Cốt truyện mang dấu ấn tư duy nghệ thuật hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi yên bái từ 1986 đến nay (Trang 78 - 81)

7. Đóng góp của luận văn

3.1.2. Cốt truyện mang dấu ấn tư duy nghệ thuật hiện đại

Văn xuôi Yên Bái có những cách tân nhất định trong quá trình phát triển, đặc biệt là cốt truyện đã ít nhiều mang dấu ấn hiện đại. Với cái nhìn tinh tế, với ngòi bút sắc xảo của mình, các tác giả đã, đang không ngừng đổi mới lối viết, cách viết cho phù hợp với quy luật phát triển của văn học cả nước nhằm đáp ứng tầm đón đợi của người đọc ngày một đông đảo, rộng rãi và cao hơn. Khi sáng tác các nhà văn vẫn kế thừa những ưu điểm của cốt truyện truyền thống, nhưng bên cạnh đó lại xây dựng được cốt truyện hiện đại với nhiều xung đột được nảy sinh, nhân vật đa chiều, đa diện, thời gian có sự đảo lộn, tác phẩm có kết thúc mở. Những dấu hiệu hiện đại này đã góp phần làm tăng tính hiện thực cho tác phẩm.

Vào thời kì đổi mới, nhiều tình huống truyện đã có sự khơi sâu mài sắc nhiều hơn, với những xung đột thiện - ác, người - thú, xung đột đạo đức ngay trong chính nội tâm mỗi người. Chẳng hạn một cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác, giữa hủ tục lạc hậu và cách làm ăn kinh tế mới trong "Thuốc phiện và lửa"- Hoàng Thế Sinh.

Do ảnh hưởng của phương pháp sáng tác hiện thực cùng sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật, nhiều nhà văn đã dần thoát khỏi cách viết truyền

thống như trong cổ tích khi tạo được sự đan xen giữa các dòng thời gian. Câu chuyện không còn được kể lại theo một trật tự thời gian tuyến tính nữa mà đã có sự đảo lộn thời gian, miêu tả gấp khúc, nhảy cóc tự sự. Trong những giai đoạn đầu của văn xuôi dân tộc thiểu số, kiểu cốt truyện hiện đại cũng đã bắt đầu xuất hiện ở một vài tác phẩm, tuy nhiên sự biểu hiện vẫn còn khá mờ nhạt. Thời gian, không gian trong Sông gọi (Hoàng Hạc) phần nào đã thể hiện dấu ấn hiện đại trong cốt truyện khi tác giả tập trung miêu tả ngày hội lấp sông chỉ trong hai tiếng đồng hồ với những sự kiện lớn, nhỏ đang diễn ra. Hay

Chuyện về một giấc mơ của (Nguyễn Hiền Lương) thời gian câu chuyện bắt đầu từ việc nghe mẩu tin trên ti vi về việc tìm liệt sĩ đã làm cho nhân vật hồi tưởng lại câu chuyện trong thời kỳ chiến tranh.

Các tác giả khai thác triệt để các đề tài, từ nông thôn đến thành thị, từ cuộc sống vùng cao đến văn minh nơi đô thị, từ đối tượng tri thức đến nông dân, từ đề tài chiến tranh đến cuộc sống đời thường với bao dằn vặt, trăn trở… Nghệ thuật trình bày được các tác giả thể hiện khá đa dạng: Có cốt truyện hoặc không có cốt truyện, đa nhân vật hay chỉ xoay quanh một nhân vật chính, một tình huống hay đa tình huống, văn phong hiện đại hay giữ theo lối cổ điển… Điều này đã tạo nên một bức tranh đa sắc mà trong đó một số tác giả đã tạo được gam mầu riêng cho mình, thể hiện phong cách cá nhân đậm nét

