7. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Ngôn ngữ mang màu sắc địa phương
Mỗi tác phẩm văn học đều được tạo nên từ chất liệu ngôn từ nhưng ngôn từ ấy được tổ chức, xử lý như thế nào để chuyển tải được thông điệp của tác phẩm một cách trọn vẹn thì hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của mỗi nhà văn. Trong tác phẩm, việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng vừa thể hiện được cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn vừa phản ánh được bản sắc văn hóa của địa phương. Khi viết truyện, các tác giả Ninh Bình đã có dụng ý hướng đến quảng đại quần chúng. Vì thế nhà văn đã chú ý sử dụng từ ngữ thật giản dị, mộc mạc, gần gũi, dễ hiểu. Và một trong những dấu ấn riêng của văn xuôi Ninh Bình về mặt ngôn ngữ là các tác giả đã vận dụng một cách khéo léo và phong phú lớp từ địa phương, không chỉ trong ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật mà cả trong văn miêu tả, lời thuật truyện của nhà văn.
Lớp từ chỉ địa danh mà các tác giả văn xuôi Ninh Bình sử dụng trong tác phẩm của mình là những địa danh có thật. Khảo sát các tác phẩm văn xuôi Ninh Bình sau 1975, chúng tôi thấy lớp từ địa danh gắn với tên đất, tên làng, dòng sông, con đường,… xuất hiện khá nhiều góp phần khắc họa bản sắc văn hóa của Ninh Bình. Ở Biệt thự Rose của Hoàng Phương Nhâm, người đọc dễ
nhận ra những từ ngữ chỉ địa danh của mảnh đất Ninh Bình quen thuộc như: thị trấn Diễm Phát, huyện Kim Sơn, biệt thự Rose, nhà thờ Đá Diễm Phát, cầu Ngói, cầu Trì Chính,… cùng những khúc sông quanh co: dòng sông Ân,… đều được tái hiện một cách chân thực dưới ngòi bút của nhà văn.
Trong các truyện ngắn của Vũ Thanh Lịch, tác giả cũng sử dụng tương đối nhiều những từ ngữ chỉ địa danh như vậy (Đi qua đồng cói, Chân núi có một
con đường). Không chỉ là vùng đất giàu bản sắc văn hóa đã được các tác giả
phản ánh vào trong tác phẩm, mà Ninh Bình còn là mảnh đất giàu kì tích lịch sử, với những sự kiện lịch sử có thực ở nơi đây. Những sự tích lịch sử, những địa danh quen thuộc của mảnh đất Ninh Bình như: Khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, Núi Mã Yên, núi Ngọc Mĩ nhân,… cũng được Nguyễn Minh Ngọc khai thác, làm nên nét độc đáo, sức hấp dẫn của tác phẩm. Đưa các địa danh có thật vào trong tác phẩm đã góp phần bộc lộ niềm tự hào, tình yêu mến của các tác giả đối với quê hương.
