Câu chuyện đẻ nhiều con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (Trang 46)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.2. Câu chuyện đẻ nhiều con

Người phụ nữ đẻ nhiều con là câu chuyện không lạ đối với người Việt Nam. Hiện tượng sinh nhiều con có những nguyên nhân sâu xa của nó, ví dụ như trong các lĩnh vực kinh tế giản đơn như làm ruộng, đánh cá vốn đòi hỏi nhiều ở sức mạnh cơ bắp, ở đám đông nên người xưa sinh con nhiều để có nhiều sức sản xuất. Tuy nhiên, như chúng tôi đã dẫn ở phần trên ý kiến của tác giả Thiên Phương: “Và nhiều hệ quả khác của bất bình đẳng giới còn thể hiện ở tình trạng phụ nữ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo hành tình dục. Họ cũng mất phần lớn hoặc thậm chí không có quyền chủ động với những biện pháp kế hoạch hóa gia đình dù được khuyến cáo”.[26].

Trở lại với truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, chúng ta thấy lão chồng không trực tiếp lên tiếng về vấn đề sinh con của người đàn bà nhưng qua chi tiết người đàn bà tâm sự tại tòa án huyện đã hé mở một lí do sâu xa dẫn tới nạn bạo hành của người chồng: “Giá tôi đẻ ít đi…” và “nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở

thuyền đẻ nhiều quá”. Ở đây, tác giả đã đề cập đến một vấn đề tế nhị và cũng rất

nhân bản của con người, đó là bản năng sinh học và cũng là thiên chức của người phụ nữ mà tạo hóa đã ban cho. Nói như nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, phụ nữ là người

“…sinh ra những đứa con/ Để tiếp tục giống nòi và dạy chúng biết yêu, biết hát”.

Cao cả và thiêng liêng nhưng để thực hiện và làm tròn được thiên chức ấy, người phụ nữ nào cũng phải đối mặt và nếm trải những khổ đau, thua thiệt trong suốt cuộc đời. Với những người phụ nữ không nhận được sự trân trọng và cảm thông từ phía người chồng, nỗi vất vả, thiệt thòi càng lớn.

Văn hóa nam quyền đã dẫn đến một thực tế còn tồn tại đến ngày nay là người phụ nữ khi lấy chồng hoàn toàn phải chịu lệ thuộc vào chồng trên mọi phương diện. Họ không được chủ động, không có được tiếng nói trong bất cứ lĩnh vực nào của

đời sống kể cả vấn đề thuộc về dục tính hay vấn đề sinh con. Quyền chủ động hoàn toàn thuộc về người đàn ông. Như vậy, lại một phương diện nữa thuộc vấn đề thân thể, người phụ nữ cũng bị đối xử bất công bởi người chồng mang tư tưởng nam quyền. Lời than muộn mằn “Giá tôi đẻ ít đi” của người đàn bà hàng chài cho thấy chị hoàn toàn không có quyền quyết định đẻ bao nhiêu con, để rồi gánh nặng mưu sinh cứ tăng dần sau sự ra đời của mỗi đứa con, kéo theo đó là bi kịch áo cơm và những bi kịch đau đớn khác. Bi kịch chồng bi kịch mà con đường giải thoát thì bế tắc ở những trận đòn roi mà người làm vợ, làm mẹ ấy phải hứng chịu. Như vậy trong lời than trên và mặc cảm có lỗi “Cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ

nhiều quá ” ẩn chứa lời phê phán ý thức nam quyền của lão chồng nói riêng và đám

đàn ông làng chài nói chung – những người được coi là “phái mạnh” nhưng chưa bao giờ thật sự tôn trọng và có ý thức bảo vệ, chở che người phụ nữ của mình.

