Khuyến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tại việt nam nghiên cứu đối với kế toán viên trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77)

3.3.1 Khuyến nghị vói nhà nước.

-Thành lập những ban chuyên gia, những người có năng lực trong việc nghiên cứu, đánh giá luật, chính sách hoàn thiện bộ máy giám sát, phát hiện kịp thời các sai phạm và các thay đổi của xu hướng kinh tế thế giới đồng thời sự thay đổi của các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và cả kiểm toán từ đó hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến đạo đức nghề nghiệp kế toán viên đồng thời song song với đó là hoàn thiện các chính sách áp dụng đối với hệ thống kiểm toán trong nước.

-Ban hành những chính sách thu hút nguồn đầu tư vào phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp một số điều luật nhất định mang tính chất bắt buộc thực hiện đối với các quy trình về tuyển chọn, đào tạo, giám sát và bồi dưỡng nâng cao kế toán viên về cả năng lực lẫn đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo đạt ngưỡng tiêu chuẩn nhất định do nhà nước và bộ tài chính đề ra.

- Thành lập tổ chuyên gia, ban cố vấn bao gồm những người có đầy đủ thẩm quyền, đầy đủ năng lực trong việc xây dựng một lộ trình thích hợp cho Việt Nam trong quá trình đổi mới, hoà nhập với nền kinh tế thế giới, trong đó đảm bảo kế thừa và phát huy các quy định sẵn có của bộ chuẩn mực quốc tế đồng thời đáp ứng được

những đòi hỏi thiết thực, cấp thiết của các doanh nghiệp trong nước mà vẫn không tạo ra mâu thuẫn trong các vấn đề văn hoá, chính trị - pháp luật và xã hội. Để làm được điều này nhà nước phải liên kết chặt chẽ với bộ tài chính, có tầm nhìn và hướng đi đúng đắn dựa trên cơ sở rút ra những bài học kinh nghiệm riêng cho mình từ những nước đi trước trong vấn đề hội nhập nền kinh tế thế giới, tránh vấn đề hoà tan xảy ra ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và hệ thống kế toán nói riêng không chỉ trong vấn đề tuân thủ đạo đức nghề nghiệp mà trong tất cả các vấn đề khác.

3.3.2 Khuyến nghị vói Bộ tài chính

- Cùng với nhà nước, tham gia vào quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Tăng cường quá trình giám sát, kiểm tra một cách nghiêm ngặt quá trình lập và ban hành các thông tư, các chính sách hướng dẫn liên quan đến bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để tránh được những sai sót không đáng có.

- Tăng cường, đẩy mạnh các hoạt động về giám sát, thanh tra, kiểm tra những kế toán viên đang hành nghề trong lĩnh vực kế toán; kiểm tra giấy phép hành nghề, năng lực và phẩm chất nghề nghiệp đồng thời đưa ra những biện pháp và chế tài để xử phạt một cách nghiêm khắc những hành vi sai phạm, những trường hợp mà các cá nhân, doanh nghiệp không đáp ứng được đầy đủ những điều kiện theo yêu cầu của chính phủ và bộ tài chính đề ra nhưng vẫn tham gia vào các hoạt động cung cấp về dịch vụ kế toán cho khách hàng, vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của người kế toán viên.

- Nghiên cứu để đưa ra một ngưỡng quy định nhất định về tiêu chuẩn yêu cầu đối với kế toán viên không chỉ về mặt năng lực mà cả về mặt đạo đức nghề nghiệp, nghiên cứu ban hành các nghị định kèm theo hướng dẫn sát sao theo những chính sách mà nhà nước ban hành và giám sát các doanh nghiệp có trong danh sách đã đăng kí với bộ tài chính đảm bảo các doanh nghiệp này tuân thủ đúng, đủ, kịp thời các quy định, chính sách của nhà nước.

- Hỗ trợ và liên kết chặt chẽ với nhà nước, tham gia vào xậy dựng lộ trình hội nhập một cách phù hợp nhất nền kinh tế thế giới.

