Định hướng phát triển của nền kinh tế và nghề kế toán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tại việt nam nghiên cứu đối với kế toán viên trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,khoá luận tốt nghiệp (Trang 60)

3.1.1 Định hướng phát triển của nền kinh tê Việt Nam.

Thứ nhất tập trung vào hoàn thiện về thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

-Đây chính là vấn đề cốt yếu của con đường cải cách về thể chế của nền kinh tế và giúp đem lại một động lực mới cho sự phát triển của nước ta trong giai đoạn phía trước. Thiết lập được một nền tảng vững chắc về kinh tế thị trường hội nhập, hiện đại và đầy đủ chính là biện pháp có thể nói là hàng đầu trong việc nâng cao tính hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế thêm đó là phục hồi sự tăng trưởng để từ đây trở thành tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu tiến tới sự công bằng và tiến bộ trong xã hội. Về tiến trình cho hội nhập kinh tế quốc tế cả chiều sâu và chiều rộng đã và đang hướng nền kinh tế nước ta trở thành một trong những bộ phận quan trọng không thể tách rời trong nền kinh tế thị trường toàn thế giới. Cùng với đó, trong quá trình nước ta đàm phán để gia nhập vào WTO (tổ chức thương mại thế giới) đã cam kết việc đáp ứng và thực hiện những tiêu chí để đủ điều kiện được công nhận trở thành nền kinh tế thị trường có tính đầy đủ vào 2018. Trong đó, phải xét đến những tiêu chí được cho là phổ biến, quan trọng của nền kinh tế thị trường đương thời như: không có sự phân biệt trong đối xử; xét về tính minh bạch, hợp lý của các chính sách; thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải cách nền kinh tế; bảo đảm mọi sự cạnh tranh đều là lành mạnh; tạo điều kiện để cho Chính phủ dễ dàng trong việc khắc phục những khuyết tật thị trường... Trong tiến trình về cải cách nền kinh tế nước nhà phải nhằm mục đích đảm bảo được những tiêu chí kể trên để đồng bộ hoá tiến trình, con đường hội nhập nền kinh tế quốc tế cùng với đó những cam kết đặt ra với những nền kinh tế được đánh giá lá phát triển hàng đầu thế giới đồng thời đặt ra những yêu cầu để vừa nhằm mục đích tạo lập một khuôn khổ chung cho nền

kinh tế nước ta thực hiện cải cách và chuyển đổi từ đó đáp ứng các chuẩn mực của nền kinh tế thị trường trên thế giới.

Thứ hai là nâng cao hiệu quả, hiệu lực và năng lực quản lý nên kinh tế của chính phủ tiến tới đổi mới một cách mạnh mẽ các phương thức quản lý.

- Kế thừa tinh thần những nghị quyết mà Đảng đã thông qua, có thể thấy rằng những vấn đề kể trên được đặt ra song song với vấn đề hoàn thiện các thể chế nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa để nhằm giải quyết một cách triệt để và có hiệu quả những vấn đề được cho là cấp bách mà nền kinh tế đặt ra và đẩy mạnh về công cuộc phát triển đổi mới. Định hướng trong cải cách giai đoạn tới đồng nghĩa với việc nước ta phải chuyển đổi mạnh mẽ từ phương diện đóng vai trò trong viếc can thiệp một cách trực tiếp sang phương diện quản lý, phục vụ vấn đề phát triển nền kinh tế, trong đó cần chú trọng nhằm bảo đảm vấn đề ổn định nền kinh tế mang tầm vĩ mô và tạo lập được các cơ hội trong khởi nghiệp và kinh doanh; tiếp theo đó là thiết lập một khuôn khổ về các chính sách, pháp luật và bộ máy áp dụng, thực thi để nhằm đảm bảo cho tất cả các thị trường phải được hoàn thiện một cách liên tục cùng với đó thì việc phân bổ nguồn lực Nhà nước cũng phải tuân thủ theo những tín hiệu mang tính tích cực từ thị trường và đảm bảo cho tính hiệu quả và sự minh bạch cần thiết. Chính luận điểm này đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết phải chấm dứt một cách dứt khoát đối với cơ chế cũ mang tính xin cho, bao cấp lạc hậy; là một định hướng rất quan trọng nhằ xử lý những vấn đề đầu tư theo kiểu lãng phí, dàn trải, kém hiệu quả trong việc sử dụng những nguồn lực để phát triển của xã hội và của Nhà nước. Theo đó, cần áp dụng một các mạnh mẽ phương thức chính phú điện tử trong tất cả các lĩnh vực để nhằm giảm thiểu, hiện đại hóa các thủ tục giải quyết hành chính, tăng cường tính minh bạch và hạn chế tham nhũng trong quá trình ta thực hiện và xây dựng các chính sách nhằm góp phần trong việc xây dựng chính phủ đề cao tính liêm chính; và đồng thời cũng cần phải hỗ trợ, cung cấp kỹ thuật sao cho phù hợp với những người có mức thu nhập thấp nhằm tạo điều kiện để những đối tượng đó tiếp cận dễ dàng hơn với công cụ này để qua đó có thể cải thiện được sự tham gia, đóng góp của họ cho nền kinh tế.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế vừa và nhỏ, tư nhân

