kế toán viên
Bộ tài chính vẫn liên tục ban hành những quy định, văn bản pháp quy xoay quanh vấn đề đạo đức nghề nghiệp kế toán viên, tuy nhiên vẫn còn nhiều văn bản ban hành mang tính chất khó hiểu, trừu tượng, dễ dây hiểu lầm cho người đọc và những người áp dụng. Trên thực tế, hành lang pháp lý về ban hành, áp dụng đối với bộ phận kế toán cơ bản đã được đổi mới và đưa vào vận hành, áp dụng ổn định, tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên việc liên tục có những thông tin sai lệch được đưa ra thị trường, đưa đến công chúng do lỗi sai khách quan từ vấn đề đọc hiểu và áp dụng luật và chuẩn mực kế toán hay vấn đề chủ quan từ việc lách luật, lợi dụng những kẽ hở, điểm bất cập, những điều luật, văn bản pháp quy chưa rõ ràng, dễ gây hiểu lầm trong vấn đề đọc hiểu để hợp pháp hoá các hành vi sai phạm đạo đức của mình thì đặt ra một đòi hỏi và yêu cầu thiết yếu cho nhà nước và bộ phận tài chính trong việc kịp thời phát hiện và làm rõ các điểm bất cập trong các điều luật, chính sách, nghị định đó. Để làm được điều này, nhà nước có thể lập ra các ban tư vấn về luật kế toán, những tổ chuyên viên nghiên cứu các điều luật, các chuẩn mực đạo đức kế toán viên,.. .và một giải pháp nữa mà chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện đó là thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo liên quan đến kế toán và các vấn đề xoay quanh đạo đức kế toán nước ta nói riêng, quốc tế nói chung mà đại biểu là các kế toán viên hành nghề đang làm việc tại các doanh nghiệp từ khắp mọi nơi, tạo điều kiện để những đại biểu tham gia vào các hội nghị, hội thảo này và nêu lên ý kiến, tiếng nói của mình, ghi nhận những ý kiến, đóng góp của họ, từ đó nhà nước có thể hiểu sâu hơn phần nào thực trang áp dụng các chính sách kế toán về đạo đức nghề nghiệp, dễ dàng hơn trong vấn đề tìm ra và khắc phục những bất cập, thiếu sót trong các chính sách quy định luật và chuẩn mực kế toán (bao gồm đạo đức kế toán viên) từ đó giảm được cả tình trạng sửa đổi chính sách liên tục gây khó khăn cho hệ thống kế toán khi phải cập nhật liên tục đồng thời đổi mới liên tục các hoạt động kế toán của mình.
Bên cạnh đó, xây dựng những chương trình đào tạo phổ biến rộng rãi những chương trình đào tạo đó, tập trung chỉ rõ những quy định có trong các chính sách do nhà nước ban hành. Thông qua báo chí, kênh thông tin của bộ tài chính và hiệp hội Kế toán - Kiểm toán, giải thích rõ ràng, cụ thể những từ ngữ chuyên ngành, những câu từ có khả năng gây ra hiểu lầm, hiểu sai ý,. từ đó hướng kế toán viên áp dụng các chính sách một cách thống nhất và chính xác theo ý mà các văn bản pháp quy truyền đạt. Tham khảo ý kiến của giới chuyên gia, trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp quy hướng dẫn việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp kế toán. Đồng thời, các văn bản này trước khi được công bố chính thức cần được xét duyệt qua nhiều bộ phận giám sát, hội đồng phê duyệt, được thực hiện thử nghiệm để xem xét tính hiệu quả cũng như nhận biết được những hạn chế còn tồn đọng nếu có, lấy ý kiến khảo sát của các kế toán viên về những chính sách chuẩn bị ban hành, từ đó tổng hợp ý kiến và phân tích để xem liệu rằng những điều khoản trong văn bản pháp quy ban hành đã hợp lý hay chưa và đã được kế toán viên hiểu đúng theo toàn bộ nội dung mà những văn bản pháp quy ấy truyền đạt hay chưa.
3.2.3 Hài hoà giữa các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán tại Việt Nam vớichuẩn mực kế toán quốc tế.