Tình hình vận dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tạ

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tại việt nam nghiên cứu đối với kế toán viên trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,khoá luận tốt nghiệp (Trang 46 - 55)

các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán.

Ngày nay, kinh tế ngày một phát triển , đi kèm với nó là khối lượng thông tin kế toán tài chính cần xử lý ngày càng lớn và mang tính chất phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thống kế toán nội bộ chuyên nghiệp và đủ năng lực để xử lý những thông tin đó và đôi khi, kế toán nội bộ có năng lực hành nghề vẫn là chưa đủ để đáp ứng yêu cầu xử lý và lưu trữ thông tin của doanh nghiệp trong một vài thời điểm, thời kì tùy theo đặc điểm loại hình kinh doanh, chính vì thế những dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán chính là những công cụ đắc lực và vô cùng hữu ích mà các doanh nghiệp thông thường tìm đến nhằm hỗ trợ hệ thống kế toán nội bộ đồng thời tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Kèm với đó, một doanh nghiệp nỏ và siêu nhỏ thậm chí sử dụng các dịch vụ kế toán bên ngoài thực hiện toàn bộ quá trình thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin, có thể hiểu gần như là dùng kế toán của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán đóng vai trò của một kế toán nội bộ trong công ty. Chính vì thế doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán ngày càng phát triển và khẳng định vai trò quan trong của mình trong nền kinh tế tài chính Việt Nam.

Biểu đồ 2.1. tỷ lệ phần trăm kế toán viên hoạt động trong các loại hình doanh nghiệp

TỶ LỆ PHẦN TRĂM KẾ TOÁN VIÊN HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

β BDoanh nghiệp sản xuất39 9

A kinh doanh

■ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán

Dựa vào biểu đồ trên, có thể thấy doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán đang ngày càng phát triển, các dịch vụ kế toán ngày càng được ưa chuộng, chính vì thế số lượng kế toán hoạt động trong các doanh nghiệp này tăng lên đáng kể quan từng năm. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán được vận hành bởi hệ thống các kế toán viên đặc biệt là các kế toán viên chuyên nghiệp có năng lực và bề dày kinh nghiệm nên có thể nói loại hình doanh nghiệp này chính là đại diện tiêu biểu cho toàn bộ doanh nghiệp khi nói hay nghiên cứu đến một vấn đề nào đó trong lĩnh vực kế toán. Chính vì thế việc nghiên cứu tình hình vận dụng chuẩn mực đạo đức quốc tế về nghề nghiệp kế toán viên tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán có thể giúp nắm được phần nào về thực trạng áp dụng chuẩn mực đạo đức quốc tế về nghề nghiệp toàn hệ thống kế toán Việt Nam.

Một vấn đề vấn được đề cập và nhấn mạnh đó là hệ thống kế toán Việt Nam đã và đang áp dụng hệ thống chuẩn mực đạo đức kế toán do bộ tài chính ban hành trong đó có sự tham chiếu, kế thừa và áp dụng các chuẩn mực đạo đức quốc tế ở mức độ vừa phải, phù hợp với bối cảnh kinh tế chính trị và xã hội ở Việt Nam và do đó các kế toán viên làm việc trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán cũng không ngoại lệ.

Theo như lý thuyết đề cập thì tất cả những doanh nghiệp chủ thể cung cấp dịch vụ kế toán được thành lập và hoạt động phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn đề ra của bộ tài chính cũng như áp dụng và cập nhật liên tục những thay đổi về chính sách quy định của các chuẩn mực đạo đức của quốc tế và đặc biệt là nắm được những thay đổi do ảnh hưởng, tác động như thế nào đến chuẩn mực đạo đức kế toán Việt Nam để từ đó cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách chất lượng nhất sap cho thông tin được đưa ra công chúng phải đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu theo quy định. Tuy nhiên, thông tin hội nghị thường niên của doanh nghiệp, chủ thể hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ về kế toán tại Hà Nội diễn ra ngày 23 tháng 8 năm 2019 mới đây. Tiến sĩ Đặng Văn Thanh cho biết dịch vụ kế toán ở Việt Nam là một lĩnh vực còn rất mới và non trẻ và mới được thành lập hệ thống quản lý trong gần 12 năm dó đó quá trình quản lý, đánh giá vê chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán trong đó bao gồm giám sát việc tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp kế toán viên còn chưa được hoàn thiện.Một phần khó khăn gây cản trở cho quá trình

giám sát kể trên đó là hiện nay, theo như đánh giá thị trường thì Việt Nam đang tồn tại ít nhất là 5 chủ thể hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán gồm có:

-Các công ty đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về thành lập và vận hành đã được bộ tài chính cấp giấy phép thành lập và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đây là loại hình doanh nghiệp được giám sát bởi bộ tài chính và dễ dàng kiểm soát nhất trong nhóm năm chủ thể cung cấp dịch vụ kế toán đang có trên thị trường do hoạt động chuyên về lĩnh vực kế toán và đã có tên trong danh sách doanh nghiệp hoạt động hành nghề cung cấp dịch vụ kế toán của Bộ Tài Chính nên dĩ nhiên các doanh nghiệp này buộc phải tuân thủ và áp dụng nghiêm các chuẩn mực đạo đức về nghề nghiệp kế toán viên.

- Các công ty về kiểm toán nhưng có cung cấp dịch vụ về kế toán; Các doanh nghiệp đăng kí cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực khác nhưng đồng thời cung cấp các dịch vụ về kế toán; Đại lý thuế: đây là ba loại hình chủ thể cũng có đăng kí và được giám sát bởi bộ tài chính nhưng không chuyên về cung cấp dịch vụ kế toán do đó vấn đề chấp hành và tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp nói riêng và chuẩn mực kế toán nói chung cũng như việc đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán sẽ phức tạp và khó khăn hơn. Tuy nhiên, do được giám sát bởi bộ tài chính nên việc cung cấp dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp vẫn được đảm bảo thực hiện bởi các kế toán viên đủ năng lực, có hiểu biết cơ bản và cần thiết về những quy đinh của bộ chuẩn mực kế toán trong đó có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán viên.

- Nhóm chủ thể cuối cùng đó là nhóm những kế toán viên không đăng kí cũng như không được cấp giấy phép hành nghề kinh doanh dịch vụ kế toán nhưng vẫn tham gia vào lĩnh vực này. Chính nhóm chủ thể này gây ra những phần lớn khó khăn trong quá trình giám sát hoạt động hành nghề lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán. Rất khó để xác định xem dịch vụ mà bộ phận kế toán này cung cấp có đáp ứng đủ những tiêu chí yêu cầu của thị trường hay không và điều đặc biệt là những sai phạm về đạo đức nghề nghiệp trong quá trình cung cấp dịch vụ của nhóm chủ thể này rất khó để phát hiện và xử lý.Vấn đề sai phạm về đạo đức nghề nghiệp nếu bị phát hiện sẽ có chế tài xử lý nghiêm trọng theo quy định của luật kế toán Việt Nam. Tuy nhiên mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ làm sao để phát hiện những sai phạm còn tồn

đọng trong hệ thống giám sát việc chấp hành các quy định về đạo đức vẫn còn đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện, chưa hoàn thiện và còn tồn đọng nhiêu bất cập. Hệ quả cho vấn đề này chính là mặc dù thông tin về các vụ việc sai phạm đạo đức kế toán ở Việt Nam là không nhiều, thậm chí hầu như không có tuy nhiên nó không đồng nghĩa với việc Việt Nam thực sự không có vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, mà trên thực tế là có nhưng chưa bị phát hiện. Minh chững rõ nhất cho điều này đã được đại biêu tham dự hội nghị thường niên của các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực cung cấp dịch vụ phản ảnh rõ đó là việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ với nhau, đánh cắp số liệu của khách hàng, không đủ điều kiện hành nghề nhưng vẫn thực hiện các dịch vụ kế toán cung cấp cho khách hàng...

