7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Ký ức chiến tranh
Chiến tranh vốn là đề tài được trở đi trở lại nhiều trong văn học. Không phải ai trải qua chiến tranh cũng viết được và viết hay về chiến tranh. Hiện thực cuộc sống mới chỉ là tư liệu, sản phẩm văn học còn phụ thuộc vào tài năng của người cầm bút. Sau 1975, với sự thay đổi quan niệm về hiện thực, văn học đã
nghiêng về khai thác đề tài chiến tranh, với cái nhìn chân thật, sinh động cung cấp cho bạn đọc về một thời chinh chiến đã qua.
Trước năm 1975, nếu như chiến tranh được miêu tả bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn với những chiến thắng vẻ vang và lòng tự hào dân tộc thì sau 1975, các nhà văn Ninh Bình đã đi sâu vào khắc họa hình ảnh chiến tranh với bao nỗi đau trĩu nặng. Dưới cái nhìn hiện thực thay cho cái nhìn lãng mạn, họ soi chiếu ngòi bút vào từng ngóc ngách của cuộc chiến và tâm hồn người lính để phản ánh những đau thương mất mát, khốc liệt mà chiến tranh đã tạo nên. Chính những đấu tranh, dằn vặt nội tâm gay gắt, dai dẳng với bản thân nhân vật, nhà văn đã tô đậm những cảm xúc của các nhân vật, làm gia tăng tính khốc liệt của các sự kiện diễn ra trong đời sống.
Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã lùi xa, nhưng nỗi đau mà nó để lại cho con người trên mảnh đất này vẫn chưa phai mờ. Còn rất nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt hay chưa xác định được tên tuổi, quê quán. Văn học về chiến tranh vì thế như món nợ tinh thần mà các thế hệ nhà văn còn trăn trở. Là người đã từng đóng góp sức trẻ và tuổi thanh xuân của mình cho chiến thắng vĩ đại của dân tộc, Hoàng Phương Nhâm dành nhiều tâm huyết viết về quá khứ của một thời khói lửa bằng sự trải nghiệm sâu sắc. Trong sáng tác của bà, những vấn đề về chiến tranh và hậu chiến vẫn luôn ám ảnh, day dứt. Chiến tranh đã được mô tả, khắc họa trong những hoàn cảnh ác liệt, với những sự thật trần trụi, với diễn biến tâm lí phức tạp của người lính, những vết thương sâu thẳm trong trái tim con người trong và sau cuộc chiến. Tuy nhiên, sự khốc liệt của chiến tranh chỉ là phông nền để bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Nhân vật trong truyện Hoàng Phương Nhâm là những người bình thường nhưng lại có số phận không bình thường. Trở về từ chiến trường, có người thân thể không còn nguyên vẹn, mà nếu còn nguyên vẹn thì tương lai của họ lại bị đe dọa bởi thứ chất hủy diệt mà đế quốc Mỹ đã gây ra. Nhân vật trong Dường
như trời lại mưa, Người sau cùng trở về làng Vọc, Người đàn bà hư hỏng,… là những hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam trong chiến tranh: dũng cảm, gan góc, vượt mọi khó khăn, gian khổ, chấp nhận hy sinh, sẵn sàng xả thân vì độc lập - tự do - thống nhất Tổ quốc.
Với truyện Dường như trời lại mưa, nhân vật chính là một gã điên. Trong chiến tranh gã điên ấy đã từng là người lính dũng cảm, bị thương, trở về giữa đời thường nhưng trong tâm hồn, trong trái tim anh không lúc nào quên hình ảnh về những người đồng đội của mình trong chiến tranh. Những cử chỉ, hành động của gã đã toát lên nghĩa tình đồng chí, đồng đội nhưng thật trớ trêu, trong mắt mọi người anh là thằng điên: “Trời mưa! Gã đi trên hè phố, quần áo tả tơi, đầu không nón mũ, râu tóc bờm xờm, tất cả đều bị nước mưa làm cho dính bết
vào cái thân hình gầy gò, tiều tụy của gã”. [37, tr.54] Gặp cái cây đổ ở ven
