7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Trần thuật từ ngôi thứ ba
Nếu người kể chuyện ngôi thứ nhất xuất hiện trực tiếp và xưng tôi thì người kể chuyện ngôi thứ ba lại không biểu hiện trực tiếp như thế. Khác với người kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện ngôi thứ ba không tham gia vào hành động của câu chuyện mà chỉ đứng ngoài thế giới của hành động, đứng ngoài quan sát, chứng kiến, nhận xét, bình luận. Nói cách khác người kể chuyện giữ một khoảng cách tương đối với câu chuyện được nhắc đến nhưng nó lại ẩn chứ không lộ diện rõ ràng như ở ngôi thứ nhất. Căn cứ vào điểm nhìn, sẽ có hai loại chính: một là người kể chuyện đứng ngoài các sự vật, trình bày chúng không có bình luận; hai là người kể chuyện chứng tỏ sự hiện diện của mình qua những đánh giá hoặc bình luận hay đó là người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn của nhân vật và người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn của chính mình.
Có thể nói, sự xuất hiện của người kể chuyện ngôi thứ ba đã làm đa dạng thêm lối trần thuật của các tác phẩm văn xuôi. Đây là ngôi kể tự do nhất, cũng là một dạng trần thuật phổ biến trong văn học. Ngôi kể thứ ba này được Hoàng Phương Nhâm sử dụng khá phổ biến, bởi nó góp phần gia tăng tính nghệ thuật cho câu chuyện. Khảo sát 17 truyện ngắn trong tập truyện Dường như trời lại mưa, chúng tôi nhận thấy có 7/17 tác phẩm người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ ba: Dường như trời lại mưa, Tháng ba, Hoa Kim Phượng, Hồn ma, Giọt chiều cay đắng, Chàng chăn cừu và ngôi sao nhỏ, Câu chuyện về đêm giáng sinh; tiểu thuyết Biệt thự Rose cũng được kể theo ngôi thứ ba. Truyện Dường
như trời lại mưa, chúng ta thấy người kể chuyện ngôi thứ ba đứng ở một nơi
nào đó khá gần với nhân vật mà quan sát, phân tích, thấu hiểu từng hành động cử chỉ, thái độ của nhân vật. Ngoài việc tái hiện hành động hướng ngoại của nhân vật, ngoài dòng sự kiện bề bộn, tác giả đã quan tâm hơn đến những biến đổi tâm lí trong nội tâm nhân vật. Gã điên là nạn nhân của cuộc chiến tranh trở về giữa đời thường và luôn nhớ lại quá khứ với bao mâu thuẫn, dằn vặt... Đó là
những kỉ niệm chiến trường, là nghĩa tình đồng chí đồng đội. Cho nên, giống như những ngày ở chiến trường, mưa to gió lớn, nhưng gã điên ấy không hề nghĩ cho bản thân, mà dành cái áo duy nhất của mình che cho một thân cây bị đổ. Bởi anh đinh ninh, đó là đồng chí, đồng đội của mình đang cần được che chở, giúp đỡ. Những uẩn ức trong suy nghĩ, những dữ dằn trong hành động của gã điên đều có nguyên nhân sâu xa từ những biến cố do chiến tranh gây ra “Gã điên gục mặt xuống hè đường ướt. Người đàn bà nâng gã dậy. Gã chỉ cái cây đổ, giọng còn năn nỉ hơn: Nó không đứng dậy được đâu! Người đàn bà gật đầu: Được rồi! Cứ mặc chiếc áo này vào đã! Để tôi đưa vào kia cho đỡ mưa! Gã điên gạt mạnh tay người đàn bà: Tự tôi có thể đi được! Còn nó? Gã lại cúi
cuống cố sức kéo cái cây. Người đàn bà quát vào tai gã: Đi theo tôi! Đi!”. [37,
tr.57] Dư âm của cuộc chiến làm cho gã điên dù đã được sống, được hưởng niềm vui chiến thắng nhưng đâu đâu cũng nghe tiếng vọng của cuộc chiến. Giống như Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh với không gian u hoài, hư ảo, nhân vật tham gia chiến tranh cũng trở về đầy chấn thương tinh thần như Kiên. Chính tình đồng chí, đồng đội giúp những người xa lạ trở thành một khối đoàn kết, yêu thương chở che cho nhau, làm rung động đến tâm can con người: người đàn bà, Hằng và chú Huân xích lô. Để dẫn dắt người đọc len lỏi vào từng ngõ ngách trong tâm hồn nhân vật, tác giả đã soi chiếu vào dòng kí ức của Gã điên (Dường như trời lại mưa) bằng điểm nhìn bên trong. Qua đó, người đọc thấy hết được nỗi đau, sự cô đơn trong tâm hồn người lính sau chiến tranh.
