Khái lược về vai trò người mở đường cho công cuộc đổi mới văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (Trang 25 - 27)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.1. Khái lược về vai trò người mở đường cho công cuộc đổi mới văn học

tộc

Nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) xuất thân trong một gia đình nông dân ở làng Thơi thuộc xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Được gia đình tạo điều kiện, năm 1944 Nguyễn Minh Châu học tập ở Huế. Đến năm 1950, ông tham gia quan đội, theo học Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn và chủ yếu hoạt động tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ở Sư đoàn 320. Từ năm 1954 tham gia viết văn nhưng phải đến khi hai cuốn tiểu thuyết là Cửa

sông (1966), Dấu chân người lính (1972) và tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970) ra đời, Nguyễn Minh Châu mới khẳng định được dấu ấn phong cách và chỗ đứng của mình trong lòng bạn đọc. Ông tỏ ra am hiểu đời sống và tâm hồn người chiến sĩ, hiện thực khắc nghiệt và hào hùng của cuộc kháng chiến. Sau thống nhất, đặc biệt từ những năm 1980 trở đi, nước ta bước vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, bầu không khí trở nên ngột ngạt với việc khắc phục hậu quả chiến tranh cũng như những vấn đề mới nảy sinh: sự suy thoái của đạo đức, nhân cách con người, các vấn đề của đời sống dân sinh, xã hội,... Nhiều nhà văn trước sự thay đổi của hiện thực đã không thể tìm thấy cảm hứng sáng tác, bởi nguồn cảm hứng chủ đạo là sử thi và lãng mạn đã lùi vào quá vãng mà hiện thực thì bi đát, trong khi độc giả đang có xu hướng tìm đọc Nguyễn Du hay tìm đến với văn học phương Tây qua các bản dịch. Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài Văn xuôi sau 1975, thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển (Tạp chí văn học số 4, tháng 7&8-1991)

đã gọi đây là thời kỳ khủng khoảng “chân không văn học” - “chẳng có gì để nói”. Hơn lúc nào hết, lúc này các văn nghệ sĩ cần xác định “đổi mới là lẽ sống còn của

văn nghệ” [2]. Đổi mới một cách toàn diện để theo kịp sự phát triển của thực tại xã

hội và đáp ứng được thị hiếu của người đọc. Trước tình hình đó, Nguyễn Minh Châu đã đi đầu trong khuynh hướng đổi mới văn học sau chiến tranh: nghĩ và viết về đời tư, thế sự, về những vấn đề bức xúc đằng sau những chiến công, những vấn đề xã hội, về số phận và nhân cách của con người trong tình trạng trì trệ của đất nước. Thành tựu nghệ thuật nhà văn đạt được thời kỳ này gồm có bốn cuốn tiểu thuyết: Miền cháyLửa từ những ngôi nhà cùng in năm (1977), Những người đi

từ trong rừng ra (1982) và Mảnh đất tình yêu (1987) và hàng loạt các truyện ngắn,

truyện vừa lần lượt được ra mắt, sau đó được tập hợp in trong 3 tập: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), và Cỏ lau (1989). Ngoài ra Nguyễn Minh Châu còn có nhiều bài viết về văn học, hoặc ghi chép, tản mạn về kinh nghiệm viết văn, chân dung văn học,… Về sau khi tác giả qua đời, phần nhiều trong đó được in trong cuốn Trang giấy trước đèn (1994). Các sáng tác thời kỳ này đã cho thấy sự chuyển biến trong tư tưởng và nghệ thuật của ông sau năm 1975 trong tiếp cận hiện thực mới. Nguyễn Minh Châu đã thật sự để lại dấu ấn trên hành

trình đổi mới của văn học dân tộc. Trong số các bài viết, có bài trở thành kim chỉ nam định hướng sáng tác cho lớp nhà văn đi sau.

Với ý thức và trách nhiệm lao động nghệ thuật nghiêm túc của mình trong buổi trở dạ của văn học, Nguyễn Minh Châu đã giành được vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc, trở thành người: “người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho cho những cây bút trẻ sau này” (Nguyễn Khải) và là người: “người mở đường tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc) cho văn học Việt Nam thời kỳ sau năm 1975.

Vai trò người mở đường của Nguyễn Minh Châu thể hiện ở sự đổi mới trên phương diện của sáng tác như đổi mới ý thức nghệ thuật, đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người - trong đó có quan niệm về người phụ nữ và đổi mới trong nghệ thuật tự sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)