đường, lúc nào gã cũng tưởng mình đã gặp được bạn cũ nên cứ cố kéo cái cây đứng dậy. Không hề nghĩ cho bản thân, gã điên đã dành cái áo duy nhất của mình che cho thân cây bị đổ, dành khẩu phần ăn của mình là chiếc bánh mì đã nhũn vì nước mưa cho cây “ăn”: “Gã thò tay vào cạp quần móc ra chiếc bánh mì bẹp gí đã bắt đầu nhũn ra vì ngấm nước mưa đặt vào chỗ cành cây bị cắt cụt chỉ còn một mẩu đang chĩa thẳng về phía gã như cầu cứu. Cái bánh ướt
nhũn dính vào vỏ cây... Gã cởi luôn cái áo ướt sũng ra khoác cho cái cây”. [37,
tr.55] Giống như những ngày ở chiến trường, các đồng chí, đồng đội của anh đang cần được che chở, giúp đỡ. Đó là những năm tháng hào hùng trong chiến trường khốc liệt, là nghĩa tình đồng chí, đồng đội thân yêu. Dư âm chiến tranh luôn đeo đuổi, ám ảnh, hiện hữu trong tiềm thức của gã điên ấy. Nhưng cho dù rơi vào tình cảnh vô thức, trong anh vẫn có một niềm thức tỉnh. Gã điên thật sự thức tỉnh khi thấy xung quanh mình đồng đội “đã về đủ cả”: “Khi gã điên tỉnh lại thấy quanh mình những người đồng đội. Họ nhìn gã thân thiện. Gã cười với
họ và hỏi: Về cả rồi chứ? Họ gật đầu: Về cả rồi!”. [37, tr.67] Chữa bệnh cho
anh, cưu mang đùm bọc anh là những nữ đồng đội, những người đã cùng anh vào sinh ra tử, là bác xích lô giàu lòng nhân ái. Họ xót xa trước hoàn cảnh của
anh, một thời cống hiến sức mình cho đất nước, giờ đây sống trong ám ảnh, lẻ loi, phải vật lộn với cuộc sống giữa đời thường. Viết về những người đã cùng
“vào sinh ra tử” những năm tháng hào hùng trong quân ngũ, Hoàng Phương
Nhâm luôn dành nhiều tình cảm, nỗi niềm trước hoàn cảnh của hai cô gái, một thời cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước và cả hai đều ở cảnh “quá lứa
nhỡ thì”. Trở về sau chiến tranh, họ là những mảnh đời bất hạnh, nghèo khó,
vá víu, nương tựa vào nhau “Khi xuất ngũ, chị đưa Hằng về ở với mình trong một ngôi nhà nhỏ tại khu ngoại vi thị xã… Ban ngày chị đưa Hằng đến làm việc ở một cơ sở dành cho những người khiếm thị rồi đạp xe xuống bãi than. Công việc của chị ở bãi than chẳng lấy gì làm nhàn hạ nhưng tiền lương hàng
tháng cũng đủ cho hai chị em sống tằn tiện”. [37, tr.61] Tác giả đã rất tinh tế
khi miêu tả những người lính trở về sau chiến tranh, để toát lên vẻ đẹp của tình đồng chí. Chính tình đồng chí, đồng đội là sức mạnh, là chất kết dính bền chặt nâng đỡ những cuộc đời đau khổ. Câu chuyện đem lại cho người đọc những suy ngẫm về giá trị cuộc sống, về tình người, về hạnh phúc đời thường giản dị trong cuộc sống bộn bề hôm nay.
Chiến tranh trở thành kí ức bi thảm, kinh hoàng của những ai đã từng trải qua, trở thành những hồi ức day dứt, ám ảnh trong tâm trí con người. Trong dòng chảy của văn học Việt Nam, Bảo Ninh cũng đã mang đến chân dung ám ảnh của nhân vật Kiên (Nỗi buồn chiến tranh). Chiến tranh đã lấy đi của anh tuổi trẻ, tình yêu và cái nhìn chân thành, trong sáng vào cuộc đời. Vậy nên khi trở về đời thường, anh trở thành một tay nhà văn phường lập dị, một kẻ mộng du không sao hòa nhập được với hiện tại. Quá khứ găm đầy vết thương của chiến tranh. Mối tình đầu vốn dĩ cho anh nghị lực sống cũng rơi vào bi kịch. Oái ăm thay, nghịch lý thay, quá khứ ấy lại cho Kiên cái quyền nhìn về nó anh mới thấy mình thật sự đang sống.
Văn học quan tâm đến số phận con người gắn liền với hạnh phúc và đau khổ đã góp phần nâng cao giá trị của con người, bồi dưỡng nhân cách và hoàn thiện con người hơn. Đọc tác phẩm của Hoàng Phương Nhâm, chúng ta hiểu
con người trăn trở, nhận thức như thế nào về quá khứ, về chiến tranh, về những gì được mất trong cuộc đời.
