Tổng quan về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tại việt nam nghiên cứu đối với kế toán viên trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37 - 46)

kế toán tại Việt Nam

Bảng 2.1. Số liệu các doanh nghiệp và kế toán viên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán đăng kí với VAA

2009 26 44,44 61 32,61 2010 37 42,31 91 49,18 2011 44 20 101 10 2012 59 34 142 39,6 2013 82 39 190 34 2014 94 14,6 227 19 2015 109 16 254 12 2016 120 10 265 4

chính) Khái niệm: dịch vụ kế toán được hiểu là quá trình cung cấp các dịch vụ kế toán, đóng vai trò như một kế toán trưởng, giúp khách hàng trong việc lập các báo cáo tài chính, lên các phương án tư vấn về thuế và các vấn đề kế toán, các công việc liên quan thuộc nội dung của công tác về kế toán cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu.

Trong những năm gần đây, nhà nước liên tục đưa ra các chính sách, điều chỉnh đối với hệ thống kế toán nhằm thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán bởi thông qua các hoạt động này, những doanh nghiệp thông thường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sẽ được hộ trợ một cách chính xác, đắc lực trong việc thu thập và xử lý các thông tin mảng kinh tế áp theo đúng các nguyên tắc của luật định từ đó góp phần không nhỏ trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế và quan trọng nhất đó là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ càng phát triển thì tính công khai, tính minh bạch của thông tin lĩnh vực kinh tế, tài chính cũng được tăng cường, từ đó “ lành mạnh hóa” kinh tế nước ta.

Chính vì những lý do nêu trên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán được khuyến khích thành lập, mở rộng và phát triển do đó lĩnh vực này đã có những bước tiến đáng kể, hoạt động mạnh và sâu rộng hơn. Số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và kế toán cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên các doanh nghiệp lớn là chưa nhiều mà chủ yếu chỉ là những doanh nghiệp dạng vừa và nhỏ.

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thị trường chủ yếu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán. Ngoài ra, chỉ một vài địa phương, thành phố khác có loại hình dịch vụ này và chủ yếu đó là những văn phòng chi nhánh được các công ty, doanh nghiệp tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh phân bổ để thuận tiện cho quá trình làm việc của mình. Sở dĩ, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán tại các địa phương ngoài địa bàn Hà Nôi và thành phố Hồ Chí Minh còn chưa nhiều hay có thể nói là ít mặc dù chính phủ đã và đang nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực, ngành nghề này là do nhu cầu về sử dụng dịch vụ kế toán còn thấp, nhiều doanh nghiệp vẫn còn e dè trong việc cung cấp các thông tin tài chính ra bên ngoài, lo ngại vấn đề vấn đề bảo vệ thông tin hay đơn giản là chưa thích ứng được cu hướng phát triển mới, ưu tiên sự dụng kế toán nội bộ công ty hơn là thuê các dịch vụ kế toán từ bên ngoài,....

Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và kế toán đã và đang đối mặt với nhiều thách thức đến từ yêu cầu của nhà nước, tác động của chính sách, quy định quốc tế, nhịp độ phát triển của kinh tế và quan trọng nhất là các yếu tố kìm hãm về yếu tố nhu cầu của thị trường. Cụ thể các thách thức đó có thể kể đến : những khó khăn gặp phải trong việc tăng cường, củng cố niềm tin từ công chúng, từ các nhà đầu tư và đặc biệt là bộ phận doanh nghiệp khách hàng để họ tin tưởng giao phó những thông tin nội bộ doanh nghiệp, tin tưởng vào quá trình xử lý thông tin của kế toán trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, tin tưởng vào chất lượng của các dịch vụ có tại đó các doanh nghiệp trong lĩnh vực này; Những yêu cầu đặt trong vấn đề đạo tạo để duy trì và nâng cao hơn nữa về trình độ của hệ thống kế toán trong doanh nghiệp đảm bảo nguồn nhân lực bắt kịp được cập nhật kịp thời những thay đổi về chính sách quy định và những hướng dẫn hành nghề cập nhật bởi nhà nước đồng thời làm việc chuyên nghiệp, tuân theo đúng những chuẩn mực kế toán, cung cấp đúng và đủ chất lượng những

yêu cầu từ phía khách hàng, một thách thức nữa không thể không kể đến đó là vấn đề vấn đề vận hành đúng cách, không thể để bản thân doanh nghiệp bị thụt lùi, đánh bại trong thị trường đầy tính cạnh tranh: cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, tài chính theo phương thức truyền thông với nhau và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp truyền thống với phi truyền thống và với các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình vận hành và phát triển.