- Vấn đề này đã trở thành vấn đề được chú trọng và quan tâm hơn trong giai đoạn trước, giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 và nó là vấn đề được đặt ra theo hướng rất quyết liệt từ sau khi diễn ra Đại hội thứ XII của Đảng, qua đó nghị quyết 05- NQ/TW đã một lần nữa đề cập và nhấn mạnh vấn đề đẩy mạnh phát triển khu vực nền kinh tế vừa, nhỏ, tư nhân nước ta cả về quy mô và chất lượng. Thực sự đây là một trong những động lực rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Hơn nữa, Việt Nam có rất nhiều công ty, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nhưng lại rất ít những công ty, doanh nghiệp vừa, lớn. Có thể thấy rằng mối quan hệ gắn kết giữa những doanh nghiệp của Việt Nam với những doanh nghiệp phía FDI còn tương đối là yếu kém. Thêm nữa, các doanh nghiệp nước ta nói chung và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa nói riêng vẫn chưa thể đáp ứng được toàn diện các điều kiện có thể nói là khắt khe để từ đó tham gia vào những chuỗi giá trị mang tầm cỡ toàn cầu. Với lí do thiếu về mối gắn kết chặt chẽ vè hiệu ứng được gọi là lan toả trong lĩnh vực công nghệ tính từ khu FDI sang đến khu vực nước ta còn tồn đọng rất nhiều hạn chế chính vì vậy ta cần phải triển khai các chính sách nhằm mục đích tăng cường mối liên kết giữa những doanh nghiệp bên trong nước ta và những doanh nghiệp thuộc khu vực bên ngoài có áp dụng các phần mềm công nghệ tiên tiến. Để có thể kết nối với các công ty, tập đoàn lớn đa quốc gia gọi tắt là TNC thì trước mắt nước ta cần phải thúc đẩy những hoạt động nhằm phát triển lĩnh vực công nghệ tầm mức trung để phù hợp trình độ, tốc độ phát triển như hiện tại ví dụ như là thiết lập những cụm liên kết trong ngành sản xuất đối với linh kiện điện tử đòi hỏi vốn đầu tư có quy mô vừa phải và yêu cầu về độ tinh vi trong công nghệ phải nằm ở mức tầm trung bình. Cùng với đó thì Việt Nam cũng phải nắm bắt được một cách chắc chắn về hiện trạng khởi nghiệp của những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lĩnh vực công nghệ đồng thời thúc đẩy cho môi trường khởi nghiệp để nhằm giúp cho những người kinh doanh, những người tham gia khởi nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc vượt qua những rào cản, khó khăn về nguồn nhân lực, mức độ rủi ro và đặc biệt nhất là khó khăn về vốn,... Từ đó sẽ tạo điều kiện cho vấn đề hiện thực hóa những ý tưởng, kế hoạch liên quan đến lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo công nghệ,...

Thứ tư là khuyến khích việc áp dụng lĩnh vực công nghệ đồng thời nuôi dưỡng, khuyến khích việc sáng tạo đổi mới.