Đàn bà làng chài tự thấy mình có lỗi vì đẻ nhiều vậy còn các ông chồng thì sao? Họ nào có phải do ham đẻ hay ham muốn dục tính. Đẻ nhiều con dẫn đến cuộc sống cơ cực mà người vất vả, thiệt thòi hơn lại chính là người vợ. Ngay cả khi người vợ không muốn đẻ nhiều con thì họ cũng không có quyền tự quyết về điều này. Chính lão chồng với uy quyền của mình cùng sự hạn chế về nhận thức sức khỏe sinh sản đã đẩy người vợ đến chỗ phải sinh ra những đứa con như là nguồn cơn đưa đến sự nghèo khó cho gia đình. Nhìn sang các sáng tác khác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau năm 1975, chúng ta thấy hiện thực người vợ phải phụ thuộc chồng ngay cả ở việc sinh đẻ được miêu tả khá đậm nét. Tác phẩm Khách ở

quê ra và Phiên chợ Giát đã khắc họa sống động hình tượng nhân vật lão Khúng -

chồng mụ Huệ - một kiểu đàn ông cũng mang tư tưởng nam quyền cố hữu. Một biểu hiện rõ nét cho tinh thần bảo thủ tư tưởng này ở nhân vật là thái độ sở hữu thân thể người vợ - trong đó rất thiếu tôn trọng vấn đề sức khỏe sinh sản của vợ giống như nhân vật người chồng trong Chiếc thuyền ngoài xa. Trong truyện ngắn này, có một chi tiết xuất hiện ngỡ như thoáng qua nhưng lại mang chở thông điệp của người cầm bút về tinh thần phê phán nam quyền rõ nét. Đó là chi tiết khi cô y tá của trạm xá xã phát thuốc ngừa thai cho đám đàn bà đi khai hoang, đã khuyên vợ lão Khúng:

Chị Huệ, chị đẻ ít thôi, ba cháu là đủ rồi!”. Biết chuyện, lão Khúng đã phản ứng lại ý kiến của cô ý tá bằng cách vừa hỏi ngược lại vừa khẳng định vị thế của người chủ trong gia đình của mình: “Đủ sao được? Dù vợ không muốn lão cũng bắt vợ

phải đẻ. Đẻ rồi nuôi, sợ gì? Cái kho người nằm trong bụng vợ chứ có ở đâu xa?”.

Cách nói của lão Khúng cho thấy một điều mặc nhiên được thừa nhận trong gia đình lão, lão làm chủ thân thể vợ lão, mặc dù trong thực tế vợ lão mới là người mang thân thể đó. Nghịch lí này cho thấy mụ Huệ dù mang thân thể của bản thân mình nhưng lại không được làm chủ, và khi không được làm chủ thì cũng không có quyền quyết định mình sẽ đẻ con vào lúc nào, đẻ mấy con… quyền quyết định ấy thuộc về lão Khúng, thuộc về người chồng. Cũng cần thấy thêm ở Huệ ít nhiều có một sự mặc cảm nhất định về vấn đề trinh tiết với lão Khúng (khi Huệ đã thất tiết cùng với người tình thành thị của mình), do vậy mụ ở vào tình cảnh rất éo le – không thể cất tiếng nói đòi hỏi của cá nhân mình, mụ chỉ còn biết nín lặng làm theo lão. Đối với lão, mụ Huệ là “cái máy đẻ”, và đã là cái máy thì lão phải khai thác cho hết công năng của nó và phục vụ cho mục đích của mình. Trong truyện, hoàn cảnh của lão Khúng thật đặc biệt. Lão đã dám từ bỏ làng biển để lên khai hoang trên cái vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, “rừng thiêng, hoang vắng đi hàng nửa ngày

không gặp một người” với đầy rẫy sự rình rập của nhiều loài thú dữ. Tại đây lão

cùng các con đổ bao công sức và cả máu để cải tạo vùng đất lổng chổng những đá và cỏ thành một vùng đất trù phú, phì nhiêu, thành chốn neo đậu bình yên cho gia đình: “Chung quanh cái “ổ gấu” dần dần mọc lên một vành đai sắn ở phía ngoài, sắn lên xanh ngắt chen chúc cây dại. Đậu xanh, đậu tương ở sau nhà. Lúa trẻ, lúa

nếp trước nhà”. [9, tr.325]. Để làm được điều này, lão cần mụ Huệ đẻ cho lão thật

nhiều con để có người cải tạo đất đai, để đem lại cái uy thế cho gia đình lão nữa. và thực tế, mụ Huệ đã đẻ ra cho lão gần chục đứa con có cả nếp cả tẻ. Chính Nguyễn Minh Châu khi trao đổi với nhiều tác giả khác trong một cuộc đàm đạo về truyện ngắn của mình đã có nói về những nét tiêu cực của lão Khúng : “nét tiêu cực đến độ

tàn bạo của lão là đã biến Huệ trở thành một cái máy đẻ”. Phê phán tư tưởng nam

giả. Trên ý nghĩa này, có thể nói sáng tác của Nguyễn Minh châu sau năm 1975 thấm đượm giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc.

