Một số nhận xét từ kinh nghiệm áp dụng thử nghiệm ISO

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN TRIỂN KHAI ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO ISO 50001:2018 TẠI DOANH NGHIỆP (Trang 179 - 184)

g. Kết quả áp dụng thử nghiệm ISO 50001:2018 tại công ty

3.3. Một số nhận xét từ kinh nghiệm áp dụng thử nghiệm ISO

50001:2018

Từ kinh nghiệm và kết quả áp dụng thử nghiệm ISO 50001:2018 tại 02 doanh nghiệp nói trên có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

1. Tiêu chuẩn ISO 50001:2018 có thể áp dụng cho mọi đối tƣợng doanh nghiệp không giới hạn phạm vi do mọi doanh nghiệp

đều phải sử dụng năng lƣợng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ và luôn có nhu cầu giảm thiểu chi phí cho năng lƣợng. Việc áp dụng hệ thống quản lý năng lƣợng theo ISO 50001:2018 thực sự là cần thiết để giúp mọi doanh nghiệp giảm thiểu đáng kể chi phí cho năng lƣợng.

2. Nhận thức của doanh nghiệp, nhất là lãnh đạo cao nhất quyết định việc áp dụng thành công hệ thống quản lý năng lƣợng theo ISO 50001:2018. Khi doanh nghiệp có nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa, tính cần thiết của việc sử dụng hiệu quả năng lƣợng, sẽ chủ động tiếp cận một cách có hiệu quả hơn trong thực hiện, vận hành, duy trì và cải tiến thƣờng xuyên hệ thống quản lý năng lƣợng theo ISO 50001:2018 và mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho chính doanh nghiệp.

3. Do tiêu chuẩn ISO 50001:2018 có những yêu cầu đặc thù, trong đó có cả yêu cầu phải đầu tƣ về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng mà để đáp ứng đƣợc đầy đủ, doanh nghiệp thực sự cần đến nguồn lực và nhân sự tại chỗ có trình độ, năng lực thích hợp. Đây lại là một điều kiện mà không phải doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nào cũng dễ dàng đáp ứng đƣợc.

4. Sự cam kết và tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng vận hành và duy trì hệ thống quản lý năng lƣợng của lãnh đạo doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả kiểm soát Năng lƣợng của hệ thống EnMS.

5.Hoạt động hiệu quả của Ban điều hành triển khai ISO 50001:2018 là yếu tố nòng cốt giúp lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức thực hiện đầy đủ, chính xác, đúng tiến độ tất cả các giai đoạn triển khai hệ thống theo kế hoạch đã định. Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ, Trƣởng ban điều hành có thể chính là lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp để việc điều hành đƣợc hiệu quả, trực tiếp. Đối với các

doanh nghiệp quy mô vừa hoặc lớn, Trƣởng ban cũng phải là thành viên trong Ban lãnh đạo của doanh nghiệp để đủ thẩm quyền, quyền hạn, trách nhiệm để chỉ đạo quá trình thực hiện và huy động đƣợc các nguồn lực cần thiết.

Thành phần của Ban điều hành cần bao gồm đại diện của các đơn vị, bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm đối với các quá trình sản xuất kinh doanh và quá trình hỗ trợ trong doanh nghiệp thuộc phạm vi/ ranh giới thực hiện EnMS để đảm bảo nhận diện đầy đủ các dữ liệu, thông tin về sử dụng năng lƣợng, vận hành thiết bị, chi phí cho năng lƣợng.

Đặc biệt, việc sẵn có nhân sự tại chỗ có kiến thức về quản lý năng lƣợng đƣợc phân công chuyên trách về năng lƣợng tham gia vào Ban điều hành là một điều kiện thuận lợi để tham mƣu cho lãnh đạo doanh nghiệp về các vấn đề thuộc lĩnh vực này.

Trƣờng hợp không có sẵn nguồn nhân lực này, doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng nguồn lực ở bên ngoài với cơ chế kiểm soát thích hợp để hỗ trợ, tƣ vấn cho doanh nghiệp triển khai xây dựng, áp dụng hệ thống EnMS.

6. Việc lựa chọn phƣơng pháp xây dựng Đƣờng cơ sở năng lƣợng và chỉ số hiệu quả năng lƣợng tùy thuộc vào thực trạng áp dụng của đơn vị.

Đối với những loại hình sản xuất có phụ tải nền ít, có thể sử dụng đƣờng cơ sở theo công thức y=ax, trong đó y là năng lƣợng tiêu thụ, x là biến phụ thuộc, tính theo đầu ra của hệ thống sử dụng năng lƣợng. Tuy nhiên, đối với loại hình sản xuất có phụ tải nền cao (hệ thống/thiết bị đã vận hành, đã tiêu tốn năng lƣợng nhƣng chƣa ra sản phẩm - ví dụ quá trình khởi động thiết bị…), xem xét việc sử dụng

phƣơng pháp hồi quy tuyến tính, cụ thể: y= ax+b (đối với 1 biến phụ thuộc), hoặc y = a1x1+a2x2+…+b (đối với nhiều biến phụ thuộc).

7. Triển khai các biện pháp cải thiện năng lƣợng:

Các biện pháp cải thiện năng lƣợng có thể là các biện pháp thay đổi hành vi đối với tiết kiệm năng lƣợng, sau đó mới là các biện pháp kỹ thuật. Thay đổi hành vi đôi khi không mất nhiều chi phí, nhƣng hiệu quả rất đáng ghi nhận, nếu đơn vị thực hiện kiên quyết và triệt để./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- https://www.iso.ch

- https://www.iso.org/the-iso-survey.html

- ISO 50001:2018 - Energy Management Systems - Requirements with guidance for use

- ISO 50004:2014 - Energy Management Systems - Guidance for the implementation, maintenance and improvement of an energy management system

- ISO 50006:2014 - Energy Management Systems - Measuring energy performance using energy baselines (EnB) and energy performance indicators (EnPI) - General principles and guidance

- ISO 50015:2014 - Energy Management Systems - Measurement and verification of energy performance of organizations - General principles and guidance

- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Phổ biến, hướng dẫn áp dụng VietGAP và ISO 50001 cho các

tổ chức, doanh nghiệp” (mã số 03.10/2016-DA2), thuộc Dự án “Thúc

đẩy hoạt động năng suất và chất lƣợng”, thuộc Chƣơng trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.

NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 4 - Tống Duy Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội ĐT: 024.3825.2916 - Fax: 024.3928.9143

E-mail: nxbhanoi@yahoo.com.vn QUẢN LÝ NĂNG LƢỢNG THEO

TIÊU CHUẨN ISO 50001:2018 Nội dung cơ bản và hƣớng dẫn áp dụng

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Tổng Giám đốc - Tổng biên tập VŨ VĂN VIỆT

Biên tập: Hoàng Thị Thùy Linh Sửa bản in: Vũ Kim Thanh Trình bày: Vũ Kim Thanh Thiết kế bìa: Đặng Duy Đức

Đối tác liên kết: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Địa chỉ: Số 8, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

In 800 cuốn, khổ 15 x 22 cm, tại Công ty Cổ phần in Hà Nội. Địa chỉ: Lô 6B CN5 cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. ĐKKHXB số: 3899-2020/CXBIPH/18-248/HN, cấp ngày 25 tháng 9 năm 2020. QĐXB số: 1876/QĐ-HN, cấp ngày 02 tháng 11 năm 2020. In xong và nộp lƣu chiểu năm 2020.

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN TRIỂN KHAI ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO ISO 50001:2018 TẠI DOANH NGHIỆP (Trang 179 - 184)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)