- Đây chính là giải pháp mang ý nghĩa chiến lược, quyết định cho lộ trình đi con đường tắt để đón đầu xu thế toàn cầu mà Việt Nam đặt ra cho nền kinh tế. Trước những sự đột phá với tốc độ nhanh chóng về lĩnh vực công nghệ trên toàn thế giới thì Việt Nam đã và đang đặt ra cho mình một nhiệm vụ cấp thiết đó là chú trọng vào vấn đề tăng khả năng trong việc hấp thụ lĩnh vực công nghệ và thúc đẩy nuôi dưỡng, khuyến khích sáng tạo đổi mới bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống mang tính kết cấu trong hạ tầng để đảm bảo được tính kết nối, sẵn sàng của công nghệ đồng thời quy hoạch về chiến lược trong nhiều năm tới thì cần ưu tiên cho lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Hậu cần, truyền thông, Internet,... xây dựng cơ sở vật chất các trung tâm làm vai trò kiểm định, cấp chứng chỉ sản phẩm và hệ thống, thống kê thương hiệu,... Bên cạnh đó, với bản chất tất yếu của thị trường đó là khi lợi nhuận càng cao thì đi kèm với đó là rủi ro cũng tăng lên và một điều nữa là yêu cầu thiết lập những thể chế về vốn đầu tư theo kiểu mạo hiểm khi áp dụng hướng công nghệ và sáng tạo đổi mới. Áp dụng, tham chiếu và nhìn nhận theo kinh nghiệm của những nước Đông Á có thể thấy ta cần thiết kế chính sách nền công nghiệp để nhằm đạt được những mục tiêu này và một chính sách về nền công nghiệp được nhận định là phù hợp thì cần phải tạo được sự gắn kết giữa Chính phủ với khu vực doanh nghiệp tư nhân để từ đó xác định các cơ hội, vấn đề và những giải pháp có tính phù hợp để nhằm khuyến khích, thúc đẩy tăng năng suất tại các phân ngành, các doanh nghiệp mang nhiều tiềm năng đối với sự phát triển.

Thứ năm đề ra vấn đề đẩy mạnh về cơ cấu lại nền nông nghiệp và gắn nó với việc xây dựng những khu vực nông thôn mới.

-Tầm quan trọng cùng với tính chất nhạy cảm của lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã khiến cho vấn đề này vẫn đang từng bước chiếm giữ vị trí là trung tâm trong quá trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn trước mắt. Nghị quyết 05-NQ/TW của đảng đã bày tỏ rõ rằng muốn tạo được đột phá trong quá trình phát triển thì phải phải thoát ra được tư duy cũ, lạc hậu và tồn đọng nhiều hạn chế, yếu kém trong nền kinh tế lĩnh vực nông nghiệp cũ, truyền thống, đẩy mạnh chuyển

đổi từ sản xuất, mặc định số lượng làm đích đến sang chú trọng, đề cao giá trị, chất lượng và hiệu quả, cùng với đó, chuyển đổi từ mô hình lao động, sản xuất trong nền nông nghiệp tách biệt, thiếu liên kết, nền nông nghiệp nhỏ lẻ, khép kín trong quy mô lẻ ở mức hộ gia đình chuyển sang mô hình lao động, sản xuất trong nông nghiệp có quy mô lớn tạo được sự liên kết và tổ chức theo hướng trang trại và doanh nghiệp, hoạt động theo kiểu cơ chế về thị trường đồng thời đủ sức cho sự cạnh tranh của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh mối liên kết giữa nông nghiệp và công nghiệp và xây dựng được những tổ hợp có liên kết chặt chẽ giữa ba lĩnh vực là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Một điều đặc biệt nữa là cần chú trọng đến vai trò của lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ về thông tin, lĩnh vực công nghệ sạch, công nghệ xanh, trong vấn đề nâng cao về giá trị và chất lượng của những sản phẩm trong nền nông nghiệp nước nhà. Để thực hiện được những điều kể trên thì cần phải giải quyết một vài điểm tắc nghẽn còn tồn đọng như là các vấn đề về tích tụ đất nuôi trồng, hợp đồng trong sản xuất, phát triển về nguồn nhân lực, kết cấu lĩnh vực hạ tầng... thông qua những sự thay đổi trong chính sách và hoạt động trong đầu tư của toàn khu vực từ nhân và nhà nước. Song song với vấn đề này thì cần có sự hợp tác và mối liên kết chặt chẽ giữa các chính quyền đia cấp địa phương, giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, người nông dân, các nhà khoa học để giúp đỡ kịp thời, xử lý và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong trường hợp những người nông dân không thể tự mình giải quyết được những khó khăn, vướng mắc đó.

