Nâng cao chất lượng tuyển chọn và đào tạo các kế toán viên trong doanh

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tại việt nam nghiên cứu đối với kế toán viên trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 77)

chuẩn mực đã xây dựng qua quá trình nghiên cứu theo một mô hình hiệu quả và phù hợp nhất đối với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay.

- Hoàn thành những dự thảo cũng như văn bản để hướng dẫn từ đó gửi nhằm xin ý kiến, khảo sát đối với các kế toán viên hiện hành trong hệ thống kế toán: công bố một cách rộng rãi về bản dịch của chuẩn mực đạo đức quốc tế ra toàn công chúng; đồng thời nhấn mạnh việc ban hành một bộ chuẩn mực kế toán riêng kèm theo đó là nội dung của bộ chuẩn mực kế toán Việt Nam.

- Xây dựng một hệ thống chuẩn mực kế toán mang tính thống nhất, hiện đại, phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng kế toán về cả nghiệp vụ và đạo đức nhằm đạt được hiệu quả trong thu thập, xử lý và kết xuất thông tin của toàn nền kinh tế nước ta đồng thời đảm bảo về tính minh bạch, công khai sao cho phù hợp với những thông lệ của quốc tế.

3.2.4 Nâng cao chất lượng tuyển chọn và đào tạo các kế toán viên trong doanhnghiệp nghiệp

Cần chú trọng các chính sách điều chỉnh về luật áp dụng cho doanh nghiệp liên quan đến hai vấn đề tuyển chọn và đào tạo các kế toán viên, đồng thời tạo điều kiện cho hệ thống kế toán trong nước mở rộng kết nối với hệ thống kế toán các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được điều này thì không chỉ phụ thuộc vào riêng các điều chỉnh của nhà nước mà còn dựa vào sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp mình cả về tay nghề lẫn đạo đức nghề nghiệp. Doanh nghiệp cần quan tâm hơn tới các hội nghị hội thảo giao lưu kế toán, đạo đức nghề nghiệp kế toán diễn ra trong và ngoài nước, có sự quan tâm đúng và đủ mức đối với bộ phận kế toán, thường xuyên tạo điểu kiện, cử các kế toán viên tham gia vào các khoá bồi dưỡng, các chương trình giao lưu nghề nghiệp kế toán. Để điều này được đẩy mạnh, quan tâm hơn nữa trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, thì trước tiên nhà nước phải cho các doanh nghiệp thấy được tầm quan trong của kế toán đối với việc vận hành bản thân các doanh nghiệp đó và đối với các thông tin được ban hành ra thị trường qua đó rút ra được sự cần thiết của việc đào tạo, bồi dưỡng sau tuyển chọn kế toán viên trong doanh nghiệp.

Thúc đẩy sự nỗ lực trong vấn đề đào tạo của từng cơ sở đào tạo trong đó chủ yếu là những trường cao đẳng, đại học. Để làm được điều này cần phải tạo được mối liên kết và sự hợp tác một cách hiệu quả giữa tất cả các cơ sở đào tạo, giữa cơ sở đào tạo với cơ quan quản lý trực thuộc nhà nước về mảng đào tạo kế toán và kiểm toán cũng như mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong vấn đề thiết lập một chuẩn đầu ra thống nhất thích hợp đi kèm với đó là đổi mới về nội dung các chương trình, giáo trình giảng dạy đi theo hướng hiện đại hoá, quốc tế hoá đồng thời có các chính sách phát triển, nâng cao trình độ đối với đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo kế toán. Theo đó, cần chú trọng tới một vài vấn đề:

- Đối với phía cơ quan quản lý của nhà nước: Bộ Tài chính nên phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm xây dựng chiến lược về đào tạo và phát triển kế toán, kiểm toán tại bậc đại học tuân theo chuẩn của quốc tế qua đó tạo điều kiện cho từng cơ sở đào tạo tuỳ thuộc vào năng lực hiện tại để thiết kế, xây dựng những chương trình giảng dạy riêng môt cách phù hợp đi theo hướng tiếp cận những chương trình hiện đại nhật trên thế giới hiện nay. Chiến lược này sẽ xây dựng được một nền tảng vững chắc về pháp lý để mỗi cơ sở đào tạo có thể chủ động hơn trong vấn đề hoạch định chính sách, thực hiện chương trình đào tạo đối với nguồn nhân lực kế toán và kiểm toán một cách chất lượng và đáp ứng tốt những yêu cầu của nền kinh tế đối với hệ thống kế toán tại Việt Nam, các nước trong khu vực và cả những tổ chức về nghề nghiệp kế toán quốc tế.

- Các tổ chức về nghề nghiệp kế toán cần đẩy mạnh về vấn đề thỏa thuận, xúc tiến hợp tác đạo tạo kế toán giữa các quốc gia nằm trong khu vực ASEAN để từ đó tiến tới việc công nhận chứng chỉ hành nghề và bằng cấp lẫn nhau. Thúc đẩy hợp tác một cách chặt chẽ với nhựng hiệp hội nghề nghiệp kế toán và liên quan đến kế toán trên toàn thế giới nhằm đào tạo hệ thống kế toán và kiểm toán viên có thể đạt được trình độ ít nhất là phải ngang bằng so với trình độ của các kế toán viên trong khu vực. Theo đó, những cơ quan quản lý trực thuộc nhà nước, những hiệp hội về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong ban hành các chính sách và hướng dẫn các doanh nghiệp trong thực hiện các chính sách đó và trong quá trình tuân thủ, các doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp những ý kiến, thắc mắc

về những ưu điểm, hạn chế của các chính sách để các cơ quan Nhà nước lấy đó làm cơ sở nghiên cứu, xem xét và chỉnh sửa lại hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện, văn bản pháp quy,... phù hợp hơn với tình hình thực tế.

- Các trường đại học nên xây dựng các chương trình đào tạo đổi mới đi theo hướng tham chiếu và vận dụng những điểm tích cực của các chương trình giảng dạy đào tạo từ các trường đại học nổi tiếng, tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực phát triển hệ thống kế toán và kiểm toán nhằm hướng bộ phận sinh viên kế toán trong nước theo con đường hội nhập và tạo điều kiện để bộ phận này có cơ hội được thực hành có hiệu quả trong những môi trường làm việc của quốc tế.

- Doanh nghiệp kế toán: phối hợp chặt chẽ với những cơ sở đào tạo để tạo cơ hội cho nhân viên của mình được tham gia các khoá tập huấn, từ đó cập nhật về kiến thức đổi mới, những điểm cập nhật trong chuẩn mực về kế toán, các quy định hiện hành về kê khai các loại thuế,.... Khuyến khích kế toán viên trong doanh nghiệp mình tham gia học để thi lấy các chứng chỉ kế toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tại việt nam nghiên cứu đối với kế toán viên trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 77)