Quy trình thực hiện dạy học hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiến trình dạy học chủ đề tích hợp không khí và sự sống cho học sinh trung học phổ thông​ (Trang 42)

8. Cấu trúc khóa luận

1.4.1.2. Quy trình thực hiện dạy học hợp tác

Khi sử dụng PPDH này, lớp học đƣợc chia thành những nhóm từ 4 đến 6 ngƣời. Tùy mục đích sƣ phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm đƣợc phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, đƣợc duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm đƣợc giao nhiệm vụ giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.

 Bƣớc 1: Làm việc chung cả lớp

+ GV giới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

+ Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.

+ Hƣớng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần).  Bƣớc 2: Làm việc theo nhóm

+ Lập kế hoạch làm việc. + Thỏa thuận quy tắc làm việc.

+ Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập. + Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.

+ Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.  Bƣớc 3: Thảo luận, tổng kết trƣớc toàn lớp

+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

+ Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.

+ GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.

1.4.1.3. Ưu điểm và hạn chế

a, Ƣu điểm

+ Học sinh đƣợc học cách cộng tác trên nhiều phƣơng diện.

+ Học sinh đƣợc nêu quan điểm của mình, đƣợc nghe quan điểm của bạn khác trong nhóm, trong lớp; đƣợc trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và đƣa ra lời giải tối ƣu cho nhiệm vụ đƣợc giao cho nhóm. Qua cách học này, kiến thức của HS sẽ bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học, tƣ duy phê phán của HS đƣợc rèn luyện và phát triển.

+ Các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới và học hỏi lẫn nhau. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do đƣợc giao lƣu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, đƣợc tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra.

+Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của HS thêm phong phú; kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của HS đƣợc phát triển.

b, Hạn chế

Hiện nay ở Việt Nam, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ đã đƣợc thực hiện tƣơng đối phổ biến nhƣng chƣa thực sự hiệu quả do một số hạn chế sau đây:

+ Một số HS do nhút nhát hoặc vì một lí do nào đó không tham gia vào hoạt động chung của cả nhóm, nên nếu GV không phân công hợp lí có thể dẫn đến tình trạng chỉ có một vài HS khá tham gia còn đa số HS khác không hoạt động.

+ Hạn chế do quỹ thời gian.

+ Với những lớp có sĩ số đông hoặc lớp học chật hẹp, bàn ghế khó di chuyển thì khó tổ chức hoạt động nhóm. Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hƣởng đến các lớp khác.

1.4.2. Dạy hc theo góc

1.4.2.1. Khái niệm

Học theo góc là một phƣơng pháp dạy học theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhƣng cùng hƣớng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau. Học theo góc thể hiện sự đa dạng, do đó HS có sở thích và năng lực khác nhau, nhịp độ học tập và phong cách học khác nhau đều có thể tự tìm cách để thích ứng và thể hiện năng lực của mình. Điều này cho phép GV giải quyết vấn đề đa dạng trong hoạt động học tập của học sinh.

1.4.2.2. Quy trình thực hiện dạy học theo góc

a, Giai đoạn chuẩn bị:

+ Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả.

- Lựa chọn nội dung bài học phù hợp: Tùy theo môn học, dạng bài học, GV cần cân nhắc xác định những nội dung học tập sao cho việc áp dụng dạy học theo góc có hiệu quả hơn so với việc sử dụng phƣơng pháp dạy học khác.

- Thời gian học tập: Việc học theo góc không chỉ tính đến thời gian HS thực hiện nhiệm vụ học tập mà GV cần tính đến thời gian GV hƣớng dẫn giới thiệu, thời gian HS lựa chọn góc xuất phát, thời gian HS luân chuyển góc,…

- Không gian lớp học: Nếu không gian lớp học quá nhỏ sẽ khó có thể bố trí các góc học tập riêng biệt.

- Ý thức và khả năng học độc lập của học sinh.

+ Bước 2: Xác định nhiệm vụ và hoạt động cụ thể cho từng góc.

- Đặt tên góc sao cho thể hiện rõ đặc thù của hoạt động học tập ở mỗi góc và hấp dẫn với HS.

- Thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc, quy định thời gian tối đa cho hoạt động ở mỗi góc và các cách hƣớng dẫn để HS chọn góc, luân chuyển góc cho hiệu quả.

- Biên soạn phiếu học tập, văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ, bản hƣớng dẫn tự đánh giá.

- Xác định và chuẩn bị những thiết bị, đồ dùng, phƣơng tiện cần thiết cho HS hoạt động.

b, Tổ chức cho HS học theo góc

+ Bước 1: Sắp xếp không gian lớp học.

