8. Cấu trúc khóa luận
1.4.2.2. Quy trình thực hiện dạy học theo góc
a, Giai đoạn chuẩn bị:
+ Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả.
- Lựa chọn nội dung bài học phù hợp: Tùy theo môn học, dạng bài học, GV cần cân nhắc xác định những nội dung học tập sao cho việc áp dụng dạy học theo góc có hiệu quả hơn so với việc sử dụng phƣơng pháp dạy học khác.
- Thời gian học tập: Việc học theo góc không chỉ tính đến thời gian HS thực hiện nhiệm vụ học tập mà GV cần tính đến thời gian GV hƣớng dẫn giới thiệu, thời gian HS lựa chọn góc xuất phát, thời gian HS luân chuyển góc,…
- Không gian lớp học: Nếu không gian lớp học quá nhỏ sẽ khó có thể bố trí các góc học tập riêng biệt.
- Ý thức và khả năng học độc lập của học sinh.
+ Bước 2: Xác định nhiệm vụ và hoạt động cụ thể cho từng góc.
- Đặt tên góc sao cho thể hiện rõ đặc thù của hoạt động học tập ở mỗi góc và hấp dẫn với HS.
- Thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc, quy định thời gian tối đa cho hoạt động ở mỗi góc và các cách hƣớng dẫn để HS chọn góc, luân chuyển góc cho hiệu quả.
- Biên soạn phiếu học tập, văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ, bản hƣớng dẫn tự đánh giá.
- Xác định và chuẩn bị những thiết bị, đồ dùng, phƣơng tiện cần thiết cho HS hoạt động.
b, Tổ chức cho HS học theo góc
+ Bước 1: Sắp xếp không gian lớp học.
Bố trí góc học tập phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập và phù hợp với không gian lớp học. Việc này cần tiến hành trƣớc khi có tiết học.
- Đảm bảo có đủ tài liệu, phƣơng tiện, đồ dùng học tập cần thiết ở mỗi góc.
- Lƣu ý đến việc luân chuyển giữa các góc.
+ Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập; Tên và vị trí các góc. + Bước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các góc.
- HS có thể làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt động.
- GV cần theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hƣớng dẫn, hỗ trợ kịp thời.
- Nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc.
+ Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần). 1.4.2.3. Ưu điểm và hạn chế
a, Ƣu điểm
- HS đƣợc học sâu và hiệu quả bền vững: HS đƣợc tìm hiểu nội dung học tập theo các phong cách khác nhau, theo các dạng hoạt động khác nhau, do đó, HS hiểu sâu và nhớ kiến thức lâu hơn.
- Tăng cƣờng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của HS: HS đƣợc chọn góc theo sở thích và tƣơng đối chủ động, độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ. Do đó, các em cảm thấy hứng thú và thoải mái hơn.
- Tạo đƣợc nhiều không gian cho thời điểm học tập mang tính tích cực. - Tăng cƣờng sự tƣơng tác cá nhân giữa GV với HS, giữa HS với HS, GV luôn theo dõi trợ giúp, hƣớng dẫn khi HS yêu cầu.
- Đáp ứng đƣợc sự khác biệt của HS về sở thích, phong cách, trình độ và nhịp độ.
b, Hạn chế
- Học theo góc đòi hỏi không gian lớp học rộng với số lƣợng HS vừa phải.
- Cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập.
- Không phải bài học/nội dung nào cũng áp dụng đƣợc phƣơng pháp học theo góc.
- Đòi hỏi GV phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động học tập cũng nhƣ đánh giá đƣợc kết quả học tập của HS.