Sự dịch chuyển từ khuynh hướng sử thi sang thế sự đời tư đã mang đến văn xuôi Ninh Bình sau 1975, sự dịch chuyển điểm nhìn vào bên trong nội tâm nhân vật, tác giả đã nhìn sâu tâm hồn nhân vật với những khát vọng, day dứt,…Trong truyện Biệt thự Rose của Hoàng Phương Nhâm, tác giả đã nhìn thấy dòng hồi tưởng miên man của Tường Vân trước quá khứ, hiện tại với khát vọng tình yêu đầu đời; những day dứt lựa chọn giữa hạnh phúc cá nhân và bổn phận, trách nhiệm của cha Giô - an Nguyễn Đức Linh. Nhìn sâu vào thế giới
tâm hồn nhân vật, nhà văn nhìn thấy những giằng xé day dứt trong tâm can các nhân vật, những con người khao khát yêu đương nhưng trong lựa chọn tình yêu của họ đều vấp phải những rào cản của xã hội. Đó là sự trái ngược giữa tình yêu và đạo đức dòng tu, ngược với quyền lợi chân chính của con người. Cha Giô - an Nguyễn Đức Linh và Tường Vân không vượt qua được rào cản của lễ giáo nên mối tình của họ trở thành bi kịch, họ chỉ dám sống thật với lòng mình, bày tỏ khát vọng mãnh liệt của mình trong thế giới ảo ngọt ngào tự tô vẽ trong kí ức. Hoàng Phương Nhâm đã phân tích khá sâu sắc bản chất trái tự nhiên của công giáo thời đó, chính bóng tối của thần quyền đã đè bẹp quyền sống của con người, biến một tâm hồn trẻ trung thành một tâm hồn ủ dột, sầu bi “Cũng có những cơ hội cho sự yêu đương nhưng rào cản của lễ giáo không cho họ vượt qua và họ cũng không dám vượt qua. Bản năng như con hổ đói nhìn thấy con
mồi. Nó lồng lộn, quậy phá nhưng cái lồng lễ giáo quá vững chãi”. [38, tr.50]
Tác giả đã tạo nên những nghịch lý éo le trong câu chuyện để từ đó nhân vật tự bộc lộ nội tâm sâu kín của mình. Sự đan xen giữa điểm nhìn của các nhân vật: người kể chuyện, cụ chủ Điền hướng, quản gia,… với những dòng độc thoại nội tâm, những giọng điệu trăn trở, day dứt đã diễn tả sâu sắc những diễn biến tâm lí phức tạp, tình cảm của Tường Vân khi cô gặp Giô - an, người đã thu hút tâm trí cô bấy lâu nay. Tất cả các tình tiết, sự kiện đan xen nhau được tác giả khai thác gieo vào lòng người đọc chút bâng khuâng tiếc nuối.
Cũng như Hoàng Phương Nhâm, Vũ Thanh Lịch đặc biệt có duyên khi viết truyện ngắn với dạng thức trần thuật thiên về điểm nhìn từ ngôi thứ ba. Hầu hết truyện ngắn của Vũ Thanh Lịch được trần thuật với chủ thể ngôi thứ ba, khảo sát 8 truyện ngắn trong tập truyện Đi qua đồng cói của Vũ Thanh Lịch, chúng tôi thấy có 6/8 truyện người kể ở ngôi thứ ba: Cây son ngừ, Bãi bồi, Người đi tìm cánh tay, Những con sóng màu mật, Suối nữ, Chuyện chép
dưới chân núi Kẹ; tiểu thuyết Chân núi có một con đường cũng được kể theo
sự kiện và những hành động hướng ngoại của nhân vật. Trong truyện ngắn Suối nữ, Vũ Thanh Lịch xây dựng hình ảnh Thảo và Vụ điển hình cho thế hệ thanh niên yêu nước và mối tình của họ mang đầy màu sắc lý tưởng, lãng mạn. Nhờ vào điểm nhìn bên ngoài của chủ thể trần thuật ngôi thứ ba, người đọc có thể hình dung được hay nói chính xác hơn như là bị kéo vào không gian của tác phẩm nơi mà giữa cảnh bom đạn ác liệt đã nảy nở một tình yêu đẹp giữa Vụ và Thảo. Lúc này, độc giả như cùng người trần thuật ẩn mình, lặng lẽ quan sát, chứng kiến diễn biến của câu chuyện cũng như từng góc khuất trong tâm hồn nhân vật. Khi tiếp cận tác phẩm, chúng ta còn thấy điểm nhìn thời gian của nhân vật thay đổi, từ quá khứ đến hiện tại làm cho bức chân dung hiện lên đầy đủ, gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc. Ở thời gian quá khứ, tình yêu của Thảo và Vụ được nảy sinh, nuôi dưỡng bằng những vất vả nhọc nhằn của công việc cùng với thử thách trong sự khốc liệt của chiến tranh. Cũng ở đó, phẩm chất của họ được bộc lộ rõ nhất. Khác với thời gian quá khứ, ở thời gian hiện tại, con người vẫn luôn sống với những khát khao về một tình yêu chân chính. Cô giáo Vụ vẫn trụ lại nơi đây, lòng yêu nghề của cô đã được đền đáp xứng đáng. Trường lớp của cô ngày một đông “Sau ngày thống nhất, trường học của cô mỗi lúc một đông, đông cả người dạy và người học, cô bé dưới chân núi Mê không còn là học trò nữa, nó là bạn, rồi là đồng nghiệp, là người chung một
