Khuynh hướng lịch sử dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi yên bái từ 1986 đến nay (Trang 38 - 41)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.1. Khuynh hướng lịch sử dân tộc

Những tác phẩm văn xuôi sáng tác theo khuynh hướng lịch sử dân tộc viết về đề tài chiến tranh. Đó là những tác phẩm trên cơ sở phản ánh hoặc là sự hồi tưởng về chiến tranh, ở đó là nỗi đau, là hậu quả của chiến tranh để lại cho từng gia đình. Bên cạnh đó còn là những tác phẩm viết về những sự kiện lịch sử lớn tác động đến số phận cá nhân của từng con người, từng gia đình.

Trong những năm qua, truyện, ký Yên Bái đã bắt nguồn từ thiên nhiên, cuộc sống và con người để tìm tòi khai thác, chắt lọc cho mình những chất liệu quý, tự tạo một sức sống mới, mạnh mẽ với nhiều màu sắc hấp dẫn. Bên cạnh đó còn là rất nhiều những tác phẩm nhận được giải thưởng cao và được đăng trên báo chí trung ương, và địa phương, được nhiều bạn đọc đón nhận. Nhiều tác phẩm văn xuôi Yên Bái đã góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, cách mạng, hướng con người tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Chẳng hạn như: Nhà ái quốc Nguyễn Thái Học với cuộc khởi nghĩa Yên Bái 1930 đã đến với người

đọc qua tác phẩm Ngang trời mây đỏ của Ngọc Bái (Nxb Dân trí - 2012). Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử độc đáo bởi độ chín của tình yêu nước được ấp ủ kỹ càng và sự táo bạo trong bút pháp nghệ thuật. Ngang trời mây đỏ không chỉ là sự thể hiện chân thực lịch sử Việt Nam thời kỳ hiện đại mà sức mạnh, ảnh hưởng của nó còn góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Tác phẩm đậm đặc chất lịch sử nhưng cũng rất giàu chất trữ tình. Các nhân vật trong đó từ người thủ lĩnh và bộ chỉ huy đến các nhân sỹ, binh sỹ khi bước vào cuộc chiến đều lắm nỗi tâm tư, chứa chan tình cảm, ai cũng thương dân, tình nghĩa bạn bè, thủy chung chồng vợ.

Bên cạnh đó, Ngọc Bái với tập truyện ngắn Lắm ngả đường đời đã phản ánh hiện thực cuộc sống qua các thân phận con người, nhất là các mối quan hệ chằng chịt giữa cái xấu, cái ác và cái tốt, cái thiện hiện hữu trong nội bộ cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ trong chiến tranh hay trong nội bộ dân chúng, anh em hàng xóm nơi dân sự, ít nhiều có sự đùa bỡn, giễu cợt, xa xót.

Hà Lâm Kỳ với tuyển tập “Văn xuôi Hà Lâm Kỳ”, “Gặp và ghi” vẫn trung thành với đề tài miền Tây và quê hương Đại Lịch, làm sống lại các nhân vật lịch sử vốn là thanh niên, thiếu niên đầy dũng cảm trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Tiêu biểu là truyện dài Kỷ vật cuối cùngChim ri núi. Đó là câu chuyện lịch sử về Hoàng Văn Thọ, một thiếu niên dân tộc tày đã dũng cảm hi sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hoàng Văn Thọ đã được Nhà nước truy tặng Huân chương chiến công, bằng Tổ quốc ghi công và sau này là danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang.

Với tập sách biên soạn tái bản Địa danh Yên Bái sơ khảo, Hoàng Việt Quân tập trung nhiều công sức cho các công trình nghiên cứu, phê bình Bạn hữu non ngàn, Chút lòng tri ân, Nhà giáo - nhà văn Ma Văn Kháng, Cầm

Hánh đánh giặc Cờ Vàng (in chung với Lò Văn Biến). Đó là những trang tư liệu và lời bình phẩm về tác giả tác phẩm một thời đã qua, là giới thiệu truyện

thơ lịch sử của dân tộc Thái về nhân vật Cầm Hánh đánh giặc Cờ Vàng được lưu truyền trong dân chúng, được chép trong sách cổ.