Bố trí góc học tập phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập và phù hợp với không gian lớp học. Việc này cần tiến hành trƣớc khi có tiết học.

- Đảm bảo có đủ tài liệu, phƣơng tiện, đồ dùng học tập cần thiết ở mỗi góc.

- Lƣu ý đến việc luân chuyển giữa các góc.

+ Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập; Tên và vị trí các góc. + Bước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các góc.

- HS có thể làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt động.

- GV cần theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hƣớng dẫn, hỗ trợ kịp thời.

- Nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc.

+ Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần). 1.4.2.3. Ưu điểm và hạn chế

a, Ƣu điểm

- HS đƣợc học sâu và hiệu quả bền vững: HS đƣợc tìm hiểu nội dung học tập theo các phong cách khác nhau, theo các dạng hoạt động khác nhau, do đó, HS hiểu sâu và nhớ kiến thức lâu hơn.

- Tăng cƣờng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của HS: HS đƣợc chọn góc theo sở thích và tƣơng đối chủ động, độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ. Do đó, các em cảm thấy hứng thú và thoải mái hơn.

- Tạo đƣợc nhiều không gian cho thời điểm học tập mang tính tích cực. - Tăng cƣờng sự tƣơng tác cá nhân giữa GV với HS, giữa HS với HS, GV luôn theo dõi trợ giúp, hƣớng dẫn khi HS yêu cầu.

- Đáp ứng đƣợc sự khác biệt của HS về sở thích, phong cách, trình độ và nhịp độ.

b, Hạn chế

- Học theo góc đòi hỏi không gian lớp học rộng với số lƣợng HS vừa phải.

- Cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập.

- Không phải bài học/nội dung nào cũng áp dụng đƣợc phƣơng pháp học theo góc.

- Đòi hỏi GV phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động học tập cũng nhƣ đánh giá đƣợc kết quả học tập của HS.

1.4.3. Dạy học theo dự án

1.4.3.1. Khái niệm

Học theo dự án (Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống.

Trong học theo dự án, các hoạt động học tập đƣợc thiết kế mang tính thiết thực, liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, lấy ngƣời học làm trung tâm và gắn kiến thức nhà trƣờng với những vấn đề thực tiễn của thế giới thực tại. Dự án là một bài tập tình huống mà ngƣời học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học.

1.4.3.2. Quy trình tổ chức cho học sinh học theo dự án

3 bƣớc học theo dự án: + Bước 1: Lập kế hoạch - Lựa chọn chủ đề - Xây dựng tiểu chủ đề - Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập + Bước 2: Thực hiện dự án

- Thu thập thông tin - Xử lý thông tin - Tổng hợp kết quả

+ Bước 3: Tổng hợp báo cáo kết quả

- Xây dựng sản phẩm

- Báo cáo trình bày sản phẩm - Đánh giá

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng này khóa luận đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài dạy học tích hợp:

+ Trình bày khái niệm, những thuận lợi và khó khăn của dạy học tích hợp hiện nay, những nguyên tắc và các mức độ dạy học tích hợp.

+ Phân tích khái niệm về năng lực và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học phổ thông, từ đó thấy đƣợc vai trò của DHTH trong phát triển năng lực cho học sinh.

+ Khảo sát và tìm hiểu tình hình vận dụng DHTH ở trong và ngoài nƣớc, qua đó để xây dựng các chủ đề phù hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh.

Những nghiên cứu về thực tiễn và lý luận trong chƣơng 1 là cơ sở để xây dựng tiến trình giảng dạy nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong chủ đề “Không khí và sự sống” – sgk vật lý 10 mà nội dung đƣợc thực hiện trong chƣơng 2 của khóa luận này.

CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “KHÔNG KHÍ VÀ SỰ SỐNG” CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG 2.1. Mục tiêu dạy học của chủ đề

- Trình bày đƣợc các khái niệm: sự nóng chảy, sự bay hơi, sự sôi. - Trình bày đƣợc khái niệm về độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tỉ đối.

- Khai thác các tài liệu khoa học và nêu đƣợc nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính.

- Tìm hiểu đƣợc nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trƣờng, biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trƣờng hiện nay.

- Tiến hành thí nghiệm chứng minh đƣợc sự nóng chảy, sự bay hơi, sự sôi của các chất trong không khí.

- Rèn luyện đƣợc kĩ năng quan sát hiện tƣợng, phân tích tổng hợp vấn đề.

- Rèn luyện đƣợc kĩ năng tích cực, kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn. - Có thể thu nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau từ đó xử lý tốt các thông tin đã thu nhận.