gian tập thể với cô…”. [24, tr.21] Có thể nói, câu chuyện là thông điệp đầy tính
nhân văn mà tác giả muốn gửi tới độc giả. Tuy nhiên, sự mới lạ trong sáng tạo của Vũ Thanh Lịch không dừng lại ở đó, mà nó còn được thể nghiệm ở nghệ thuật dịch chuyển điểm nhìn tinh tế của tác giả, từ điểm nhìn bên ngoài sang điểm nhìn bên trong giúp cho độc giả có cái nhìn toàn diện hơn đối với cuộc chiến tranh khốc liệt. Giúp người đọc, tự tiếp cận tác phẩm có cái nhìn đa chiều về tình yêu, về chiến tranh, về số phận con người, những mất mát, những nặng nề trong tâm hồn nhân vật. Những tác phẩm như Cây son ngừ, Người đi tìm
việc tái hiện hành động của nhân vật, ngoài những dòng sự kiện bề bộn, tác giả đã quan tâm hơn đến những biến đổi tâm lý trong nội tâm nhân vật. Khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật được rút ngắn và trở nên gần gũi hơn. Tác giả đã rất dụng công trong việc tái hiện lại không gian chiến trường qua hồi ức của ông Vự (Người đi tìm cánh tay). Tâm trạng trăn trở, day dứt, giằng xé của Vự khi hồi tưởng về quá khứ, về cuộc sống sau những năm hòa bình được miêu tả đa chiều, chân thật hơn. Cây son ngừ xuyên suốt tác phẩm và trở thành biểu tượng cho những gì tốt đẹp, thiêng liêng trong quá khứ không dễ gì phá bỏ. Truyện của Vũ Thanh Lịch còn gieo vào lòng người đọc một niềm tin vào những gì tốt đẹp của cuộc đời (Trú rét).
Trong truyện ngắn Duyên giời của Kao Sơn, với cái nhìn khách quan, người kể chuyện tỏ ra am tường mọi sự thay đổi của đời sống con người tại ngôi làng nhỏ (làng Khoái) và được kể lại với những đánh giá khách quan theo điểm nhìn của mình: “Làng có cái tên rất gợi: Làng Khoái. Trong làng Khoái có thôn Lạc. Án ngữ ngay trước thôn Lạc là ngọn núi Cạc và chiếc ao Lồ. Về tên gọi của ngọn núi và chiếc ao này có người bảo đó là tên hai cái ấy của đàn
ông và đàn bà nhưng gọi chệch đi cho đỡ tục.”(Duyên giời) Phân tích các ngữ
liệu trong truyện, chúng ta thấy có sự dịch chuyển linh hoạt điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật. Mỗi điểm nhìn gắn với một tư tưởng, ý thức hệ riêng, cho thấy một khía cạnh nào đó của hiện thực cuộc sống vào tâm hồn con người. Từ cái nhìn của thế hệ đại diện cho những giá trị cũ: “Xấu đẹp gì thì cũng là tên làng. Tên làng cũng như tên bố mẹ đặt cho con cái, thay là gì. Các cụ dứt khoát
không đồng ý” (Duyên giời) đã cho người đọc thấy được những nét văn hóa cần
lưu giữ của làng quê. Mặt khác cũng thấy được những tư tưởng còn lạc hậu của người dân vùng nông thôn: trẻ con sinh ra không có tên cụ thể, không làm giấy khai sinh, chuyện cho trẻ con đi học cũng không được mấy người quan tâm. Trong sự bộn bề của cuộc sống buộc con người phải thay đổi, tự điều chỉnh mình nhưng cũng cần giữ lại những giá trị muôn thuở của quê hương.
Cách xây dựng, kết hợp điểm nhìn trần thuật linh hoạt đã mang lại cho văn xuôi giai đoạn này phong cách trần thuật đa dạng, phong phú. Mỗi điểm nhìn gắn với một sự tự ý thức, một quan điểm riêng và như thế, một hiện tượng sẽ được đánh giá theo nhiều cách khác nhau. Với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, hiện thực hiện ra trong cảm nhận của người đọc là một hiện thực đa chiều, nhiều góc cạnh với biết bao mối quan hệ gia đình, bạn bè và cộng đồng. Qua cách xây dựng điểm nhìn trần thuật của mình, nhà văn đã khiến cho những câu chuyện rất đỗi bình thường ấy trở thành những bài học xử thế, những triết lí nhân sinh.