Bên cạnh lớp ngôn ngữ chỉ địa danh như trên, lớp ngôn ngữ mang màu sắc khẩu ngữ cũng xuất hiện phổ biến. Lớp ngôn ngữ này được tác giả thể hiện qua các từ ngữ và cách diễn đạt mang đậm sắc thái địa phương. Trong tác phẩm của Kao Sơn, người đọc bắt gặp nhiều từ ngữ quen thuộc, phổ biến của vùng đất Ninh Bình: “Mày lớn rồi. Từ nay chơi phải biết chọn bạn mà chơi. Chơi với thằng Túc ấy, chứ cứ túm năm tụm ba với những thằng như thằng Quyết, kéo
nhau đi đầy nắng là biết tay tao!”. [18, tr.386]
Tài năng, phong cách của người nghệ sĩ bộc lộ chủ yếu qua cách vận dụng vốn từ ngữ vào tác phẩm đúng cách, đúng chỗ, đúng mục đích. Cũng giống như Kao Sơn, văn chương của Hoàng Phương Nhâm lấy đối tượng người bình dân làm đối tượng phản ánh và tiếp nhận. Do đó, tác giả đã sử dụng những từ ngữ địa phương bình dị, tự nhiên khi miêu tả cuộc sống và cách nói năng của người dân trong những trang viết về vùng nông thôn Ninh Bình. Chúng ta bắt gặp rất nhiều các từ khẩu ngữ trong đối thoại của nhân vật: “Có chuyện gì xảy ra trong
nhà thờ à? Mà mình vừ nói về những người di cư phải không? Khổ thế! Tất cả đều khăn gói đổ dồn về đây. Không biết khi nào mới có tàu đến rước. Cứ thế
này rồi cả chúng ta cũng điêu đứng mất thôi!”; [38, tr.21] “Ui dà! Mày chỉ là
thằng trẻ con mà đã học nói như vẹt! Liệu mà giữ mồm, giữ miệng”; [38,
tr.173] “Thôi khỏi! Cám ơn ông!”; [38, tr.246] “Ờ phải! Sao mình lú lẫn đến
mức không nhớ đến Đức cha nhỉ?”. [38, tr.250] Qua những từ khẩu ngữ mà
nhân vật phát ngôn, người đọc có thể hình dung trước mắt mình những âm thanh sống của các nhân vật trong tâm trạng suy tư. Nhiều trường hợp tác giả sử dụng rất hay, rất phù hợp với tâm tư, tình cảm của con người.
Trong nhiều truyện ngắn khác của Vũ Thanh Lịch, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương cũng được nhà văn sử dụng linh hoạt để miêu tả bức tranh thiên nhiên chân thực, sinh động về cuộc sống con người. Đó là những đồng cói bao la, bạt ngàn, là những rừng vẹt xanh thẫm, những bọt sóng tung bay “Nhà tôi ở ven biển. Biển quê tôi không có cát. Miên man bãi bồi và sình lầy. Gió biển lồng lộng. Nắng biển vàng giòn, the mặn. Mỗi năm phù sa theo con nước tụ về, đầm bãi rộng càng thêm rộng. Cha kể, hồi tôi hai tuổi, đồng cói đầu tiên của
cha mẹ ngút tầm mắt. Mẹ xuống đồng, cói cao lút đầu”. [25, tr.68] Phải là
người trải nghiệm, có tâm hồn phong phú và nhạy cảm mới ghi lại một cách sống động cảnh vật và con người miền biển trong lối văn trong sáng, ngọt ngào, tinh khiết như vậy. Có thể nói, chính những ngôn ngữ mang màu sắc khẩu ngữ đã khiến cho mỗi truyện của tác giả không chỉ là tác phẩm mà nó còn mang hơi thở của cuộc sống thường nhật được nhìn qua lăng kính của nhà văn.
Bên cạnh những trang văn viết về địa danh hay giàu chất khẩu ngữ, chúng ta còn gặp trong đó nhiều áng văn trong sáng giàu chất thơ. Đó là những câu văn có chứa các hình ảnh tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ giàu sức gợi và những tính từ, động từ mạnh xuất hiện. Lớp ngôn ngữ này được Vũ Thanh Lịch sử dụng trong việc miêu tả người và trăng hòa quyện tuyệt diệu
trên cung trời. Trăng như vòm ngực trinh nữ giấu trong lớp váy mỏng”. [25, tr.126] Trong Những con sóng màu mật, trăng là mối tình của Ngận và Huy
“Trăng tung tẩy trên sóng, ngụp lặn trong sóng, hò hét với sóng, rồi lả lướt
tãi lên bờ cát từng mảng váng trăng ngờm ngụa”. [25, tr.161] Có thể thấy, tác
giả miêu tả trăng như một phương tiện truyền tải những khoảnh khắc suy tư trong cuộc sống, dùng trăng để diễn tả tâm hồn con người. Đó là thành công của tác giả, nó làm gia tăng chất thơ, chất trữ tình lãng mạn, gia tăng chất văn chương cho truyện.