Các khí nhà kính, nguồn gốc và đặc điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiến trình dạy học chủ đề tích hợp không khí và sự sống cho học sinh trung học phổ thông​ (Trang 56 - 63)

8. Cấu trúc khóa luận

2.3.1.3. Các khí nhà kính, nguồn gốc và đặc điểm

Bảng 2.3. Nguồn gốc và đặc điểm các khí nhà kính

Các khí nhà kính Nguồn gốc Đặc điểm

CO2 Sản sinh từ đốt nhiên

liệu hóa thạch (than, dầu, khí,…) và khai thác rừng.  Chiếm khoảng một nửa khối lƣợng khí nhà kính.  Đóng góp tới 60% cho quá trình làm tăng nhiệt độ khí quyển. Từ 1975 đến nay, nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên 28%.

Mê tan (CH4) Sản sinh ra từ ruộng lúa

nƣớc, phân súc vật, mỏ khai thác nhiên liệu.

 Xếp thứ hai sau CO2 về khối lƣợng.

 Xếp thứ hai sau CO2

trong quá trình làm tăng nhiệt độ khí quyển.  Khoảng cuối thập kỷ 1960 mới có những đo đạc chính thức.

Các khí nhà kính Nguồn gốc Đặc điểm

Ô zôn đối lƣu (O3) Tạo ra trong tự nhiên, sản sinh từ động cơ ô tô, xe máy, nhà máy điện,…

 Ô zôn đối lƣu làm tăng nồng độ khí nhà kính trong khi Ô zôn bình lƣu đƣợc gọi là lá chắn bảo vệ sinh vật trên Trái đất khỏi các tia bức xạ tử ngoại khỏi mặt trời.  Xếp thứ ba sau khí CO2 và CH4 về khối lƣợng.  Xếp thứ ba sau khí CO2 và CH4 trong quá trình làm tăng nhiệt độ khí quyển.  Từ năm 1975 đến nay tăng khoảng 15%.

Ô-xit Nito (N2O) Vốn có trong khí quyển,

sản sinh ra từ đốt nhiên liệu hóa thạch, sản xuất và sử dụng phân bón, sản xuất hóa chất, phá rừng,…

 Mới đƣợc đo đạc trong khoảng vài mƣơi năm gần đây.

Từ đầu thế kỷ đến nay tăng khoảng 8%.

Các khí nhà kính Nguồn gốc Đặc điểm

Clorofluorocarbons (CFC)

Hoàn toàn do hoạt động nhân tạo sinh ra, sản sinh ra từ thiết bị làm lạnh (điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, bình xịt mỹ phẩm),…

 Bắt đầu xuất hiện từ năm 1930.

 Từ năm 1970, đƣợc phát hiện là tác nhân phá hủy tầng Ô zôn.

Hơi nƣớc (H2O) Vốn có trong tự nhiên.  Đóng vai trò quan

trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ Trái đất thông qua mây.

 Hình thành và mất đi nhanh chóng.

 Đang đƣợc nghiên cứu về vai trò đối với biến đổi khí hậu.

2.3.1.4. Tác động của hiệu ứng nhà kính

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hiệu ứng nhà kính gây nên những tác động khó lƣờng đến biến đổi khí hậu và cuộc sống của con ngƣời nhƣ:

- Sự thay đổi khí hậu: bão, hạn hán, lũ lụt trở nên thƣờng xuyên hơn. Hiện tƣợng sa mạc hóa tăng lên.

- Tuyết, băng ở các cực, các tảng băng trôi trên biển tan dẫn đến làm tăng mực nƣớc biển.

- Các đảo thấp, các đồng bằng đông dân cƣ có nguy cơ bị nhấn chìm. - Một số loài động vật và thực vật biến mất.

- Sức khỏe con ngƣời bị đe dọa: ô nhiễm, bệnh dịch tăng,…

2.4. Ô nhiễm không khí

2.4.1. Khái niệm

+ Ô nhiễm môi trƣờng là vấn đề tổng hợp, nó đƣợc xác định bằng sự biến đổi môi trƣờng theo hƣớng không tiện nghi, bất lợi đối với cuộc sống con ngƣời, động vật, thực vật do các hoạt động của chính con ngƣời gây ra ở quy mô, mức độ và bằng các phƣơng thức khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm thay đổi thành phần hóa học, tính chất vật lý và sinh học của môi trƣờng.

+ Phân loại ô nhiễm môi trƣờng: Có nhiều cách phân loại môi trƣờng nhƣng phổ biến là hai cách phân loại:

Theo đối tƣợng: ô nhiễm không khí, đất, nƣớc,…

 Theo tác nhân gây ô nhiễm: CO2, NOx, các chất độc,…

+ Ô nhiễm môi trƣờng không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe con ngƣời và các sinh vật, gây mùi khó chịu hoặc làm giảm tầm nhìn.