Biểu đồ 2.2. thể hiện tỷ lệ phần trăm các kế toán làm việc trong các quy

(Nguồn theo khảo sát đối với 333 kế toán viên hiện hành) Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, giá cung cấp dịch vụ còn bị hạn chế dẫn đến doanh thu còn tương đối thấp nên vẫn đạo tạo đối với bộ phận kế toán làm việc trong những doanh nghiệp này vẫn chưa có điều kiện đê quan tâm đúng mực. Theo thống kê hiện nay, có tới hơn 3000 người đang hoạt động trong các công ty về cung cấp dịch vụ kế toán và

kiểm toán nhưng chỉ khoảng hơn 30% trong số đó được cấp chứng chỉ hành nghề. Trên thực tế vẫn luôn diễn ra những lớp học bồi dưỡng kiến thức hành nghề, cập nhật cho kế toán viên những đổi mới trong các quy định về chuẩn mực kế toán, tuy nhiên việc những doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán cử nhân viên của mình tham gia lớp học, những khóa đào tạo này còn rất hiếm và hầu như là không có do vậy khó có thể đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn, một trong những yêu cầu thiết yếu được quy định trong bộ chuẩn mực đạo đức quốc tế đã và đang được Việt Nam kế thừa, áp dụng thực hiện.

Biểu đồ 2.3. tỷ lệ kế toán viên trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán được doanh nghiệp tạo điều kiện tham gia các chương trình bồi dưỡng

kế toán

TỶ LỆ KÉ TOÁN VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CƯNG CẤP DỊCH vụ KÉ TOÁN ĐƯỢC DOANH NGHIỆP TẠO ĐIÉƯ KIỆN THAM GIA CÁC CHƯONG TRÌNH BOI

DƯỠNG KÉ TOÁN

■Có

■ Không

(Nguồn dựa trên khảo sát đối với 333 kế toán viên) Một hạn chế nữa khí xét về khía cạnh các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ kế toán chủ yếu là những doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ đó là vấn đề tiền lương và chế độ đãi ngộ cho nhân viên mà cụ thể là các kế toán viên trong doanh nghiệp của mình. Mức lương là một yếu tố nhạy cảm và có ảnh hưởng ít nhiều tới vấn đề tuân thủ đạo đức nghề nghiệp kế toán viên. Tuy nhiên, theo số liệu mà bộ tài chính cung cấp, tổng quỹ lương cho các kế toán viên hành nghề hoạt động trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không được vượt quá 40% doanh

thu của doanh nghiệp và với mức doanh thu không cao do hiện nay, giá thành cung cấp các dịch vụ kế toán còn bị giữ ở mức thấp nên trung bình một kế toán viên làm việc trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán ở nước ta chỉ được nhận khoảng 4 triệu đồng cho một tháng làm việc. Con số này có thể nói là một con số thấp so với thu nhập các ngành nghề khác, điều này vô hình chung đặt người kế toán viên vào giữa sự lựa chọn: lợi ích cá nhân hay tính quan trọng trong quá trình làm việc; Từ đó vấn đề tuân thủ đạo đức có được thực hiện nghiêm túc hay không phụ thuộc vào ý chí và cách nhìn nhận vấn đề của những người kế toán viên và dĩ nhiên việc dẫn đến sự không tuân thủ, làm trái chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vì lợi ích cá nhân của một bộ phận kế toán viên trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán là điều không thể tránh khỏi. Đối với khảo sát em đã tiến hành, có tới trên 50% kế toán thuộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán chưa hài lòng với mức lương mình được nhận hiện tại.