Khai thác những góc khuất của chiến tranh, các tác giả văn xuôi Ninh Bình đã rất nhạy cảm khi nhận ra nỗi đau giới tính thầm lặng, cô đơn, sự chờ đợi trong vô vọng của bao nhiêu người phụ nữ. Những cặp vợ chồng chỉ được sống với nhau những tháng ngày ngắn ngủi. Những cặp tình nhân không kịp trở về thực hiện lời ước hẹn. Văn và Mẫn, Lãm, Hòa (Người sau cùng trở về làng Vọc của Hoàng Phương Nhâm), Thảo và Vụ (Suối nữ của Vũ Thanh Lịch), Thăng và Nụ (Ngày trở về của Đinh Ngọc Lâm), chị Hiền Thư (Trở lại làng Đừng của Trần Duy Đới) là những số phận éo le ấy. Truyện Người sau cùng
trở về làng Vọc của Hoàng Phương Nhâm là câu chuyện trở về của Văn sau bao
nhiêu năm cầm súng, gặp lại những người thân quen: bà cụ Phan, cô Lãm,… từng lời nói của họ khiến Văn day dứt. Sự trở về của anh là niềm vui đối với gia đình, là niềm vui đối với Mẫn “Cô vội lấy hai bàn tay bưng mặt. Đôi vai gầy của cô rung lên từng chặp. Nước mắt lọt qua kẽ tay từng giọt rơi xuống,
biến mất trên nền sân đất” [35, tr.99] những giọt nước mắt của cô là nỗi vui
mừng khôn xiết giành cho Văn. Bên cạnh những giọt nước mắt của sự mừng vui, đoàn tụ ngày độc lập còn là nỗi niềm xa xót của những gia đình có con đi chiến đấu mà không có ngày trở về: “Bà lão bỗng ngậm ngùi - Hai thằng con
trai nhà Phan đi bộ đội trước cháu mà chẳng có thằng nào về cả!”, [35, tr.95]
là nỗi nhớ nhung, chờ đợi mòn mỏi của người mẹ, người phụ nữ có chồng (Lãm), có người yêu (Hòa) đi chiến đấu không trở về: “Họ lầm lụi sống và lầm
lụi yêu” (Hoàng Phương Nhâm). Từ chính những cuộc đời lầm lụi của họ lại
ánh lên tấm lòng thủy chung, nhân hậu, vị tha, giàu đức hy sinh. Những câu văn se sắt, nghẹn ngào. Người mãi mãi nằm lại, người mòn mỏi đợi chờ. Thời gian qua đi, tuổi xuân úa tàn, chỉ còn lại nước mắt, nhạt nhòa ẩn hiện miền kí ức yêu thương một thuở… chính tình yêu và lòng thủy chung là ánh sáng dẫn đường cho người phụ nữ vượt lên sóng gió cuộc đời. Sự trở về của Văn mang
lại bao niềm hạnh phúc, đám cưới của Văn và Mẫn là trái ngọt sau chục năm trời chờ đợi “người đã đợi anh ngót chục năm trời đằng đẵng mặc tin gần, tin xa, trong trái tim cô vẫn rực cháy một ngọn lửa niềm tin được thắp sáng”.
[35, tr.102]. Cuộc sống của vợ chồng anh được mọi người nhìn bằng con mắt có chút thèm thuồng, ghen tỵ. Rồi vợ chồng anh cũng sắp có con. Những tưởng hạnh phúc sẽ viên mãn nhưng rồi bi kịch khác lại đến với gia đình Văn. Hai đứa con của anh bị dị tật do hậu quả của chất độc khi Văn còn ở chiến trường. Bi kịch ấy đến với gia đình anh một cách đột ngột, đau đớn đối với mỗi người trong gia đình. Cuộc chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hoàn toàn giải phóng nhưng nỗi đau mà nó để lại cho những người dân nơi đây vô cùng lớn. Chiến tranh đã gây ra bao nghịch lý đau thương cho những người dân trên mảnh đất này. Sự chờ đợi mòn mỏi của những người mẹ, người vợ, người em, người yêu,… với những tình cảm của họ có thể đo bằng chiều dài của cuộc kháng chiến, nhưng họ vẫn chờ với một niềm tin son sắt, thủy chung rằng “ngày mai anh ấy sẽ về”. Có những người phụ nữ hy sinh cả tuổi thanh xuân mỏi mòn chờ đợi nhưng người chồng, người yêu của họ không bao giờ trở về nữa. Nhà văn dường như nhạy cảm hơn, xót xa hơn trước những nỗi đau, mất mát mà chiến tranh gây ra, trước sự khắc nghiệt của chiến tranh in hằn lên số phận nhỏ bé của con người. Đó còn là bi kịch của Hiền Thư - vợ bộ đội trong truyện Trở lại làng Đừng của Trần Duy Đới. Bố chồng chị đã hy sinh, chồng chị, anh Quyền cũng hy sinh, chị đã phải lặng thầm nén nỗi niềm trong lòng, không để mẹ chồng biết. Để có động lực sống tiếp, chị chủ động muốn có con với Phúc, một trong ba chàng trai trọ học mà chị yêu quý như em trai. Trớ trêu thay, Đức - đứa con của chị với Phúc cũng hy sinh ngoài mặt trận như bố của nó vậy. Mình chị ở lại căn nhà trống vắng, nhang khói cho bốn bát hương liệt sĩ “Cái số của chị nó phải vậy chú ạ. Bố chồng liệt sĩ, Chồng hy sinh ngoài mặt trận. Bố của con chị cũng tử trận. Được một đứa
Phúc, chị chưa muốn cho gia đình Phúc biết chuyện anh có con, vì sợ đã mất con, lại mất luôn cả cháu họ không trụ nổi. Nhưng tiền tuất và tiền phụ cấp hàng tháng của Đức, chị cất đi, chờ có dịp sẽ chuyển cho gia đình Phúc. Câu chuyện kết thúc đầy tính nhân văn.