2.2. Nội dung về Không khí và sự sống trong chƣơng trình vật lí Những nội dung kiến thức đã học Những nội dung kiến thức đã học

- Phân biệt đƣợc 3 thể của chất.

- Trình bày đƣợc đặc điểm của các thể: rắn, lỏng, khí.

- Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

Những nội dung kiến thức trọng tâm qua chủ đề

- Định nghĩa và nêu đƣợc các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc; sự bay hơi và sự ngƣng tụ; sự sôi.

- Tiến hành thí nghiệm đo độ ẩm trong không khí.

- Nêu đƣợc định nghĩa hiệu ứng nhà kính, nguồn gốc và đặc điểm của các khí nhà kính.

- Xác định đƣợc nguyên nhân gây ra ô nhiễm và đề xuất các biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí.

2.2.1. Sự nóng chảy

2.2.1.1. Khái niệm

- Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy.

- Quá trình chuyển ngƣợc lại từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.

- Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy (hoặc đông đặc) ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với áp suất bên ngoài xác định. Các chất rắn vô định hình (thủy tinh, nhựa dẻo, sáp nến,…) không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

2.2.1.2. Nhiệt nóng chảy

Nhiệt lƣợng Q cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy:

Q = λm

Trong đó: m là khối lƣợng riêng của chất rắn

λ là nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn, đo bằng J/kg.

Bảng 2.1. Nhiệt nóng chảy riêng λ của một số chất rắn kết tinh

Chất rắn λ (J/kg) Nƣớc đá 3,33. 105 Nhôm 3,97.105 Sắt 2,72.105 Chì 0,25.105 Bạc 0,88.105 Vàng 0,64.105 Thiếc 0,59.105

2.2.1.3. Ứng dụng

Các kim loại đƣợc nấu chảy và giữ ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy tc của chúng để đúc các chi tiết máy, đúc tƣợng và chuông, để luyện thành gang thép và các hợp kim khác nhau.

2.2.2. Sự bay hơi

2.2.2.1. Khái niệm

- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi.

- Quá trình chuyển ngƣợc lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngƣng tụ. Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kỳ và luôn kèm theo sự ngƣng tụ.

2.2.2.2. Hơi khô và hơi bão hòa

- Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngƣng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi khô. Hơi khô tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.

- Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngƣng tụ, hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi bão hòa có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hòa. Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, nó chỉ phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.

2.2.2.3. Ứng dụng

Nƣớc từ biển, sông, hồ,… không ngừng bay hơi tạo thành mây, sƣơng mù, mƣa, làm cho khí hậu điều hòa và cây cối phát triển. Sự bay hơi nƣớc biển đƣợc sử dụng trong ngành sản xuất muối. Sự bay hơi của amoniac, freon,… đƣợc sử dụng trong ngành kĩ thuật làm lạnh.

2.2.3. Sự sôi

2.2.3.1. Khái niệm

- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) xảy ra cả ở bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.

- Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không đổi.

- Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất chất khí ở phía trên bề mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.

2.2.3.2. Nhiệt hóa hơi

Nhiệt lƣợng Q cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi:

Q = Lm

Trong đó: m là khối lƣợng của phần chất lỏng biến thành hơi. L là nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng và đo bằng J/kg.

Bảng 2.2. Nhiệt hóa hơi riêng L của một số chất lỏng ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn. Chất lỏng L (J/kg) Nƣớc 2,3.106 Amoniac 1,4.106 Rƣợu 0,9.106 Ete 0,4.106 Thủy ngân 0,3.106

2.2.4. Độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại và độ ẩm tỉ đối

2.2.4.1. Độ ẩm tuyệt đối

- Độ ẩm tuyệt đối a của không khí trong khí quyển là đại lƣợng đo bằng khối lƣợng m (tính ra gam) của hơi nƣớc có trong 1m3 không khí.

- Đơn vị đo của a là g/m3.

2.2.4.2. Độ ẩm cực đại

- Độ ẩm tuyệt đối của không khí ở trạng thái bão hòa hơi nƣớc có giá trị lớn nhất và đƣợc gọi là độ ẩm cực đại (A).

- Độ ẩm cực đại A có độ lớn bằng khối lƣợng riêng của hơi nƣớc bão hòa tính theo đơn vị g/m3

.

2.2.4.3. Độ ẩm tỉ đối (hay độ ẩm tương đối)

- Độ ẩm tỉ đối (f) của không khí là đại lƣợng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ:

f =

hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần P của hơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tiến trình dạy học chủ đề tích hợp không khí và sự sống cho học sinh trung học phổ thông​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)