Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiến trình dạy học chủ đề tích hợp không khí và sự sống cho học sinh trung học phổ thông​ (Trang 31 - 36)

8. Cấu trúc khóa luận

1.2.4. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp

Quy trình tổ chức dạy học có thể qua 7 bƣớc nhƣ sau:

Bƣớc 1: Lựa chọn chủ đề

Bƣớc 2: Xác định các vấn đề (câu hỏi) cần giải quyết trong chủ đề

Bƣớc 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết các vấn đề

Bƣớc 4: Xây dựng mục tiêu dạy học của chủ đề

Bƣớc 5: Xây dựng nội dung các hoạt động dạy học của chủ đề

Bƣớc 6: Lập kế hoạch dạy học chủ đề

Bước 1: Lựa chọn chủ đề

Các chủ đề tích hợp thƣơng sẽ đƣợc đƣa ra hoặc gợi ý trong chƣơng trình. Tuy nhiên, giáo viên cũng có thể tự xác định chủ đề tích hợp sao cho phù hợp với hoàn cảnh địa phƣơng hoặc trình độ của HS, để xác định chủ đề cần:

+ Rà soát các môn học qua khung chƣơng trình hiện có; các chuẩn kiến thức, kĩ năng; chuẩn năng lực để tìm ra các nội dung dạy học gần nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học của chƣơng trình hiện hành.

+ Tìm ra những nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địa phƣơng, đất nƣớc để xây dựng chủ đề/ bài học gắn với thực tiễn, có tính phổ biến, gắn với vốn kinh nghiệm của HS và phù hợp với trình độ nhận thức của họ.

+ Tham khảo sách chuyên ngành ở bậc đại học, ví dụ các sách về: Thổ nhƣỡng; Khí tầng thấp; Vật lý y sinh; Năng lƣợng tái tạo,… qua đó có thể tìm đƣợc thêm nguồn thông tin tham khảo cũng nhƣ cơ sở khoa học của chủ đề bởi các nội dung chuyên ngành này cũng đã mang tính tích hợp.

Khi lựa chọn chủ đề GV cần phải trả lời các câu hỏi:  Tại sao cần phải tích hợp?

 Tích hợp nội dung nào là hợp lí? Các nội dung cụ thể đó là gì? Thuộc các môn học, bài nào trong chƣơng trình?

 Logic và phát triển các nội dung đó nhƣ thế nào?  Thời lƣợng cho bài học tích hợp dự kiến là bao nhiêu?

Từ đó, xác định và đặt tên chủ đề/bài học. Tên chủ đề/bài học làm sao phải phản ánh đƣợc, phủ đƣợc nội dung của chủ đề/bài học và hấp dẫn đƣợc học sinh.

Bước 2: Xác định các vấn đề (câu hỏi) cần giải quyết trong chủ đề

Đây là bƣớc định hƣớng các nội dung cần đƣợc đƣa vào trong chủ đề. Các vấn đề này là những câu hỏi mà thông qua quá trình học tập chủ đề học sinh

có thể trả lời đƣợc. Ví dụ: với chủ đề Năng lƣợng tái tạo, các vấn đề cần giải quyết nhƣ là: Năng lƣợng là gì?, Năng lƣợng tái tạo là gì?, Có những loại năng lƣợng tái tạo nào?

Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề

Dựa vào việc giải quyết các vấn đề mà chủ đề đặt ra, GV sẽ xác định đƣợc kiến thức cần đƣa vào trong chủ đề. Các kiến thức này có thể thuộc một môn học hoặc nhiều môn học khác nhau. Các nội dung chủ đề đƣa ra cần dựa trên các mục tiêu đã đề ra, tuy nhiên cần phải có tính gắn kết với nhau. Đối với nhiều chủ đề tích hợp, việc xác định mục tiêu và xây dựng nội dung chủ đề đôi khi diễn ra đồng thời.

Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề

Để xác định mục tiêu dạy học, cần rà soát xem kiến thức cần dạy, kỹ năng cần rèn luyện thông qua chủ đề tích hợp ở từng môn là những kiến thức, kỹ năng nào. Đồng thời căn cứ vào cấu trúc các năng lực chung là năng lực chuyên biệt của môn khoa học tự nhiên để xác định các năng lực của HS (đặc biệt là các năng lực xuyên môn) có thể đƣợc hình thành và phát triển thông qua chủ đề.

Có 3 loại kiến thức cần quan tâm khi xây dựng tổ chức các chủ đề dạy học tích hợp là:

+ Kiến thức đã học: Những kiến thức này học sinh đã biết và đƣợc sử dụng làm nền tảng cho xây dựng chủ đề mới. Những kiến thức này không phải là mục tiêu dạy học của chủ đề.

+ Kiến thức sẽ học: Đây là kiến thức dự kiến đƣợc học sinh chiếm lĩnh thông qua dạy học chủ đề tích hợp, những kiến thức này đƣợc ghi trong mục tiêu dạy học. Những kiến thức này thông thƣờng lấy từ các kiến thức trọng tâm, các môn học có liên quan đến chủ đề.