3.3.3 Khuyến nghị với hiệp hội Kê toán - Kiểm toán Việt Nam

- Tổ chức một cách kịp thời, thích hợp các hội nghị, hội thảo xoay quanh các vấn đề kế toán cần được quan tâm và đặc biệt là vấn đề tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên phát huy vai trò tích cực là cầu nối giữa những kế toán viên hành nghề với bộ tài chính và nhà nước.

- Tạo điều kiện tối đa để cho các kế toán viên được nêu lên những ý kiến, vướng mắc của mình trong quá trình làm việc và vận dụng các quy định của chuẩn mực kế toán đặc biệt là chuẩn mực đạo đức kế toán, từ đó lắng nghe và ghi nhận kịp thời những đóng góp tích cực, giải đáp, tháo gỡ những vướng mắc một cách thích hợp cho những kế toán viên đó.

- Cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, xu hướng kế toán toàn cầu, các thông tin về đạo đức nghề nghiệp kế toán viên, đảm bảo rằng mọi người, mọi kế toán viên hành nghề có cái nhìn đúng đắn nhất về tổng quan hệ thống kế toán, động viên, thúc đẩy kế toán viên trong hệ thống kế toán tuân thủ đúng và đủ các chuẩn mực kế toán nói chung trong đó bao gồm các quy định của chuẩn mực đạo đức kế toán.

- Hỗ trợ tích cực cho nhà nước và bộ tài chính trong giải quyết các vấn đề còn tồn đọng xoay quanh hệ thống kế toán, vấn đề hoàn thiện bộ máy giám sát kế toán viên, hoàn thiện hệ thống kiểm toán, hoàn thiện các chính sách về đào tạo, tuyển dụng, giám sát và bồi dưỡng nâng cao kế toán viên trong các doanh nghiệp đang hoạt động trong nước.

- Liên kết chặt chẽ với các tổ chức kế toán trong khu vực và trên thế giới để dễ dàng nắm bắt được tình hình, xu hướng phát triển của hệ thống kế toán nước ngoài, từ đó có những đánh giá, phân tích, đưa ra những bài học kinh nghiệm để đem về phổ biến trong nước tới các kế toán viên trong hệ thống kế toán Việt Nam thông qua các hội nghị, hội thảo thường niên.

- Song song với vấn đề liên kết hệ thống kế toán quốc tế, thì hiệp hội kế toán Việt Nam nên cử các thành viên trong hiệp hội, các kế toán viên trong hệ thống kế toán đi tham dự các khoá đào tạo chuyên sâu, các hội nghị giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của quốc tế, tạo điều kiện để họ tiếp cận được với xu hướng phát triển của hệ thống kế toán thế giới từ đó thúc đẩy quá trình hoà hợp hội tụ toàn nền kinh tế

nói chung và hệ thống kế toán nói riêng một cách hiệu quả, toàn diện trong đó bao gồm cả vấn đề hoà hợp hội tụ một cách thích hợp chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp kế toán viên.

- Đối với đào tạo trong nước, dành sự quan tâm nhiều hơn nữa tới các kế toán viên tương lai, cụ thể là các sinh viên đang theo học ngành kế toán, kiểm toán tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,... thông qua việc cử các chuyên gia về kế toán, kiểm toán trong hội thường xuyên gặp gỡ giao lưu với các sinh viên tại các trường có đào tạo về chuyên ngành kế toán kiểm toán. Từ đó hướng các sinh viên, các kế toán viên tương lai có một cái nhìn đúng đắn nhất về hệ thống kế toán, hiểu được tầm quan trọng của năng lực hành nghề và vấn đề tuân thủ các quy định về chuẩn mực đạo đức kế toán trong quá trình làm việc.

