8. Cấu trúc khóa luận
1.3.1. Khái niệm năng lực
Ph.N.Gôlôbôlin cho rằng: “Trong khoa tâm lí, ngƣời ta coi năng lực là những thuộc tính tâm lí riêng lẻ của cá nhân, nhờ những thuộc tính ấy mà con ngƣời hoàn thành tốt đẹp một hoạt động nào đó và mặc dù bỏ ra ít sức lao động nhƣng vẫn đạt kết quả cao” [5].
Năng lực của học sinh phổ thông là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ,… phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Nhƣ vậy, Nguyễn Công Khanh đã tiếp cận khái niệm năng lực dƣới góc độ giáo dục học hơn là dƣới góc độ tâm lý [4].
Năng lực là thuộc tính cá nhân đƣợc hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con ngƣời huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhƣ: hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể [8].
Dù định nghĩa năng lực theo cách nào thì giữa các định nghĩa nêu ra đều có điểm chung là năng lực đƣợc thể hiện qua hành động, ta có thể quan sát năng lực thông qua quá trình và kết quả thực hiện hoạt động. Vì vậy năng lực có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Năng lực là khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng, thái độ và các thuộc tính cá nhân khác nhƣ hứng thú, niềm tin, ý chí,… để thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra.
Schneckenberg và Wildt cho rằng việc hình thành năng lực phải trải qua một quá trình có nhiều giai đoạn, giai đoạn trƣớc là tiền đề cho các giai
đoạn sau. Quá trình đó có thể đƣợc mô hình hóa bằng sơ đồ “bậc thang” nhƣ sau:
+ Bƣớc 1: Thu thập, tiếp nhận thông tin.
+ Bƣớc 2: Xử lý thông tin để hình thành kiến thức.
+ Bƣớc 3: Áp dụng kiến thức vào những bối cảnh cụ thể để hình thành khả năng.
+ Bƣớc 4: Khả năng kết hợp với thái độ (động cơ, niềm tin,…) để hình thành hành động có ý nghĩa.
+ Bƣớc 5: Hành động có ý nghĩa phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định sẽ hình thành năng lực.
Để hình thành sự chuyên nghiệp và năng lực nghề nghiệp thì còn cần kết hợp thêm một số yếu tố khác:
+ Bƣớc 6: Năng lực kết hợp với tính trách nhiệm sẽ dẫn đến sự chuyên nghiệp, thành thạo.
+ Bƣớc 7: Sự chuyên nghiệp kết hợp với học hỏi kinh nghiệm sẽ hình thành năng lực nghề nghiệp.
Trong một dự thảo cho đổi mới về chƣơng trình sách giáo khoa sau năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đƣa ra một chƣơng trình tổng thể gồm ba phẩm chất và tám năng lực nhƣ sau: (Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 5/8/2015)
+ Ba phẩm chất là: Sống yêu thƣơng, sống tự chủ và sống có trách nhiệm. + Tám năng lực : Gồm có năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
Sơ đồ các năng lực chung
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc đánh giá mức độ đạt đƣợc các yêu cầu về phẩm chất năng lực của học sinh từng cấp học đƣợc thực hiện thông qua nhận xét các biểu hiện của học sinh đối với các thành tố tƣơng ứng trong từng phẩm chất và năng lực.
Do mục tiêu giáo dục không còn đặt nặng vào việc truyền thụ kiến thức mà là tập trung, chú trọng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cần thiết cho HS nên việc thay đổi quan điểm giáo dục là điều tất yếu. Và
quan điểm DHTH là phù hợp với việc đáp ứng đƣợc mục tiêu hình thành và phát triển năng lực ở HS, nhất là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo – năng lực cần thiết nhất trong thời buổi hội nhập, năng lực mà trong quan điểm dạy học truyền thống chƣa đƣợc tập trung, chú trọng.