Ngôn ngữ mang đậm sắc thái dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi yên bái từ 1986 đến nay (Trang 92 - 95)

7. Đóng góp của luận văn

3.3.3. Ngôn ngữ mang đậm sắc thái dân tộc

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là nỗi niềm trăn trở của những người con yêu quê hương, tổ quốc. Cũng chính từ điều đó mà trong sáng tác của các nhà văn Yên Bái mang đậm sắc thái dân tộc.

Với Hoàng Hạc ta thấy ông luôn bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc. Trong sáng tác của ông, ngôn ngữ mang tính chất dân tộc, cũng bởi vì: quá trình tiếp xúc và giao lưu ngôn ngữ, văn hóa, là một quá trình tất yếu trong lịch sử, trong hiện tại, kể cả trong tương lai nữa, vốn thể hiện thành tích kế thừa và phát triển ngôn ngữ của mỗi tộc người. Mà bản thân Hoàng Hạc là người dân tộc Tày, cư trú ở bản địa nên Hoàng Hạc đã có tiếng nói riêng phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ, tâm lý, tính cách của nhóm người Tày - Nùng cũng như nhiều dân tộc khác sống ở vùng hồ Thác Bà. Do vậy, tác phẩm của ông giữ được bản sắc dân tộc riêng biệt. Mà nói như Nông Quốc Chấn thì:

qua sự tiếp thu vốn dân tộc" (Chuyện trò với những người bạn văn nghệ trên Yên Bái, tr.65).

Đọc Hạt giống mới, rõ ràng ta nhận ra Hoàng Hạc có vốn từ khá phong phú, chứng tỏ sự hiểu biết về các dân tộc khác nhau trong một địa bàn dân cư. Những từ này nằm trong vốn từ loại của người Tày - Nùng Việt Bắc và Tây Bắc, hoặc nằm trong vốn từ loại của người Dao, Kinh, Mông ở tỉnh Hoàng Liên Sơn…Ví dụ: Ké, mí, mé, noọng, noọng thao, tổng khỏa, a, chài, chài ền, quan báo, quan quản,thống lý, sài lang, anh đồng chí, cán bộ…hoa bjoóc, chim queng quý lọt, chọc pặt, chiếc cong, cây lý, túi pác mạ, lúa lào chạng, ống báng, ống nước lần, thích, bung, thát, ruộng pó mén, cột lõi, cột ngoãm, chũa vầu, cái vạy trâu, chè tuyết, gùi trứng, xâu men Bắc Hà, lù cở, thắng cố, đấu, đất đạn ghém…phong slư, hát lượn, hát coóc, hát quan làng, hát khắp, hát phơn, tiếng hát páo dung, múa xòe, múa nhặt trám …Ngoài ra ta có thể thống kê hàng loạt các từ hoặc ngữ vốn lấy ra từ lời ăn tiếng nói của nhân dân được đưa vào trong tác phẩm như: miệng ngoắng, miệng ngọt, hoài miệng, ngoảnh miệng, giận dài cả miệng, ngứa cổ, cổ ngển, phơi mặt, lấy vai, cái bụng cả bản, bụng lật ngược, nói nên thuốc, loắng ngoắng bước

Bản thân các từ trên nếu đem tách ra khỏi hoàn cảnh câu văn thì nó không mang ý nghĩa văn học. Nhưng khi nó được kết hợp với các đơn vị ngữ nghĩa khác dưới bàn tay sáng tạo của nhà văn thì sẽ lại khác. Các từ, ngữ đó đã tạo nên bản sắc dân tộc trong sáng tác của Hoàng Hạc. Một số câu văn, đoạn văn trong Hạt giống mới tác giả đã biết sử dụng nó để miêu tả thành công một tâm trạng, một cá tính, hình dáng của con người, một đặc điểm nào đó của miền núi hay một suy nghĩa của chính bản thân mình vốn là người dân tộc. Do đó, ta thấy cách diễn đạt mang màu sắc dân tộc khá thuần thục, tự nhiên, không thấy có bàn tay "bố trí", "sắp xếp" gượng ép trong đó. Chẳng hạn như: đoạn văn miêu tả anh đội trưởng sau khi đi đám cưới ở nhà Tổng Khỏa về. Ta thấy các từ ngữ "sào rau vào bản","đảo như cây cau đảo gió”

