Xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi yên bái từ 1986 đến nay (Trang 81 - 83)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.1. Xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình

Ngoại hình là một trong những phương diện cơ bản để khắc họa nhân vật. Qua miêu tả ngoại hình, nhà văn đã dựng lên chân dung một con người.

Trong sáng tác của Hoàng Thế Sinh, các nhân vật được miêu tả chi tiết, cụ thể về ngoại hình, nhất là những người phụ nữ. Mỗi nhân vật được khắc họa với một vẻ đẹp khác nhau nhưng vẫn mang đậm đặc trưng của người phụ nữ vùng cao. Thông qua miêu tả ngoại hình phần nào làm nổi bật lên tính cách và số phận của nhân vật. Mỷ Châu trong Thuốc phiện và lửa được miêu tả “Xinh đẹp như tiên nữ trong cổ tích. Mỷ Châu cao dong dỏng. Nước da nâu. Gương mặt trái xoan tươi sáng. Mũi thẳng. Môi trái đào hơi dày và ướt. Mắt đen thẳm hút hồn...” [48, tr. 60]. Hay bằng sự tưởng tượng cùng với việc sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng của truyện cổ dân gian và văn học trung đại tác giả đã phác họa chân dung nhân vật thật đẹp - một vẻ đẹp rất riêng của núi rừng Tây Bắc: “Cô bước đi uyển chuyển, mềm mại như ngọn gió thổi qua rừng cây trúc. Giọng nói của cô trong như tiếng suối mây chảy mùa thu. Người trong bản còn bảo, cô đẹp đến nỗi khi lên nương thì cây cỏ ngả xuống nâng bước chân. Cô ra vườn thì bướm bay theo từng đàn. Cô lội xuống suối thì cá bơi lượn quanh chân. Cô vào rừng thì hoa rừng nở thơm ngát và chim sơn ca thi nhau hót cho cô nghe” [48, tr. 90].

Qua việc miêu tả ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn Hai ông bố của Ngọc Bái, người đọc tưởng tượng ra một ông bố khắc khổ, thô kệch và xấu xí: “Bố tôi mặt xương xương khắc khổ. Mũi to như kiểu mũi sư tử. Miệng lại nhỏ, chẳng hề cân xứng chút nào” [42, tr 34]. Một ông bố suốt đời phải gánh chịu nỗi vất vả nhưng rất mực thương con.

Có những nhân vật mới nghe tên tưởng chừng như xấu xí, nhưng ngược lại, tác giả luôn thể hiện sự cân bằng trong cách miêu tả nhân vật. Đó là nhân vật trong truyện ngắn Sự thật và sự thể của Bá Khánh: “Năm ấy ở đội sản xuất nọ có một cô nuôi dậy trẻ tên là Trần Thị Tẹo. Nghe tên gọi, một số người ưa nhan sắc lầm tưởng rằng: đây là một cô gái xấu xí. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Cô Tẹo nước da trắng ngần, đôi mắt đen, dáng người cao vừa phải...” [42, tr 207].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn xuôi yên bái từ 1986 đến nay (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)