Để thực hiện thành công kế hoạch triển khai HTQLNL theo ISO 50001:2018 tại doanh nghiệp, điều quan trọng là phải vận dụng triệt để, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình các nguyên tắc cơ bản sau đây:
a) Chính sách Năng lƣợng, các Mục tiêu Năng lƣợng và các hoạt động phải đồng bộ với các mục tiêu kinh doanh của tổ chức;
b) Phƣơng pháp tiếp cận và khuôn khổ để thiết kế, thực hiện, theo dõi, duy trì và cải thiện các kết quả về quản lý năng lƣợng phải nhất quán với văn hóa của tổ chức;
c) Phải có sự cam kết, hỗ trợ đầy đủ của tất cả các cấp độ lãnh đạo để triển khai hệ thống, nhất là lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Lãnh đạo cao nhất phải chứng minh sự cam kết đối với việc thiết lập, thực hiện, vận hành, giám sát, xem xét, duy trì, và cải tiến HTQLNL. Cam kết của lãnh đạo phải bao gồm cả các hoạt động nhƣ đảm bảo sự sẵn có các nguồn lực cần thiết cho HTQLNL và đảm bảo rằng tất cả những nhân viên có ảnh hƣởng đến HTQLNL đều phải đƣợc đào tạo, nâng cao nhận thức và có năng lực thích hợp.
d) Phải hiểu rõ các yêu cầu về sử dụng năng lƣợng, tiêu thụ năng lƣợng và hiệu suất năng lƣợng của tổ chức thông qua việc áp dụng HTQLNL (tham khảo tiêu chuẩn ISO 50001:2018);
e) Đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức về quản lý năng lƣợng; thông báo đến mọi nhân viên và các bên quan tâm liên quan về yêu cầu/ ràng buộc về quản lý năng lƣợng đối với họ theo đúng các Chính sách và tiêu chuẩn về quản lý năng lƣợng và khích lệ sự tham gia thực hiện của họ. Tổ chức phải đảm bảo phân bổ nguồn lực (nhân lực, tài chính, thời gian...) để HTQLNL và các biện pháp kiểm soát đã đề ra đƣợc vận hành trên thực tế. Đồng thời, các nhân viên làm việc trong phạm vi của HTQLNL (duy trì HTQLNL), các văn bản của hệ thống và ngƣời có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kiểm soát phải đƣợc đào tạo thích hợp, trong đó, các nội dung đào tạo tối thiểu là:
Phải có nhận thức đầy đủ về quản lý năng lƣợng nói chung và về yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 50001:2018;
Phải có các phƣơng pháp thực hiện việc Xem xét năng lƣợng, Xây dựng Đƣờng cơ sở năng lƣợng, Xác định Chỉ số kết quả hoạt động năng lƣợng, Xây dựng các biện pháp cải thiện năng lƣợng…
Phải có các phƣơng pháp theo dõi, đánh giá các Chỉ số kết quả hoạt động năng lƣợng, kết quả hoạt động năng lƣợng tại các công đoạn, theo dõi giám sát các đặc trƣng chính của các khu vực/thiết bị sử dụng nhiều năng lƣợng, các đặc trƣng chính của HTQLNL hiệu lực của HTQLNL; hiệu lực và hiệu quả của các biện pháp kiểm soát năng lƣợng; đào tạo đánh giá nội bộ HTQLNL.
f) Phải có quá trình quản lý sự cố quản lý năng lƣợng có hiệu quả;
g) Phải thiết lập, thực hiện có hiệu quả phƣơng pháp quản lý kinh doanh liên tục;
h) Phải thiết lập, thực hiện hệ thống đo lƣờng để đánh giá kết quả thực hiện HTQLNL và xử lý, phản hồi các khuyến nghị để cải tiến hệ thống HTQLNL;
i) Phải cải tiến liên tục HTQLNL theo chu trình P-D-C-A để đảm bảo rằng HTQLNL có hiệu quả và đƣợc duy trì phù hợp với tiêu chuẩn ISO 50001:2018.
Việc xem xét của lãnh đạo đối với HTQLNL theo tần suất đã định để đánh giá các cơ hội cải tiến, nhu cầu thay đổi đối với HTQLNL, kể cả Chính sách Năng lƣợng và các Mục tiêu Năng lƣợng, có chú ý tới các hành động khắc phục và tính hiệu lực của các hành động này.
Phải thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ định kỳ nhằm giúp xác định đƣợc mức độ phù hợp của HTQLNL với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 50001:2018, xác định các điểm không phù hợp và các hành động khắc phục, phòng ngừa liên quan.
Chƣơng 3
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƢỢNG
THEO ISO 50001:2018 TẠI DOANH NGHIỆP
Thực tế áp dụng ISO 50001 về HTQLNL trong những năm qua tại Việt Nam cho thấy số lƣợng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn còn rất khiêm tốn so với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác. Phiên bản ISO 50001:2018 mới đƣợc ban hành năm 2018 nên việc tiếp cận áp dụng hoặc chuyển đổi sang ISO 50001:2018 tại Việt Nam còn nhiều hạn chế đối với đa số các doanh nghiệp.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận và áp dụng ISO 50001:2018 về HTQLNL, trong khuôn khổ Chƣơng trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lƣợng các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (Chƣơng trình 712), một số doanh nghiệp đã đƣợc hỗ trợ tƣ vấn áp dụng thử nghiệm ISO 50001:2018 trong năm 2019.
Chƣơng này giới thiệu quá trình áp dụng thử nghiệm HTQLNL theo ISO 50001:2018 tại 02 doanh nghiệp có lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau ở miền Bắc và miền Nam là Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn Vĩnh Long và Công ty TNHH Gạch Prime Yên Bình.
3.1. Áp dụng thử nghiệm ISO 50001:2018 tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Vĩnh Long