- Mở rộng và hoàn thiện hơn nữa website của hiệp hội, các đường dây nóng liên quan để đảm bảo mọi khúc mắc, vướng mắc trong quá trình hành nghề cũng như vận dụng các chuẩn mực đạo đức của các kế toán viên được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời nhất, từ đó nâng cao chất lượng kế toán viên về cả năng lực hành nghề và đạo đức nghề nghiệp.

Kết luận chương ba: Đảng và nhà nước vẫn đang từng ngày cập nhật và thay đổi các chính sách mới theo xu hướng của nền kinh tế trong và ngoài nước, Thông qua các kì đại hội Đảng, nêu lên các vấn đề quan trọng và vạch ra những phương hướng, tầm nhìn chiến lược hướng tới mục tiêu tiên quyết và quan trọng nhất đó là phát triển phù hợp nền kinh tế.

Liên tục có những giải pháp mới được đưa ra để cải thiện, khắc phục các nhược điểm của hệ thống kế toán, thúc đẩy hoặc bắt buộc các kế toán viên tuân thủ theo các quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Những giải pháp này không chỉ đến từ các chuyên gia, những người có thẩm quyền của nhà nước, bộ tài chính, các thành viên của hiệp hội kế toán, kiểm toán mà còn đến từ các kế toán viên hành nghề trong hệ thống kế toán thông qua các hội nghị, hội thảo được tổ chức liên tục, kịp thời. Thông qua các giải pháp đó, nhà nước và bộ tài chính vẫn luôn lắng nghe, ghi nhận các khuyến nghị liên quan đến vấn đề xoay quanh hệ thống kế toán và đặc biệt là các khuyến nghị thay đổi nhằm tạo điều kiện để thực hiện các giải pháp giải quyết các yếu điểm tồn tại hiện thời, đảm bảo cho hệ thống kế toán tuân thủ một cách nghiêm túc có hiệu quả chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của mình.

KẾT LUẬN

Hiện nay trên thế giới, sự phát triển kinh tế luôn luôn đi kém với nó là những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng các thông tin kinh tế được đưa ra trên thị trường, làm sao đảm bảo được tính đúng đắn, kịp thời, trung thực, khách quan,... Đó là lý do vì sao hệ thống kế toán ngày càng được chú trọng, quan tâm, ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế các nước. Việc thông tin kế toán phải làm sao để đạt được những đòi hỏi của công chúng là một trong những vấn đề được nêu lên hàng đầu qua đó, vẫn không ngừng có những hội nghị, hội thảo liên quan đến các vấn đề kế toán được tổ chức ở tất cả các quốc gia, những sự kiện giao lưu kế toán toàn cầu được đẩy mạnh. Trong đó, phải khẳng định rằng, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán viên đóng một vai trò rất lớn, quyết định chất lượng thông tin kế toán được tạo ra. Do vậy chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp kế toán viên vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, bộ chuẩn mực này ngày càng được hoàn thiện, đổi mới, cập nhật phụ thuộc theo xu hướng phát triển của toàn nền kinh tế thế giới.

Việt Nam với phương hướng vạch ra cho nền kinh tế nước nhà qua các kì đại hội đảng đã và vẫn đang nhấn mạnh các yếu tố đạo đức nghề nghiệp nói chung cho toàn thể người lao động trong đó bao gồm cả hệ thống kế toán. Dựa trên cơ sở tham chiếu kết hợp với phân tích tình hình trong nước và học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước trên thế giới trong vấn đề áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, Việt Nam đã và đang xây dựng cho mình một lối đi riêng trong quá trình hoàn thiện bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán viên áp dụng một cách hiệu quả cho hệ thống kế toán trong nước. Bởi vậy, thực trạng áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán viên tại Việt Nam nhìn chung tương đối đi vào khuôn khổ, tuy nhiên không phải là không tồn tại những vấn đề, nhũng loạn thông tin và những thiệt hại kinh tế gây bởi các sai phạm kế toán do những vi phạm về chuẩn mực đạo đức kế toán. Sở dĩ vẫn còn tồn tại những điều này là còn nhiều hạn chế trong quá trình nhà nước, bộ tài chính vận hành hệ thống kế toán và giám sát các hoạt động kế toán như: các chính sách chưa được hoàn thiện, văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện chuẩn mực đạo đức vẫn còn tồn tại nhiều điểm vướng mắc, vấn đề hoà tan có