Điều nổi bật dễ nhận thấy trong tác phẩm của Xuân Nguyên là xây dựng một cốt truyện có tình huống, có thắt buộc, có cởi mở. Trong Cánh chim trời, Xuân Nguyên đã tạo tình huống đầy kịch tính để cho Mai Linh - một thầy giáo dạy văn trường sư phạm với Mỷ Say - cô gái ở trường vùng cao về Sư phạm học bổ túc văn hóa gặp nhau. Mỷ Say lần đầu tiên về tỉnh đã bị bọn lưu manh lừa gạt đưa lên đồi bồ đề thực hiện ý định làm bậy. Mai Linh đã xuất hiện và cứu thoát cho cô. Rồi Mỷ Say đăng ký vào học trường sư phạm và trở thành cô giáo. Hai người âm thầm yêu nhau. Kết thúc khóa học Mỷ Say

trở về quê nhà dạy học. Để giữ tình yêu cháy bỏng của mình, Mai Linh quyết định theo Mỷ Say lên vùng cao dạy học. Nhưng do hoàn cảnh, để chăm sóc cho người mẹ bị tâm thần nên Mỷ Say đã quyết định lấy một y sỹ người Mông và chia tay với Mai Linh. Câu chuyện kết thúc bằng sự đau khổ của Mai Linh nhưng tác giả đã lựa chọn cho Mỷ Say một con đường báo hiếu. Bên cạnh đó, nhiều truyện của Xuân Nguyên thường là sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại làm nổi bật lên cuộc sống tối tăm, cơ cực của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới chế độ cũ như tác phẩm Rừng ma, Hoa đào tháng chín...

Nguyễn Hiền Lương nổi lên như một đạo diễn tài hoa. Truyện của ông có lời kể và cách kể khéo léo, hấp dẫn. Câu chuyện éo le, ly kỳ, nhiều tầng, nhiều lớp, tưởng thế này lại hóa ra thế kia...để rồi dẫn đến một kết cục không mong muốn. Đó là những câu chuyện có tâm lực. Như Chuyện của Hảo, nếu không có chiến tranh thì anh bộ đội Hảo việc gì phải vướng vào một câu chuyện tình éo le, rắc rối như vậy. Đúng như tác giả viết:... “hai tiếng đánh giặc quả có hiệu nghiệm” trong mọi nỗi vui buồn. Vì nó mà anh dựng vở kịch cưới vợ thành công, vì cưới vợ thành công nên anh vẫn không có đám cưới nào! Hảo đã phân trần với bạn sau hàng chục năm... “đã cưới xin gì đâu”. Tất nhiên ở truyện này tác giả còn chĩa mũi tên vào một đối tượng khác ngoài chiến tranh.

Truyện của Vũ Quý hay, thường có những xung đột mãnh liệt, có những mảng màu sáng, tối đan xen. Truyện Ngày xưa sông ĐuốngChuyện của người khảo cổ. Lướt qua tên truyện ta có cảm giác đã gặp ở đây những gì thuộc về quá khứ xa xăm. Ông lấy bốn câu thơ của bài “Bên kia sông Đuống” làm đề từ cho truyện ngắn của mình nhưng Ngày xưa sông Đuống của ông chứa dựng nhiều uẩn khúc nỗi niềm, có phần nghiệt ngã số phận, thời cuộc đâu có thênh thênh như dải lụa bay lên một dòng lấp lánh. Ở Chuyện của người khảo cổ từ ánh trăng đến cây đàn, từ con chim đến con hổ, đồng tiền,

mủng thóc...và nhất là con người đều không “như thực” chút nào. Theo đó, cách ăn nói, cách miêu tả vè kể đều thực thực, hư hư, lãng đãng...đó là chỗ lãng tử công phu của Vũ Quý để làm nên một phong cách, đặc sắc riêng.

Phải nói, cốt truyện trong sáng tác của các tác giả văn xuôi Yên Bái đã khẳng định được phong cách và thành công của mình. Tùy thuộc vào đề tài, thể loại mà nhà văn đã xây dựng cho mình một ý tưởng, một lối viết và một cách chọn lựa cốt truyện riêng để tạo nên những tác phẩm văn xuôi độc đáo và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi yên bái từ 1986 đến nay (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)