Như vậy cả hai người chồng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Phiên chợ

Giát” đều đã có cách ứng xử giới mang đậm tư tưởng nam quyền, giống như một sự

áp chế - cưỡng bức khiến cho người vợ phải sinh con một cách thụ động, ngoài ý muốn và điều quan trọng là điều này không chỉ đem đến sự mệt mỏi của người phụ nữ trong chín tháng mang nặng mà còn là những đau đớn mà cánh đàn ông không thể hiểu được khi người vợ của mình phải vượt cạn. Thậm chí, mỗi một lần như vậy, sinh mệnh của người phụ nữ lại phải đối mặt với rất nhiều sự rủi ro. Nói như thế để thấy hết được sự tàn bạo không chỉ của lão Khúng, của người chồng hàng chài mà của nhiều người chồng mang tư tưởng nam quyền khác đã gây ra nỗi khổ cho người phụ nữ, người vợ của mình mà không thấy hết được hệ lụy của nó.

Về vấn đề này, nhìn rộng ra ở các nước phát triển, họ có cái nhìn hoàn toàn khác, thậm chí được quy định thành các điều luật để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát một đoạn văn tiếng Anh trên Wikipedia về điều khoản mà luật pháp Mỹ gọi là “Hiếp dâm trong hôn nhân” (Marital rape). Lược dịch mục từ Marital Rape: “Hiếp dâm trong hôn nhân" theo luật pháp Mỹ, còn được gọi là spousal rape (hiếp dâm giữa vợ chồng) là quan hệ tính dục không có sự đồng thuận trong đó thủ phạm chính là vợ hay chồng của nạn nhân. Nó chính là hình thức hiếp dâm trong quan hệ vợ chồng, một hình thức của bạo lực gia đình và của lạm dụng tình dục. Hiện nay, hiếp dâm trong hôn nhân là bất hợp pháp ở 50 bang của Mỹ. ...Việc hình sự hóa hiếp dâm trong hôn nhân ở Mỹ bắt đầu từ giữa những năm 1970 và đến năm 1993 thì chính thức bị coi là tội hình sự trên tất cả 50 bang...”.

Có thể nói đây là một điều khoản tiến bộ và nhân văn của luật Mỹ mà ở Việt Nam người đàn ông và phụ nữ (vợ và chồng) có lẽ chưa thể hiểu nổi, để thấy không chỉ là chuyện đánh đập, xúc phạm người vợ mà ngay cả việc người vợ phải đẻ nhiều cũng nói lên tính chất nô lệ về thân thể của phụ nữ, cũng có gì đó gần với sự "hiếp dâm" vì người vợ dù muốn hay không cũng không có quyền lựa chọn riêng, phải đẻ

như một cái máy cho chồng. Ở Ấn Độ cũng có nhiều bài viết đề cập đến thân thể người vợ, có người còn nói, hôn nhân ở đây chỉ là sự hợp pháp hóa cho sự lạm dụng thân thể người vợ (về tình dục, về lao động, về sự chà đạp, bạo hành). Theo đó, ta thấy, một vấn đề tế nhị như vậy song ở các quốc gia tôn trọng nữ quyền họ đều tính đến chi tiết. Nhận thức về quyền con người, về quyền phụ nữ trước hết phải là nhận thức đề cao, tôn trọng thân thể phụ nữ. Đối chiếu với cách ứng xử giới của nhân vật người đàn ông hàng chài, của lão Khúng, của chồng mụ Tề và những người đàn ông có biểu hiện nam quyền trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 chúng ta mới thấy hết được tư tưởng đi trước thời đại của nhà văn – một người đã dành những trang viết xúc động nhất của đời mình để viết về người phụ nữ, về vấn đề nữ quyền.