thể xảy ra trong quá trình hoà hợp, hội tụ kế toán gây khó khăn cho quá trình tuân thủ chuẩn mực đạo đức kế toán của các kế toán hành nghề.... Những hạn chế trong áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đã được tìm ra vẫn đang được bàn bạc tìm ra những hướng giải quyết thích hợp, bên cạnh đó. ngày càng có nhiều điểm hạn chế mới được tìm ra thêm bởi những chuyên gia lĩnh vực kế toán, hay được nêu lên, đóng góp bởi các kế toán viên hành nghề thông qua các hội thảo, chương trình giao lưu. chia sẻ kinh nghiệm kế toán.... Đảng. nhà nước và bộ tài chính đã. đang và vẫn sẽ lắng nghe, ghi nhận những ý kiến đóng góp, từng bước hoàn thiện chuẩn mực đạo đức kế toán và đảm bảo vấn đề tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán viên được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả.

Nhà nước có các chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này mở rộng tiềm lực về kinh tế.

Song song với đó. các doanh nghiệp cũng phải tuỳ theo năng lực kinh tế của mình mà có những sự quan tâm thiết thực tới bộ phận kế toán, nâng cao mức lương. thưởng để giảm thiểu các rủi ro đặt ra do vấn đề mức sống, mức lương không được đáp ứng. Các chính sách khen thưởng thiết lập cho các vấn đề thi hành, chấp hành các nội quy. quy định của nội bộ công ty, doanh nghiệp và tuân thủ luật cũng như các chuẩn mực kế toán (trong đó có đạo đức kế toán viên) sẽ là một trong những chính sách góp phần tích cực thúc đẩy. động viên các nguồn lực kế toán trong doanh nghiệp nỗ lực cống hiến đồng thời hoạt động có hiệu quả hơn dựa trên tiền đề tuân thủ các yếu tố trên phương diện đạo đức hành nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đến chất lượng kiểm toán và đề xuất giải pháp” - Nguyễn Thị Thảo Nguyên, trường đại học kinh tế TP.HCM.

2. Luận văn: “Chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam.” - Đề án kinh tế trường đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện năm 2012 bởi tác giả: Lê Thanh Đăng.

3. Luận văn: “Đạo đức nghề nghiệp kế toán - Kiểm toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” - Theo tạp chí tài chính (tapchitaichinh.vn) đăng tải ngày 31/12/2017, bài nghiên cứu được thực hiện bởi hai tác giả là Hoàng Ninh Chi trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang và Nguyễn Thị Thanh Thắm trường cao đẳng Kinh Tế - Tài chính Thái Nguyên.

4. Website: www.vacpa.org.vn

5. Hệ thống các văn bản và chuẩn mực kế toán VN từ Website:

www.mof.gov.vn

6. Website: tapchitaichinh.vn

7. Website: tinmoiz.com

8. Chuẩn mực đạo đức kế toán quốc tế dịch từ sách tiếng anh: “Handbook of the International Code of Ethics for Professional Accountants” 2018 Edition.

9. Giáo trình Kế toán quốc tế; Kiểm toán căn bản; Kế toán tài chính I, II, III - HVNH

10. Sách: “26 Chuẩn Mực Kế Toán” - Bộ Tài Chính

11. Luật kế toán 2013; Luật kế toán 2015; Thông tư 70/2015/TT-BTC; Thông tư 200/2014/TT-BTC; Thông tư 133/2016/TT-BTC - website: thuvienphapluat.vn

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tại việt nam nghiên cứu đối với kế toán viên trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77)