trong hệ thống kế toán, kiểm toán phải vừa đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, khách hàng lẻ mà kế toán, kiểm toán viên đang phục vụ vừa phải nắm bắt một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ đồng thời nghiêm túc chấp hành các quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mà nhà nước ban hành để đảm bảo được yếu tố lợi ích chung của công chúng. Đồng thời, trong trường hợp có mâu thuẫn giữa quy định của pháp luật hoặc các quy định có liên quan với các quy

định trong bộ chuẩn mực này thì ở đây cũng nêu rõ là nếu vì lý do trên khiến cho kế toán viên, kiểm toán viên không thể tuân thủ theo một vài quy định cụ thể nào đó thì họ vẫn phải nghiêm túc thực hiện những quy định khác nằm trong bộ chuẩn mực một cách hợp lý nhất.

- Tóm tắt nội dung phần A, có thể thấy rằng, phần A đưa ra một nền tảng các quy định về chuẩn mực về đạo đức cơ bản áp dụng chung để cho các đối tượng kế toán và kiểm toán viên đang hành nghề , làm việc chuyên nghiệp lấy làm cơ sở tham chiếu và chấp hành , tương tự như bộ chuẩn mực đạo đức quốc tế thì bộ chuẩn mực đạo đức này cững chú trọng vạch ra những yếu tố , rủi ro gặp phải ảnh hưởng tiêu cực đến việc chấp hành của kế toán, kiểm toán viên, phân chia các nhóm yếu tố ảnh hưởng theo mức độ tác động nghiêm trọng mà các yếu tố đó có thể gây ra để từ đó có các hướng giải quyết phù hợp nhằm loại trừ, hạn chế và tối thiểu là làm giảm mức độ rủi ro xảy ra các yếu tố đó xuống mức có thể chấp nhận được nhằm đảm bảo thông tin và các báo cáo tài chính đưa ra cộng đồng vì việc vấn đề vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề mà chứa bất kì sai phạm trọng yếu nào

- Các nguyến tắc cơ bản về đạo đức nghề nghiệp gồm có : tính chính trực; tính thận trọng và nặng lực xét đoán chuyên môn; tính khách quan; tính tư cách nghe nghiệp và cuối cùng và tính bảo mật đã đề cập đề cập ở 1.1.2 của bài luận cũng chính là một trong các nội dung quan trọng được đề cập đến trong phần A của bộ chuẩn mực này, đi kèm với đó vấn đề hướng dẫn chi tiết và những quy định cụ thể cũng được trình bày rất rõ từ chương 110 đến chương 150 tại phần A của bộ chuẩn mực đạo đức

Phần B và phần C phát biểu trên nền tảng khuôn khổ có sẵn là khung chuẩn mực được quy định tại phần A từ đó sẽ có những hướng dẫn cụ thể chuyên sâu cho nhiều trường hợp đặc biệt dùng để tham khảo và áp dụng lần lượt cho kế toán, kiểm toán viên hành nghề và kế toán, kiểm toán viên chuyên nghiệp

Kết luân: Chuẩn mực kế toán Việt Nam có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp kế toán chính là bộ “ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán’’ được ban hành có kèm theo với thông tư 70/2015/TT-BTC, ban hành ngày 8-5-2015 bởi Bộ Tài chính Việt Nam. Trong đó quy định đầy đủ và rõ ràng những quy tắc về chuẩn mực đạo đức yêu cầu kế toán, kiểm toán viên phải nghiêm túc tuân thủ, chấp

hành thông qua ba phần: phần A (từ chương 100 đến 150) quy định khuôn khổ áp dụng chung; phần B (từ chương 200 đến 291) áp dụng đối với người hành nghề trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và phần C (từ chương 300 đến 350 của bộ chuẩn mực) áp dụng đối với bộ phận kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp đang làm việc trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tại việt nam nghiên cứu đối với kế toán viên trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w