Trong dòng chảy văn học Việt Nam, những bi kịch cá nhân ấy còn được diễn tả trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đó là hoàn cảnh trớ trêu, bi kịch của mẹ Êm (Miền cháy của Nguyễn Minh Châu) khi phát hiện ra Sinh chính là con của kẻ sát nhân đã giết chết con trai mình, mẹ Êm đã phải trải qua một quá trình đấu tranh tư tưởng thật quyết liệt. Mặc dù trải qua những bi kịch của cuộc đời, nhưng với phẩm chất bao dung nhân hậu cao quý, mẹ Êm đã cố nén nỗi đau mất con, bà đã có cách ứng xử đầy tình người: “Tội của cha hắn
thì cha hắn chịu. Hắn chỉ là một đứa con nít. Hắn đã biết chi?” [55, tr. 1404].
Vì thế mà câu chuyện mang đậm tính nhân văn.
Có thể thấy, đọc truyện của Hoàng Phương Nhâm, người đọc luôn có niềm tin vào những điều tốt đẹp. Nhân vật trong truyện của bà khá phong phú, mỗi cuộc đời, mỗi số phận là một cảnh ngộ khác nhau. Cho dù chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả nặng nề của nó vẫn còn đó: những mảnh đất xác xơ, những số phận bi thảm vì bom đạn, có những người lính trở về với vết thương, bệnh tật và những cảnh đời éo le, thầm lặng, cô đơn; có những đứa trẻ lớn lên mang đầy dị tật bởi chúng là nạn nhân của chất độc màu da cam. Nhiều người lính đã mãi mãi nằm lại chiến trường, để lại trong gia đình biết bao nỗi day dứt, ngóng đợi.
Không giống như lớp nhà văn với trải nghiệm trực tiếp, Vũ Thanh Lịch - nhà văn trẻ nhìn chiến tranh qua tư liệu, qua các di tích lịch sử, qua những câu chuyện kể. Bởi vậy, nhà văn thường chú ý đến những suy tư, xúc cảm, những diễn biến phức tạp trong nội tâm của người lính sau chiến tranh. Dễ nhận ra trong sáng tác của Vũ Thanh Lịch là truyện ngắn Suối nữ. Trong truyện cảnh tàn phá, hủy diệt của chiến tranh đã được tác giả miêu tả một cách ghê rợn:
“Những ngày cuối cùng năm 1972, B-52 xới tung nông trường, vùi lấp bao nhiêu xương máu, bao nhiêu mồ hôi nước mắt, để lại những hố bom đỏ quạch đất đồi. Những lô dứa trở nên ốm yếu khi khắp mình mẩy đầy những vết lở loét. Ban đêm, những sườn đồi có vô số hốc mắt đen ngòm và những hốc miệng
không ngừng kêu la thảm thiết…”. [24, tr.17] Và giữa cảnh đạn bom ác liệt ấy
đã nảy nở một tình yêu đẹp giữa Vụ - cô thanh niên xung phong với Thảo - người con trai Hà Thành. Tình yêu chính là động lực giúp họ say mê với công việc và vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh. Dưới ngòi bút của Vũ Thanh Lịch, tiếng sáo của Thảo là điểm tựa tinh thần, luôn theo sát cô giáo Vụ không chỉ trong công việc mà cả trong giấc ngủ: “Tiếng sáo ấm hơn lửa, rực rỡ hơn mặt trời, ngọt thơm hơn nước suối nữ…. tỏa lan râm ran khắp cơ thể Vụ…
tiếng sáo….tràn ngập giai điệu sinh sôi”. [24, tr.14] Giữa nơi chiến trường đầy
ắp tiếng súng, tiếng bom ấy, tiếng sáo tượng trưng cho tình yêu bất diệt để con người có thể vững vàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Cứ giản dị như thế, tình yêu thanh khiết và trong trẻo của họ được vun đắp mỗi ngày. Họ bận rộn