Quản lý và phát hiện những sai phạm trong tuân thủ các chuẩn mực đạo

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tại việt nam nghiên cứu đối với kế toán viên trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,khoá luận tốt nghiệp (Trang 69 - 72)

đức nghề nghiệp kế toán viên.

Sự quản lý và giám sát của các cấp có thẩm quyền trong doanh nghiệp, đặc biệt trong vấn đề ngăn ngừa các hành động gian lận qua đó làm giảm các cơ hội để

kế toán thực hiện những hành vi trái với các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định và phát hiện các gian lận từ những hành vi trái đạo đức nghề nghiệp đó, qua đó tích cực thuyết phục những cá nhân, phòng ban không tiếp tục thực hiện các hành vi mang tính gian lận, trái đạo đức nghề nghiệp vì khả năng cao sẽ bị phát hiện đồng thời xử phạt nghiêm. Vấn đề này, gồm việc cam kết nhằm tạo ra một nền văn hóa mang tính trung thực với những hành vi kế toán cam kết đảm bảo về tính đạo đức. Tuy nhiên, những chính sách rà soát, quản lý và phát hiện những sai phạm trong tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán viên hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa được hoàn thiện. Chính vì nhược điểm ở đây là sự chưa hoàn thiện về chính sách, vì vậy giải pháp đưa ra đó là hoàn thiện dần các chính sách về quản lý, rà soát, khoanh vùng những sai phạm đạo đức thường xuyên diễn ra tại cac doanh nghiệp từ việc nghiên cứu, phân tích các rủi ro thị trường kinh tế đang hiện hữu có thể dẫn đến các vấn đề về sai phạm đó. Đồng thời, chú trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như toàn ngành kiểm toán cũng như là một trong những giải pháp hữu hiệu cho những vấn đề này bởi trên thực tế không phải không có những sai phạm kế toán có sự thông đồng giữa bộ phận kế toán của nội bộ doanh nghiệp với kiểm toán viên của các công ty kiểm toán, việc những sai phạm được kiểm toán viên thông đồng, che dấu như vậy dẫn đến việc phát hiện kịp thời những thông tin kế toán, tài chính thiếu trung thực là rất khó thực hiện. Do đó, ngoài việc thực hiện các chính sách giám sát của nhà nước trong phát hiện các sai phạm đạo đức của kế toán viên hành nghề thì song song với việc ban hành các chính sách bắt buộc, hoàn thiện đội ngũ kiểm toán nói chung về năng lực hành nghề phát hiện các sai phạm kế toán và về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán trung thực đáp ứng đầy đủ các yếu tố đạo đức, yêu cầu việc thành lập và ban hành các báo cáo kiểm toán là một việc hết sức cần thiết.

Xây dựng, củng cố các chính sách giám sát và phát hiện kịp thời những sai phạm đạo đức kế toán không chỉ là vấn đề quan trọng đối với nhà nước mà còn đối với nội bộ toàn thể các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp cần có cho mình một bộ quy tắc riêng trong phát hiện những sai phạm xảy ra. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với bộ phận kế toán và các thông tin kế toán. Phân chia nhân viên thành hệ thống các phòng, ban, phối hợp chặt chẽ với nhau, đồng thời giám sát

lẫn nhau trong quá trình làm việc để nâng cao hiệu quả công việc đồng thời ngăn chặn những gian lận, vi phạm đạo đức đối với toàn thể cán bộ công nhân viên trông doanh nghiệp nói chung và hệ thống kế toán nói riêng.

Cập nhật một cách thường xuyên những chuẩn mực kế toán, kiểm toán của quốc tế trong đó bao gồm những chuẩn mực có liên quan đến vấn đề gian lận chủ quan và sai sót khách quan: Từ thời điểm lần đầu tiên ban hành chuẩn mực kế toán, kiểm toán cho đến nay, những chuẩn mực này luôn luôn được cập nhật nhằm phù hợp và hiệu quả khi áp dụng đối với sự đổi thay liên tục của nền kinh tế toàn cầu, chuẩn mực kiểm toán của quốc tế (ISA số 240) được ban hành vào năm 1994, tuy nhiên đến năm 2004, nó đã được thay thế bằng SAS 240. Trong khi đó Việt Nam vẫn giữ nguyên VSA 240 được ban hành vào năm 2001, mà hầu như toàn bộ bộ chuẩn mực này được xây dựng dựa trên chuẩn mực quốc tế ISA số 240 ban hành năm 1994. Do vậy, vấn đề cập nhật lại hoặc ban hành một bộ chuẩn mực mới áp dụng trong nước sao cho phù hợp đối với nên kinh tế quốc tế đồng thời phù hợp đối với diễn biến về gian lận diễn ra một cách phức tạp trong thời gian qua chính là một trong những yêu cầu khách quan và tất yếu.

Để nâng cao tối đa hiệu quả của những chính sách giám sát, đòi hỏi bộ phận giám sát phải được đào tạo để có đủ năng lực, trình độ đặc biệt là nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp kế toán viên đối với chất lượng thông tin được ban hành. Giải pháp quan trọng không thể thiếu ở đây chính là thiết lập những chương trình đào tạo có chất lượng đối với những đối tượng tham gia vào quy trình giám sát kế toán, trong chương trình đào tạo đó có thể bao gồm:

- Định nghĩa đầy đủ về gian lận và các đặc tính của các hành vi trái đạo đức nghề nghiệp

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong giám sát quản lý kế toán và các thông tin kế toán được ban hành.

- Vạch rõ những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuân thủ chuẩn mực đạo đức kế toán trong đó tập trung vào vấn đề phân tích những trường hợp có thể dẫn đến gian lận.

- Chỉ ra được những yếu tố liên quan đến môi trường làm việc và văn hoá của công ty, những yếu tố có thể khiến cho các kế toán viên và các nhân viên bộ phận

khác có liên quan tiến hành hợp lý hoá những sai phạm đạo đức cũng như gian lận họ gây ra...

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực quốc tế về đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tại việt nam nghiên cứu đối với kế toán viên trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,khoá luận tốt nghiệp (Trang 69 - 72)