Gần đây, nhu cầu giáo dục đã quan tâm đến những tác phẩm thể hiện được những chân thực của lịch sử. Nhà văn, người làm nghệ thuật nói chung khai thác thế nào, mối quan hệ giữa tư liệu chính xác và hư cấu nghệ thuật? Bằng Lời trăng trối bất tử (Văn nghệ Yên Bái số 160) Nhật Minh vừa đáp ứng nhu cầu giáo dục, nhu cầu thưởng thức của xã hội vừa thể hiện quan điểm và phương pháp sáng tác về đề tài lịch sử của mình. Ông đã tái hiện một cách sinh động cuộc sống hưng thịnh trong thái ấp Vạn Kiếp của họ Trần. Ở đó từ gia nô, gia binh đến các thân vương quý tộc ai ấy đều cần mẫn làm việc, lao động cấy cày, ai vào việc nấy, chăm lo vun đắp cho sự giàu mạnh của vương tộc và quốc gia Đại Việt. Mọi sự đố kỵ hẹp hòi vì lợi ích cá nhân phương hại đến sức mạnh của đất nước đều phải gạt bỏ và nghiêm trị. Nhật Minh đã cho bạn đọc sống những giây phút đầm ấm bên cha con, anh em nhà Vương Quốc Công tiết chế, nghe những lời nói hào sảng mà chan chứa nghĩa tình, nhất là khí phách nghiêng trời lệch đất khi Vương rút gươm xử Quốc Tảng và truyền: “Ta cấm tên nghịch tử không được giáp mặt ta suốt đời. Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng”. Vẫn những lời nói, những cử chỉ của Vương gia đã ghi trong quốc sử và nhiều sử sách khác, ngay cả trong giáo khoa nơi nhà trường nhiều đời, nhưng giờ nghe lại, sống lại trong văn phẩm vẫn làm xúc động lòng người đọc.

Là một người đã từng gắn bó với vùng quê Mường Lò, am hiểu các phong tục của người dân bản địa Trần Cao Đàm đã trở thành cây bút sâu sắc trung thành với mảng đề tài cách mạng và kháng chiến ở vùng quê Mường Lò - Nghĩa Lộ. Các tác phẩm của ông hầu hết tập trung viết về chiến tranh và những người lính. Khí thế lịch sử hào hùng của các thời kỳ chiến tranh được ông thể hiện qua các tập tiểu thuyết: Bến ngòi - Nhà xuất bản Quân đội nghân dân, 1999; Pa Thí mù sương - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2000; Âu Lâu

bến lửa - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2006. Gần đây nhất ông đã cho ra mắt bạn đọc một tập tiểu thuyết khắc họa đậm nét lịch sử đấu tranh của nhân dân các dân tộc Mường Lò đau thương mà anh dũng trong "Đất mường thời dông lũ" (2014). Cuốn sách tái hiện lại cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các dân tộc của vùng quê Nghĩa Lộ trong khoảng thời gian từ năm 1947 khi chúng tái chiếm đến khi bộ đội chủ lực mở chiến dịch Tây Bắc đánh tan Phân khu quân sự Nghĩa Lộ, giải phóng Mường Lò, Trạm Tấu vào năm 1952. Với hiện thực mà bản thân đã từng chứng kiến Trần Cao Đàm đã dựng lên khung cảnh đau đớn của người dân. Nhiều gia đình rơi vào cảnh phân ly, cha mẹ mất con, vợ xa chồng bởi bạo loạn. Nhưng nhân dân Nghĩa Lộ không ngại gian khó đã nối tiếp truyền thống cha ông không cam chịu cúi đầu làm nô lệ, vùng đứng dậy kháng chiến đánh đuổi bọn xâm lược giải phóng quê hương. Ở tiểu thuyết Đất Mường thời dông lũ, bộ mặt thật của thực dân Pháp cũng được phơi bầy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi yên bái từ 1986 đến nay (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)