Ngôn ngữ người chồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (Trang 92 - 94)

7. Đóng góp của luận văn

3.3.1. Ngôn ngữ người chồng

Dù là nhân vật chính nhưng người chồng xuất hiện trong tác phẩm không nhiều, tuy nhiên cũng đủ để tạo nên ấn tượng sâu đậm nơi người đọc về một người đàn ông vũ phu, tàn ác, độc đoán, chuyên quyền – một sản phẩm tính cách của văn hóa nam quyền. Điều này không chỉ toát lên qua những nét vẽ ngoại hình, điệu bộ, hành động… của nhân vật như chúng tôi đã phân tích ở trên mà còn được biểu hiện sinh động qua sự lựa chọn ngôn ngữ của nhà văn khi viết về nhân vật.

Bước vào tác phẩm, nhân vật thể hiện sự hiện diện của mình đầu tiên bằng câu nói : “Cứ ngồi yên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”. Đối tượng hướng tới của câu nói này dựa vào ngữ cảnh có lẽ là đứa con gái lớn. Như vậy câu nói là

thể nhận biết nhiều điều về bản chất của nhân vật cũng như đặc điểm của mối quan hệ trên.

Câu nói “ Cứ ngồi yên đấy” có sự tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ, lại là câu cầu khiến cho thấy vị trí làm chủ và uy quyền tuyệt đối của người đàn ông trong gia đình. Lão tự cho mình cái quyền áp đặt, sai khiến vợ con theo chủ ý của riêng lão. Cách xưng hô “tao/ mày” lạnh lùng, lời đe dọa đầy bạo lực vốn không phải để dùng trong mối quan hệ cha con, thứ nữa có thể lại là với đứa con gái đã ở tuổi được gọi

là “thiếu nữ”. Sự cục cằn, thô bạo trong ngôn ngữ cùng giọng điệu quát nạt đã thể

hiện rõ nét sự thất học cùng bản chất thô lỗ, dữ dằn, độc ác của người đàn ông. Và

sự độc ác, hung bạo đó được đẩy lên mức tàn nhẫn trong cảnh lão đánh vợ. Cùng

với mỗi nhát roi bằng chiếc thắt lưng của lính ngụy quất xuống người đàn bà, lão

lại cất lên lời nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ.

Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”. Vẫn là ngôn ngữ cục cằn, cả vợ, cả con cũng

trở thành “mày” và“chúng mày” còn lão thành “ông” (ngôn ngữ của kẻ bề trên và xác lập địa vị bề trên của lão trong gia đình). Vợ và con, tất cả đều đáng chết vì đã khiến lão khổ. Trên kia là dọa “giết” và dưới này là rủa cho “chết” và “chết hết” là cách của một người chồng đang giao tiếp với những người thân trong gia đình của lão. Bằng cái nhìn hiện thực sắc sảo, Nguyễn Minh Châu đã đưa vào sáng tác của mình bức tranh cuộc sống của gia đình hàng chài bằng những nét vẽ chân thực nhất Ngòi bút của ông “không né tránh hiện thực phũ phàng. Ông đưa lên trang sách dáng hình, ngôn ngữ thô lỗ, cục cằn và hành động phi nhân tính của lão đàn ông”

[25, tr.240]. Đánh vợ, dọa con, thậm chí nguyền rủa họ bằng những lời lẽ cay độc là cách để người đàn ông – người chồng – người cha này giải tỏa mọi bức bối, khó chịu trong lòng. Cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn đã làm tha hóa nhân cách con người, gánh nặng cơm áo đã biến con người ta thành cầm thú hay đó là cách hành xử của những người đàn ông mang tư tưởng nam quyền? Cái gì đã khiến lão đàn ông “chìm lú” (Chu Văn Sơn) không đủ bình tĩnh để nhận ra đâu là nguồn gốc của nỗi khổ cuộc đời mình, để rồi trút tất cả căm giận vào trong lời nói, trong những

trận đòn roi lên thân thể người vợ? Thiết nghĩ, gánh nặng áo cơm và nỗi cơ cực của

cuộc mưu sinh là nguyên nhân thuộc về hoàn cảnh – tác nhân bề nổi. Còn nguyên nhân sâu xa – tác nhân bề chìm thuộc về ý thức, tư tưởng của người đàn ông, đó là sự ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng nam quyền - thứ tư tưởng đề cao và bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của người đàn ông và coi thường, rẻ rúng người phụ nữ. Tư tưởng này đã ăn sâu vào tiềm thức, chi phối nếp nghĩ, nếp cảm và mọi hành vi ứng xử cũng như ngôn ngữ giao tiếp của người chồng mà nạn nhân trực tiếp chính là vợ và các con lão.

Trong Phiên chợ Giát – một sáng tác khác của Nguyễn Minh Châu, người đọc nhận thấy ở nhân vật lão Khúng cũng có kiểu giao tiếp bằng ngôn ngữ giống như ở người đàn ông hàng chài. Hãy nghe lão đối thoại với nhân vật cô y tá: “Đủ sao được ? Dù vợ không muốn lão cũng bắt đẻ…Cái kho người nằm trong bụng vợ chứ có ở đâu xa? . Dùng câu nghi vấn, cách nói phủ định: “Đủ sao được?”vừa nhằm phủ nhận quan điểm của cô ý tá trong lời khuyên mụ Huệ - vợ lão: “Chị Huệ,

chị đẻ ít thôi, ba con là đủ rồi” vừa thể hiện quyền uy của người chồng này đối với

vợ kể cả trong việc sinh con. Đó là một thứ uy quyền tuyệt đối mà người vợ chỉ được phép tuân theo dù không muốn. Ngôn ngữ của nhân vật thể hiện rõ sự áp đặt, sai khiến: “dù không muốn lão cũng bắt”. Cách xưng hô: “lão” cũng toát lên vị trí bề trên, vai trò làm chủ trong gia đình và đối với cả cuộc đời người vợ. Chính tư tưởng nam quyền đã cấp cho họ cái quyền năng ấy, biến người đàn ông trở thành “ông chủ” được phép sở hữu và đối xử với vợ mình như một “nô lệ”, thiếu sự tôn trọng tối thiểu đối với vợ cả về thể xác lẫn tinh thần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)