Biểu đồ 2.4. thể hiện mức đánh giá về tiền lương được nhận của các kế

toán viên trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán

THẺ HIỆN MỬC ĐÁNH GIÁ VÉ TIỀN LƯƠNG ĐƯỢC NHẬN CỦA CÁC KE TOÁN VIÊN TRONG LĨNH vực

CƯNG CẤP DỊCH vụ KÉ TOÁN

50.5

■ Thấp

■ Binli thường

■ Cao

(Nguồn dựa trên khảo sát đối với 333 kế toán hiện hành) Mặt khác, tại Việt Nam hiện nay có tới 4 công ty lớn được quốc tế công nhận đã và đang tham gia vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán tại nước ta gồm có những cái tên sau: KPMC tại Việt Nam; Công ty PwC (tên đầy đủ là Price

waterhouse - Coopers) tại Việt Nam; GT (tên đầy đủ là Grand Thornton) tại Việt Nam; E&Y (tên đầy đủ là Ernst&Young) tại Việt Nam. Các công ty này liên tịc tuyển dụng kế toán viên đủ tiêu chuẩn tìm kiếm và đào tạo các thực tập sinh tại các trường đại học liên quan đến kế toán, kiểm toán từ đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng các kế toán viên tại Việt Nam. Các công ty này như một chiếc cầu nối để các kế toán viên Việt Nam thông qua chiếc cầu này đến gần hơn các chuẩn mực kế toán quốc tế nói chung và chuẩn mực kế toán đạo đức nghề nghiệp nói riêng. Vấn đề thực hiện và tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp một phần nào đó được đảm bảo.

Ngoài ra, một vài doanh nghiêp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể và được các công ty quốc tế lớn quy nạp là thành viên tiêu biểu như Công ty kiểm toán VACO (có cung cấp dịch vụ về kế toán) hiện đang là thành viên của công ty lớn Deloitte Toiche Tohmatsu; Công ty kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán Sài Gòn AFC được tập đoàn BDO International công nhận là thành viên;... Chứng tỏ một điều rằng, lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán tài chính của Việt Nam đang trên con đường phát triển vươn ra tương lai thế giới. Để làm được điều này thì tất yếu, các doanh nghiệp này áp dụng và bắt buộc các kế toán viên của mình phải có đầy đủ những nhân tố đáp ứng tiêu chuẩn của quốc tế, được quốc tế công nhận. Một trong những nhân tố đó không thể không kể đến yếu tố tuân thủ đạo đức nghề nghiệp kế toán viên, yếu tố đóng vai trò quyết định đối với chất lượng đầu ra của thông tin được công bố rộng rãi cho quần chúng.

Trên thực tế, những công ty cung cấp kế toán, kiểm toán lớn nhất thế giới hoạt động tại Việt Nam giúp chúng ta phần nào tăng được niềm tin vào chất lượng năng lực và đạo đức hành nghề cảu kế toán viên tại Việt Nam hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên, liệu quá trình tuân thủ đạo đức của những “ ông lớn” trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ là kế toán, kiểm toán có thực sự đáp ứng được niềm tin, kì vọng mà công chúng đặt vào họ hay không ? Liệu có thể nói rằng bộ phận kế toán Việt Nam đã, đang và sẽ được đào tạo, dẫn dắt bởi “ Big 4” hay những công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán lớn khác trên thế giới sẽ đáp ứng tuyệt đối về vấn đề tuân thủ đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về thông tin đầu ra của quốc tế hay không? Hệ thống giám sát và ngăn chặn các hành vi gian lận

kế toán của các ông lớn này trên thực tế vẫn là chưa hoàn thieenh, việc tồn tại bộ phận kế toán viên Việt Nam làm việc cho những hãng kế toán, kiểm toán lớn nhưng vẫn vi phạm các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, em tin chắc là có thể nhận định được điều này trước hết qua tình hình hoạt động của các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán lớn tại Việt Nam, điển hình là bê bối kế toán của ông lớn trong big 4 kế-kiểm: Deloitte Tohmatsu trong quá trình hoạt động của mình: Bê bối kế toán của Deloitte Tohmatsu theo trong tin antt.vn đưa tin thì tập đoàn này bị cáo buộc thông đồng với Phi Aequitas để ban hành những thông tin kế toán sai lệch và đưa ra báo cáo kiểm toán cho những thông tin kế toán đó là không đúng vào năm

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tại việt nam nghiên cứu đối với kế toán viên trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,khoá luận tốt nghiệp (Trang 46 - 55)