Bên cạnh những thách thức kể trên ta có thể tin tưởng một tương lai phát triển vững mạnh hơn nữa đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán bởi những tiềm năng thấy rõ để phát triển vấn đề này:

- Như đã đề cập ở trên thì tất cả những nhu cầu của thị trường trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán chính là một trong những vấn đề then chốt để mở rộng quy mô

phát triển lĩnh vực này. Do đó, nhà nước ta vẫn đang xem xét, nghiên cứu ban hành những chính sách mới nhằm thúc đẩy nhu cầu thị trường dịch vụ kế toán trong nước. - Song song với tiến trình hội nhập một cách sâu rộng nền kinh tế quốc tế tiến

tới mục tiêu hoà nhập với chính sách, phương hướng phát triển toàn cầu, vấn đề công khai, lành mạnh hoá các thông tin kế toán tài chính cũng vì thế mà được chú trọng và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đi theo hướng đi này, do vậy các dịch vụ mà các doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ kế toán cung cấp đang dần được biết đến và sử dụng nhiều hơn.

- Nhà nước bên cạnh việc thúc đẩy thị trường lĩnh vực dịch vụ kế toán thì cũng đang từng bước nới lõng những quy định được cho là kìm hãm sự phát triển trong lĩnh vực này thông qua các hành động cụ thể như sửa đổi, ban hành mới để tiến tới hoàn thiện hệ thống các cơ sở pháp lý liên quan đến những quy định đặt ra về điều kiện hình thành và phát triển kinh doanh đối với các dịch vụ kế toán; Nới lỏng nhưng đi làm với đó là yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo đối với kế toán viên lành nghề, kế toán viên chuyên nghiệp, đảm bảo về chất lượng thi, cấp làm với đó là việc quản lý chứng chỉ của kế toán lành nghề, kế toán chuyên nghiệp, các chính sách sửa đổi và ban hành mới này được tiến hành một cách song song, không tách rời quá trình sửa đổi về hế thống chuẩn mực kế toán Việt Nam nhằm đảm bảo chế độ kế toán hợp lý bởi điều kiện, bối cảnh nước nhà nhưng vẫn tiệm cận với những thông lệ, những quy tắc, chuẩn mực quốc tế từ đó tạo tiền đề hình thành

cấp dich vụ kế toán tại Việt Nam và thúc đẩy các doanh nghiệp trong lĩnh vực này tiến xa hơn, vươn mạnh ra thị trường quốc tế trong thời gian tới.

- Nhìn vào quá trình phát triển 10 năm gần đây của hệ thống các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán ta thấy năm 2008 lĩnh vực này với 18 doanh nghiệp hoạt động và quản lý với con số khá khiêm tốn: chỉ 30 kế toán chuyên nghiệp thì sau 10 năm tức là đến năm 2018 quy mô về lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán đã được mở rộng các doanh nghiệp mới được thành lập ngày một nhiều, đội ngũ kế toán viên chuyên nghiệp được tuyển dụng trong các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng ngày một tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2018 có 260 kế toán là các kế toán chuyên phục vụ ch hơn 120 doanh nghiệp đang có trên thị trường hoạt động trong mảng này. Như vậy tốc độ phát triển là không cao nhưng nhìn chung là có thể kì vọng hơn nữa vào quá trình phát triển của loại hình doanh nghiệp này trong tương lai.

Một vấn đề nữa không thể không đề cập đến khi xét về tổng quan các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán tại Việt Nam đó là những hạn chế tồn động gây ra những thách thức cho sự phát triển của lĩnh vực ngành nghề này:

- Thứ nhất phải kể đến vấn đề nhận thức về cung cấp dịch vụ kế toán và quá trình hành nghề kế toán vẫn chưa thật sự thống nhất và đầy đủ. Vẫn còn tồn đọng những hiểu biết, cái nhìn sai, méo mó về thị trường và nghề cung cấp dịch vụ kế toán từ phía chính. Các kế toán viên và đặc biệt là các doanh nghiệp (trong khi đó, các doanh nghề nghiệp thông thường lĩnh vực sản xuất, kinh doanh lại là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường về sử dụng kế toán)

- Thứ hai, như đã nhắc đến ở trên, cho đến nay, quy mô doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp kế toán gồm có hơn 120 công ty, doanh nghiệp tuyển dụng hơn 260 kế toán viên là những kế toán chuyên nghiệp. Có thể nói là lĩnh vực này đang trên đà phát triển nếu xét riêng về sự tăng lên về số lượng trong ngày. Tuy nhiên để so với toàn nền kinh tế với hơn 600 nghìn doanh nghiệp trong đất nước với hơn 90 triệu dân thì con số này có thể nói là chiếm tỷ trọng quá nhỏ. Số lượng kế toán viên chuyên nghiệp lành nghề có quá ít, dó đó nhà nước vẫn đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện phương pháp chính sách đào tạo, thi cấp và quản lý chính chỉ hành nghề của bộ phận kế toán đặc biệt là kế toán viên chuyên nghiệp nên kĩ năng nghề nghiệp hay năng lực của kế toán còn hạn chế. Lĩnh vực dịch vụ kế