+ Kiến thức cơ sở khoa học: Một số kiến thức mở rộng, cung cấp dƣới dạng thông tin để qua đó giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng, phát triển năng lực. Những nội dung kiến thức này đƣợc cung cấp dƣới dạng thông tin tham khảo, bài đọc thêm và cũng không phải là kiến thức trọng tâm của bài.

Việc xác định mục tiêu này đôi khi diễn ra đồng thời với việc xác định các nội dung, các hoạt động học tập của chủ đề tích hợp. Dựa vào mục tiêu sẽ chọn lọc nội dung trình bày ngắn gọn, súc tích, tránh đƣa vào bài quá nhiều kiến thức mà không phân biệt đƣợc kiến thức chính yếu với kiến thức thứ yếu. Ngoài ra, dựa vào mục tiêu để biết cách sắp xếp, trình bày nội dung kiến thức một cách dễ hiểu, mạch lạc, logic, chặt chẽ, giúp HS hiểu bài và ghi bài một cách dễ dàng.

Bước 5: Xây dựng nội dung hoạt động dạy học của chủ đề

Tiến hành xây dựng nội dung các hoạt động dạy học: Chủ đề gồm những hoạt động nào, từng hoạt động đó thực hiện vai trò gì trong việc đạt đƣợc mục tiêu toàn bài; các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học nào sẽ đƣợc sử dụng; tƣ liệu, phƣơng tiện, thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học,…

Có thể chia hoạt động theo vấn đề cần giải quyết hoặc theo cấu trúc nội dung của chủ đề. Mỗi nội dung nhỏ, hoặc một vấn đề cần giải quyết của chủ đề có thể đƣợc xây dựng thành một hoặc vài hoạt động dạy học khác nhau. Ứng với mỗi hoạt động, GV cần thực hiện các công việc sau:

+ Xác định mục tiêu hoạt động.

+ Xây dựng nội dung học dƣới dạng các tƣ liệu học tập; phiếu học tập… + Chuẩn bị phƣơng tiện, thiết bị dạy học cho hoạt động.

+ Dự kiến nguồn nhân lực, vật lực để tổ chức hoạt động. + Lập kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học.

+ Xây dựng công cụ đánh giá mục tiêu hoạt động: Mỗi hoạt động GV cần có công cụ đánh giá mục tiêu hoạt động tƣơng ứng. Công cụ đánh giá có thể

dƣới dạng câu hỏi, bài tập hoặc một nhiệm vụ cần thực hiện và các phiếu tiêu chí đánh giá hoạt động đó.

+ Dự kiến thời gian cho mỗi hoạt động.

Bước 6: Lập kế hoạch dạy học chủ đề

Bài dạy sẽ tƣơng ứng với mục tiêu, nội dung đã đƣợc xác định ở những bƣớc trên để đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi. Vì vậy để thực hiện đƣợc bài dạy tích hợp GV không những cần chuẩn bị tốt kiến thức bộ môn mà còn phải biết chọn lọc những nội dung ngắn gọn, súc tích nhất ở bộ môn khác.

Ở bƣớc này giáo viên cần phải lập kế hoạch chi tiết cho dạy học chủ đề: sắp xếp từng hoạt động cho phù hợp với mục tiêu và nhận thức của học sinh, hình thức tổ chức các hoạt động, thời gian cho hoạt động đó.

Bước 7: Tổ chức dạy học và đánh giá

Sau khi tổ chức dạy học chủ đề, GV cũng cần đánh giá các mặt nhƣ: + Tính phù hợp thực tế dạy học với thời lƣợng dự kiến.

+ Mức độ đạt đƣợc mục tiêu học tập qua đánh giá các hoạt động học tập. + Sự hứng thú của HS với chủ đề thông qua quan sát và qua phỏng vấn. + Mức độ khả thi với điều kiện cơ sở vật chất.

Việc đánh giá tổng thể chủ đề giúp GV điều chỉnh, bổ sung chủ đề cho phù hợp hơn. Mặt khác, đánh giá HS cho phép GV có thể biết đƣợc mục tiêu dạy học đề ra có đạt đƣợc hay không. Mục tiêu dạy học có thể đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động dạy học và thông qua công cụ đánh giá.

Trong DHTH, bắt buộc cần sự hợp tác của nhiều giáo viên đến từ các môn học khác nhau, từ hợp tác lập kế hoạch bài học về chủ đề, tiến hành bài học, thảo luận về bài học, điều chỉnh kế hoạch bài học, dạy bài học đã chỉnh sửa đến chia sẻ suy nghĩ về bài học. Nếu thiếu sự hợp tác này, DHTH sẽ không hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiến trình dạy học chủ đề tích hợp không khí và sự sống cho học sinh trung học phổ thông​ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)