Tóm lại, từ điểm nhìn văn hóa giới là tư tưởng nam quyền, chúng tôi tìm hiểu nhân vật lão đàn ông hàng chài trên hai phương diện là vấn đề đối xử với thân thể người vợ và câu chuyện đẻ nhiều con để từ đó đưa đến những lí giải mới về hành động của nhân vật. Thông qua hình tượng nhân vật này, Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện tinh thần phê phán tư tưởng nam quyền cố hữu và cảnh báo xã hội về sự tha hóa nhân cách con người trong cuộc sống thời hậu chiến, nhất là trong quan hệ hôn nhân gia đình. Người chồng mang tư tưởng nam quyền đó chính là thủ phạm tạo nên bi kịch gia đình và những đau đớn, những vết thương lòng không dễ gì băng bó, rịt lành nơi những người mà lẽ ra hắn phải yêu thương nhất. Dẫu có bào chữa bằng những áp lực của cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, gian khó; bằng sự dốt nát, thất học nhưng hành động bạo hành vợ bằng những trận đòn roi như cơm bữa, bằng những lời nguyền rủa, bằng việc biến vợ mình thành cái máy đẻ cũng khó được cảm thông. Đã đến lúc chúng ta phải đối thoại lại với những gì đã trở thành “phong tục”, loại bỏ khỏi cuộc sống con người những “bóng ma” tư tưởng có nguy cơ cản trở và đe dọa hạnh phúc của con người cũng như nhấn chìm con người trong hố sâu của tội lỗi và sự tha hóa. Và bằng tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu thực sự đã lên tiếng “đấu tranh cho quyền sống của từng con người, sao cho con người ngày

một tốt hơn”. Nhà văn và tác phẩm của ông đã làm tròn sứ mệnh thiêng liêng của

2.2. Ngƣời vợ nhƣ là sản phẩm của tƣ tƣởng nam quyền

M. Gorki nói: “Văn học là nhân học”, như vậy văn chương xét đến cùng là câu chuyện về thân phận con người. Đó là lẽ sống còn, là vấn đề cốt tử của nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Do vậy, một tác phẩm văn học chân chính không bao giờ đứng ngoài những vấn đề thuộc về quyền sống, những khát khao nhân bản, những giá trị nhân văn trong cuộc sống của mỗi con người. Trong dòng cảm hứng ấy, ngòi bút của các nhà văn đặc biệt ưu ái cho người phụ nữ. Và như một sự đền bù xứng đáng, nhìn lại lịch sử văn học nhân loại nói chung và văn học nước nhà nói riêng , những tác phẩm có sức sống vượt thời gian, để lại dấu ấn trong mọi thời đại đều viết về phụ nữ. Đó là Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo, là Sở từ của Khuất Nguyên, Truyện Kiều của Nguyễn Du, các khúc ngâm của Đặng Trần Côn và Nguyễn Gia Thiều…

Cùng viết về đề tài người phụ nữ, nhưng ở mỗi thời kì lịch sử, mỗi nhà văn lại có những khám phá riêng. Nền văn học cách mạng chủ yếu đi vào những đóng góp của người phụ nữ trong chiến tranh chứ chưa đi vào khai thác vấn đề thân phận con người cá nhân của họ. Nếu trước đây, vì lợi ích và sự sống còn của dân tộc, con người cá nhân tạm thời phải gác lại, nhường chỗ cho con người tập thể, thì khi hòa bình lập lại, Nguyễn Minh Châu tiếp tục quay trở lại vấn đề thân phận con người cá nhân – trong đó, nhà văn đặc biệt quan tâm đến vấn đề văn hóa ứng xử giới trong quan hệ hôn nhân gia đình mà người đàn ông luôn áp đặt tư tưởng nam quyền lên người đàn bà bằng việc xác lập vị thế làm chủ thân thể của họ. Nguyễn Minh Châu trong suốt cuộc đời cầm bút đã luôn ý thức về vai trò, trách nhiệm của mình với xã hội, với những cảnh đời như thế để: “nâng giấc cho kẻ cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không còn ai để bênh vực”. [18, tr.165]. Và ông đã dùng văn chương để cất lên tiếng nói bảo vệ và trân trọng những quyền cơ bản, đặc biệt là khát khao hạnh phúc của con người, nhất là người phụ nữ. Nhà văn đã từng nói: “Ông trời sinh ra tôi để

kêu thét lên các nỗi thống khổ của con người và kêu gọi con người ta hãy lại với nhau” Phải chăng lời tâm sự đó cũng chính là sứ mệnh của văn chương và cũng là thiên chức của người nghệ sĩ. Vì thế mà sáng tác của ông luôn thấm đẫm giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, nhiều sáng tác sau năm 1975 của nhà văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)