Tình hình điều trị Microsporidia gây bệnh viêm loét giác mạc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình phát hiện microsporidla trên mẫu bệnh phẩm viêm loét giác mạc bằng kỹ thuật PCR và realtime PCR​ (Trang 30 - 31)

2. Microsporidia

3.1. Tình hình điều trị Microsporidia gây bệnh viêm loét giác mạc ở Việt Nam

Nam hiện nay.

Năm 2015, TS. Phạm Ngọc Đông và cs. đưa ra trong số 134 mắt viêm kết giác mạc do Microsporidia, có tới 99% được điều trị khỏi bằng nhỏ mắt fluoroquinolone đơn thuần; 4 mắt viêm tái phát, được điều trị khỏi bằng nhỏ

fluoroquinolone và phối hợp với albendazole. Tuy nhiên, điều trị viêm giác mạc nhu mô do Microsporidia thì khó khăn và kết quả kém hơn nhiều. Mặc dù được điều trị tích cực, kết quả điều trị nội khoa cũng hết sức thất vọng. Chỉ có 1/12 mắt được điều trị khỏi bằng nội khoa, số còn lại đều phải ghép giác mạc điều trị. Kết quả thị lực sau ghép ở mức thấp, chủ yếu là từ BBT đến 20/400. Thị lực thấp là do tổn thương nặng ở mắt (đục thể thủy tinh, màng xuất tiết diện đồng tử…) và cả do chất lượng mảnh giác mạc ghép không tốt, nhưng vẫn phải dùng để ghép, nhằm bảo tồn nhãn cầu cho bệnh nhân [2].

Theo Garg P. và sc., trong 19 ca điều trị bằng nhỏ mắt polyhexamethylene biguanide và chlorhexidine, kèm theo uống albendazole hoặc itraconazole thì hầu hết các bệnh nhân đều không đáo ứng với thuốc, phải ghép giác mạc mới loại trừ được tác nhân gây bệnh [11].

Theo các báo cáo y khoa đã được công bố về các trường hợp viêm giác mạc nhu mô do Microsporidia, hầu hết các trường hợp đều thất bại khi điều trị nội khoa, phải bỏ nhãn cầu hoặc ghép giác mạc điều trị. Tuy cũng có một vài trường hợp điều trị nội khoa thành công nhưng đây cũng là một thách thức rất lớn đối với các bác sỹ nhãn khoa trong điều trị nhiễm trùng giác mạc do

Microsporidia.

Vấn đề đặt ra là nếu bệnh nhân không được phát hiện sớm tác nhân gây bệnh là do kí sinh trùng Microsporidia, và khi điều trị bằng thuốc nhỏ mắt không có tác dụng hay trong nhiều trường hợp bị viêm nặng sẽ phải chỉ định phương pháp phẫu thuật dành cho viêm giác mạc. Do đó, vấn đề phát hiện sớm tác nhân gây bệnh viêm giác mạc nói chung và đặc biệt là do Microsporidia nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra phác đồ điều trị sớm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng quy trình phát hiện microsporidla trên mẫu bệnh phẩm viêm loét giác mạc bằng kỹ thuật PCR và realtime PCR​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)