2.4.2. Nguyên nhân

 Do hoạt động của con ngƣời gây ra.

 Do hoạt động tự nhiên: núi lửa, vi sinh vật gây bệnh phát triển…  Ô nhiễm do các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:

- Việc đốt các nhiên liệu đã tạo ra các khí CO, CO2, SO2, NOx,…

- Công nghệ sản xuất không phù hợp hoặc hợp chất rò rỉ, bốc hơi, thất thoát các chất độc hại nhƣ toluen, xylen trong sản xuất sơn, HF trong sản xuất

- Việc sử dụng các nhiên liệu xăng dầu cho các động cơ đã tạo ra một lƣợng đáng kể các khí thải SO2, CO, HC,… đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn.

- Chất ô nhiễm nhân tạo chính trong môi trƣờng không khí: N2O, NO, NO2, SO2, H2S, CO, khí halogen (Cl, Br, I); hợp chất Flo,…

 Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học Các chất hóa học độc hại đƣợc phát tán và tích tụ:

+ Hóa chất (dạng hơi)  Mƣa  Ao, sông, biển, đất  Tích tụ làm ô nhiễm mạch nƣớc ngầm.

+ Hóa chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.  Ô nhiễm do chất phóng xạ

+ Gây đột biến ở ngƣời và sinh vật. + Gây một số bệnh di truyền và ung thƣ.  Ô nhiễm do các chất rắn

Các chất rắn gồm:

+ Đồ nhựa, đồ cao su, dụng cụ kim loại, giấy,…

+ Các chất thải từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là rác thải hữu cơ nhƣ thực phẩm hƣ hỏng, lá cây.

+ Chất thải từ hoạt động xây dựng nhƣ đất, đá, vôi, cát,…

+ Hoạt động y tế thải ra bông băng bẩn, kim tiêm,... Các gia đình thải ra nhiều loại rác nhƣ túi nilong dùng để gói thức ăn.

 Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh

+ Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không đƣợc xử lý (phân rác thải sinh hoạt, xác động vật,…).

+ Sinh vật gây bệnh cho ngƣời qua đƣờng tiêu hóa, hô hấp, ngủ không màn,…

2.4.3. Tác hại

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm không khí đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó khắc phục hơn ở Việt Nam cũng nhƣ trên toàn thế giới. Ô nhiễm không khí đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khỏe của con ngƣời và các động vật.

Đối với động – thực vật.

+ Ô nhiễm không khí gây ảnh hƣởng tai hại cho tất cả sinh vật.

+ Lƣu huỳnh đioxit, Nito đioxit, ozon, fluor, chì, … gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào không khí, làm hƣ hại hệ thống giảm thoát nƣớc và giảm khả năng kháng bệnh.

+ Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF, khi tiếp xúc với nồng độ HF quá lớn thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.

+ Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở động – thực vật trên Trái đất.

+ Các chất gây ô nhiễm không khí có tính acid sẽ kết hợp với các giọt nƣớc trong đám mây làm cho nƣớc có tính acid. Khi những giọt nƣớc rơi xuống mặt đất sẽ gây hại cho môi trƣờng: giết chết cây cối, động vật, cá, … Mƣa acid cũng làm thay đổi tính chất của nƣớc ở các sông, suối, … làm tổn hại đến những sinh vật sống dƣới nƣớc.

Đối với con ngƣời

+ Bụi: Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp. Bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đƣờng máu và các hệ thống khác của cơ thể, bệnh về tim mạch,…

+ SO2: Khí này gây ảnh hƣởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch,…

+ NO2: Khí này làm tổn thƣơng niêm mạc phổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tổn thƣơng các chức năng của phổi, mắt, mũi, họng,…

+ Các hợp chất hữu cơ bay hơi: gồm nhiều hóa chất hữu cơ trong đó quan trọng nhất là benzen, toluene, xylene, … có thể gây nhiễm độc cấp tính nếu tiếp xúc ở liều cao, gây viêm đƣờng hô hấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn huyết học,…

Đối với tài sản

+ Làm gỉ kim loại.

+ Ăn mòn bêtông, mài mòn và phân hủy các chất trên bề mặt sản phẩm. + Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải.

+ Giảm độ bền của giấy, cao su,…

Đối với toàn cầu

+ Mƣa acid.

+ Hiệu ứng nhà kính. + Suy giảm tầng ozon. + Biến đổi nhiệt độ.

2.4.4. Biện pháp khắc phục

Biện pháp kỹ thuật:

+ Thay thế các máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn.

+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí.

Biện pháp quy hoạch:

+ Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân.

+ Khuyến khích ngƣời dân đi lại bằng các phƣơng tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phƣơng tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng, dầu trong không khí.

+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phƣơng tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiến trình dạy học chủ đề tích hợp không khí và sự sống cho học sinh trung học phổ thông​ (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)