Xây dựng nhân vật thông qua khắc họa tính cách và nội tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi yên bái từ 1986 đến nay (Trang 83 - 85)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.2. Xây dựng nhân vật thông qua khắc họa tính cách và nội tâm

Bên cạnh việc miêu tả ngoại hình, các nhà văn đã chú ý khắc họa tính cách và nội tâm nhân vật. Những tâm trạng, suy nghĩ, những nỗi niềm của nhân vật được tác giả khai thác khá tinh tế, tạo nên sự hấp dẫn của trang văn

Nhân vật nữ trong sáng tác của Địch Ngọc Lân lại được miêu tả với những nét tính cách mang bản chất của những người phụ nữ trong thời kỳ kháng chiến. Đó là bản chất của những “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” như nhân vật chị hàng cám trong đoạn trích Ngôi mả “người ngựa”

(trích tiểu thuyết Ngôi đình bản Chang”). Một người phụ nữ thông minh, sắc xảo, biết cách đối đáp khi chứng kiến bọn Nhật sỉ nhục người An Nam:

“Chúng tôi đói là vì người ta đến đây bắt trồng thầu dầu, trồng đay, không cho cấy lúa nên đói chứ” [21, tr. 90]. Một người phụ nữ có lòng căm thù giặc, dũng cảm dám chống lại tên quan Nhật: “Mày là đồ chó má, Đúng người ta bảo chúng mày là phát xít, chắc phát xít là như vậy” [21, tr. 93], “Lập tức chị hàng cám bằng động tác rất nhanh, gạt hất tung thúng cám ra, hai tay bốc vốc cám thật to vả thẳng vào mặt thằng Ki - si - mô - nô, chị dùng tay phải guồng xuống đấm móc lên cằm nó, nghiêng quay người dùng chân phải đá thốc vào háng nó...” [21, tr. 94]. Chị vẫn biết với cách xử lý đó thì tính mạng khó vẹn toàn nhưng vì lòng căm thù giặc chị đã quyết không chịu khuất phục trước kẻ thù. Để rồi cuối cùng chị bị chúng nhét vào trong bụng ngựa khâu lại rồi lăn xuống hố lấp đất chôn: “một ngôi mộ người - ngựa chôn chung lù lù, đất đỏ quạch giữa chợ phủ” [21, tr. 97].

Các nhân vật trong Kỷ vật cuối cùngChim ri núi của Hà Lâm Kỳ mang trong lòng quyết tâm đấu tranh dân tộc, giải phóng đất nước. Giặc vào làng mà vẫn chưa có ai đánh mõ báo động, Lồng không suy nghĩ được gì khác là phải làm thế nào để báo động cho mọi người biết: “Cái mõ làng vẫn treo lơ lửng trên cây dọc. Chúng nó đi đâu để giặc vào làng mà không biết? Trời ơi!

Lồng như muốn nhắm mắt lao đến. Quẳng chiếc nỏ xuống đất, Lồng dùng tất cả sức lực ôm ghì lấy cây dọc to, leo lên” [32, tr. 37]. Với đoạn độc thoại nội tâm cho ta thấy lòng yêu nước nồng nàn của cậu thiếu niên dũng cảm. Một lòng, một dạ hướng về cách mạng, Lồng đã đặt lợi ích chung lên trên sự an toàn của bản thân. Hay khi bị địch bắt Lồng rất bình tĩnh, kiên trì tìm cách thuận lợi nhất để thoát ra khỏi sự giam cầm của chúng.

Trong những tác phẩm của Xuân Nguyên tính cách nhân vật thường được bộc lộ bằng ngôn ngữ và đối thoại, truyện giàu chất hài, do đó khi vui thì nổ trời, khi buồn thì nẫu ruột, đau đớn, mang đến cho người đọc những nhận thức sâu sắc (lão Tuất, Cường tà, Kẻ bị trấn lột). Hay cô gái người Mông trong Cánh chim trời với một tình yêu mãnh liệt với thầy giáo dạy văn ở trường sư phạm - nơi Mỷ Say theo học, cô đã sẵn sàng “giờ đây em muốn dâng hiến bông hoa rừng còn nguyên hương sắc cho mối tình của chúng mình” [42, tr. 302]. “thoáng một giây ngỡ ngàng, hai tâm hồn khô khát cùng ào đến nhau. Cái giá lạnh từ sương đêm từ Mỷ Say hòa tan trong vòng tay hừng hực hơi ấm của Mai Linh. Họ đứng sững như thế rất lâu, không một lời, chỉ có bốn cánh tay mỗi lúc càng xiết chặt thêm và hai con tim thổn thức càng lúc càng đập hối hả” [42, tr. 304]. Nhưng cô đau đớn hy sinh tình yêu để làm tròn bổn phận của một người con với mẹ và vì sự nghiệp của mình “Anh yêu, em đau đớn báo tin để anh biết: chợ sau em sẽ lấy chồng. Chồng em là một y sĩ người Mông tốt bụng. Anh ấy sẽ giúp em chăm sóc bà mẹ tâm thần để em yên tâm dạy học” [42, tr. 306].

Truyện của Vũ Quý hay, khá sắc sảo trong cách phân tích tâm lý nhân vật một cách sâu sắc, tế nhị nhưng chứa đựng trong đó sự mạnh mẽ, táo bạo. Văn của ông hay tìm đến những con người và sự vật, sự việc độc đáo (xu thế của văn chương hiện đại): “Đêm đó trời càng khuya càng ấm. Ánh trăng quầng lờ mờ hư ảo. Mây không tài nào ngủ được. Nàng như mơ hồ nghe thấy tiếng sáo. Không! Mà tiếng sáo thật. Mây bật dậy gói tất cả bạc trắng chạy

theo tiếng sáo cô đơn. Vượt ba con suối nàng gặp Núng. Nàng không còn thẹn thùng chạy tới ôm chặt lấy chàng. Họ quấn chặt lấy nhau trong cơn xoáy lốc khát khao mong đợi” [20, tr. 203].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi yên bái từ 1986 đến nay (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)