Thứ sáu là chú trọng phát triển về nguồn nhân lực đổi mới, sáng tạo và vấn đề khởi nghiệp

- Phát triển về nguồn nhân lực với chất lượng cao đang từng ngày được nhận thức là một trong số ba đột phá của chiến lược, nó đóng vai trò ngày một quan trọng trong hoàn cảnh, bối cảnh mới, bên cạnh đó thì cùng với vấn đề phát triển của nên kinh tế định hướng thị trường XHCN và con đường hội nhập kinh quốc tế thì trong thời gian vừa qua nền giáo dục bậc đại học ở nước ta gặp phải một vấn đề đó là quá chú trọng tới những ngành kinh tế như tài chính, tín dụng, ngân hàng,... điều này dân đến nhu cầu học về các ngành này tăng lên rất cao, sinh viên, học sinh xa rời các ngành mang tính công nghệ và khoa học. Tuy vậy, nhu cầu về tuyển dụng nguồn lao động trong một số ngành liên quan đến nhóm cơ khí, công nghệ và kỹ

thuật cùng các ngành có liên quan đến lĩnh vực toán học đang tăng lên mức ngày càng cao. Bởi vậy, vấn đề đổi mới, thay thế nền tảng, căn bản của hệ thống đạo tạo trong giáo dục, trong đó cụ thể là gắn liền giáo dục với đào tạo và gắn giáo dục đào tạo với những hoạt động có tính thực tiễn, chú trọng đề cao về tinh thần, chủ trương thúc đẩy làn sóng của việc khởi nghiệp, làm chủ, có định hướng một cách rõ rệt trong ưu tiên về các chính sách cũng như các nguồn lực đối với các ngành liên quan đến toán học, kỹ thuật, công nghệ. Trước tiên, Việt Nam phải xây dựng được nê tảng cơ sở vật chất đó là ưu tiên các trường đại học lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật có đẳng cấp, chất lượng, đào tạo đầu ra là các sinh viên đạt được trình độ và chất lượng cao nhằm nâng cao về khả năng hội nhập, kết nối với thế giới và gần hơn là hợp tác trong khu vực, từ đó tạo ra được những hiệu ứng có tính chất lan tỏa và sẽ nâng cao được khả năng tiếp thu công nghệ mới trong nền kinh tế. Dễ thấy điều này là tất yếu phù hợp với những xu hướng phát triển kinh tế chung của toàn cầu, giúp cho Việt Nam có thể ngày một nâng cao về vị thế, chỗ đứng của mình đối với những doanh nghiệp, những nhà đầu tư nước ngoài, để trở mình, thành một điểm thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư. Kinh nghiệm từ các nước đi trước cho ta thấy được là cần tạo dựng nền tảng văn hóa và tinh thần trong lĩnh vực khởi nghiệp cho thế hệ trẻ từ khi lứa trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường và thúc đẩy, hình thành một ý chí, suy nghĩ, quyết tâm tự thân để lập nghiệp từ đó giúp cho giới trẻ có được năng lực để sáng tạo từ đó chuẩn bị bước đệm sẵn sàng hướng tới tương lai.

Thứ bảy, thúc đẩy sự tăng trưởng một cách tổng thể và tạo được sự bình đẳng về cơ hội để mọi người dân phát triển.

- Để nắm rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của định hướng sự phát triển rất quan trọng này thì trước hết phải chú trọng, nhấn mạnh các thuộc tính mang tính đặc trưng và tính nhân văn trong nền kinh về tế thị trường tại Việt Nam, có thể thấy được một cách dễ dàng đó là tất cả đều hướng tới lợi ích của đa số tầng lớp nhân dân, vì quyền con người, coi trọng con người và lấy đó làm trung tâm cho sự phát triển, tạo điều kiện cho mọi người cùng được tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế và mọi người cùng được hưởng những quyền lợi như nhau. Chính vì thế,

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tại việt nam nghiên cứu đối với kế toán viên trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,khoá luận tốt nghiệp (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w