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam

IFAC’s & ACCA’s code of Ethics for professional accountants

toán do chưa hoàn thiện về hệ thống chính sách quản lý nên phát triển theo hướng tự do, khó kiểm soát, quản lý, phát triển một cách tự phát chính vị thế mà thị trường trong lĩnh vực này hình thành và phát triển theo hướng chưa thật sự lành mạnh dẫn đến sự phát triển một cách đúng đắn về đối với một thị trường đích thực bị kìm hãm, cản trở.

- Thứ ba, nhìn vào đối tưởng trong doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ kế toán chủ yếu là các doanh nghiệp, công ty vừa và nhỏ và siêu nhỏ. Sử dụng nhằm mục đích tiết kiệm về chi phí nên để thu hút và duy trì lượng cầu đều tất yếu là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán phải giữ giá dịch vụ ở mức thấp, thực trạng giá chí phí các loại hình dịch vụ kế toán thấp như vậy tạo ra khó khăn cho vấn đề phát triển tại các công ty này.

- Thứ tư, có thể nhìn nhận được dựa trên vấn đề thứ ba. Chính vì giá phí cung cấp dịch vụ ở mức thấp, điều đó dẫn đến doanh thu của các doanh nghiệp này không cao, hạn chế trong vấn đề phát triển công ty nên đông nghĩa với việc loại hình các dịch vụ của những công ty trong lĩnh vực này còn tương đối hạn hẹp, khó để mở rộng.

- Thứ năm, theo như số liệu ghi nhận trên báo cáo tài chính của đa phần các công ty doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán ở nước ta thì doan thu thu được chủ yếu đến từ một loại hình dịch vụ duy nhất đó là tư vấn. Các dịch vụ còn lại liên quan đến các hoạt động hầu như là không có hoặc có nhưng chiếm một tỷ trọng nhỏ, không đáng kể

- Cuối cùng là vấn đề thiếu nhân lực đáp ứng các yêu cầu cơ bản và cần thiết về năng lực chuyên môn và những kinh nghiệm làm việc trên thực tế nên khó để mở rộng quy mô doanh nghiệp nói riêng và quy mô lĩnh vực ngành nghề cung cấp dịch vụ kế toán nói chung. Để kiểm soát chất lượng về hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán theo hướng đi sâu vào để đánh giá một cách khách quan, đúng tiêu chuẩn về chất lượng thực sự của các dịch vụ đang cung cấp mà trên thực tế hiện nay, vấn đề kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp này có đảm bảo được các yêu cầu, quy định của nhà nước và hiệp hội kế toán không, đồng thời xem xét tình trạng tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp để lấy đó làm tiêu chí đánh gia chất lượng các loại hình doanh nghiệp này.

Bảng 2.2. So sánh sự khác nhau giữa chuẩn mực của Việt Nam và chuẩn mực quốc tế

Chính trực Intergrity

Khách quan Objectivity

Năng lực chuyên môn và tính thận trọng Professional Competence and Due care

Tính bảo mật Confidentiality

Tư cách nghề nghiệp Professional behaviors

Nhìn chung, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán viên giữa Việt Nam quốc tế khá giống nhau. Tuy nhiên, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam quy định chung cho cả Kế toán và Kiểm toán còn có thêm hai yếu tố nữa đó là tính độc lập và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.

Độc lập đối với kế toán có thể hiểu là lợi ích bản thân không bị ảnh hưởng bởi người khác, đưa ra những thông tin kế toán dựa trên quá trình làm việc nghiêm túc, chính xác và không phụ thuộc vào bất kì nhân tố bên ngoài nào trong quá trình làm việc.

Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn chính là tuân thủ theo tất cả những quy định trong bộ chuẩn mực nghề nghiệp xuyên suốt quá trình làm việc.

Ngoài ra, những văn bản hướng dẫn áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của bộ Tài chính cũng được soạn thảo và ban hành dựa trên tình hình kinh tế, văn hoá, chính trị - pháp luật trong nước nên cũng tạo ra nhiều khác biệt trong quá trình áp dụng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán Việt Nam so với quốc tế.

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tại việt nam nghiên cứu đối với kế toán viên trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w