làm nổi bật hình ảnh một ông Pám nửa tỉnh nửa say bước đi không vững trên đường về bản và sốt ruột khi phải đứng nói chuyện với ai quá lâu. Đặc biệt, tác giả hay vận dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, ví von, nhân cách hóa nhưng cụ thể, gần gũi với đời sống thực tế. Nó mang cách cảm, cách nghĩ, cách nói của đồng bào các dân tộc. Ví dụ: "Mặt ông đỏ sẫm như hoa chuối rừng". Hoa chuối rừng là một thứ rất gần gũi với người miền núi.

Trong sáng tác của Địch Ngọc Lân ngôn ngữ phong phú, linh hoạt vẫn giữ được ngôn từ và cách nói ngàn đời của cộng đồng mình nhưng không xa với ngôn từ và cách nói năng phổ biến hiện đại. Những cái, con, tao, mày, thôi, mà, hả, hử... dưới ngòi bút ông trở thành những câu văn có màu sắc đặc trưng, trong sáng và gần gũi thân thương: Ngôi đình bản Chang; Cùng loài sát chuột; Bữa tất niên tống ngựa, nghênh dê. Có thể nói ông là một trong những cây bút văn xuôi làm nên hương sắc riêng của Yên Bái.

Hà Lâm Kỳ luôn sử dụng những từ ngữ đậm chất dân tộc trong sáng tác của mình. Trong truyện ngắn Suối làng, có nhiều câu tác giả sử dụng ngôn ngữ của làng quê mình như: “Nặm mạch cóp kin” (Nước mạch vốc lên uống) [42, tr. 199]; “Các noọng nhình à, noọng nhình” (em gái) [42, tr. 201]; “Nặm hảnh mật kin pa lạu” (Suối cạn kiến ăn cá rồi) [42, tr .203]...

Có những tác phẩm tác giả sử dụng ngôn ngữ của tộc mình đặt cho tiêu đề như Lời “Tẳng cẩu” của Hoàng Tương Lai. “Tẳng cẩu” là phong tục của dân tộc Thái, khi phụ nữ đi lấy chồng mái tóc phải được búi cao trên đỉnh đầu: “Òi ì ời ơi...! mái tóc dài/ chải cho mượt/ búi lên thành tẳng cẩu/ từ nay về sau người đã có chồng/ vợ chồng con đã thành đôi/ theo nhau như đôi gà đôi vịt/ yêu nhau cho đến trọn đời/ nước không đổi dòng/ lòng không đổi hướng/ đừng bao giờ để tóc buông xuôi...” [42, tr. 230]. Đó là những câu hát của bà mối trong lúc cô dâu đang thực hiện việc “tẳng cẩu” trước giờ phút rước dâu về nhà chồng.

Hay Bi oóc tảng - truyện ngắn của Trần Cao Đàm. “bi oóc tảng” là tên một loài hoa theo tiếng dân tộc Tày: “Dọc đường vào bản, tôi suy nghĩ, hình dung ra “bi oóc tảng”, một loài hoa của núi rừng. Đồng bào Tày gọi “bi oóc” là hoa, “va” là nụ, “mạy” là cây...” [42, tr. 77].

Chính những trang viết sử dụng ngôn ngữ dân tộc của các nhà văn đã giúp cho người đọc cảm thấy gần gũi, yêu quý, tôn trọng và luôn có ý thức gìn giữ bản sắc dân tộc mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi yên bái từ 1986 đến nay (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)