Đánh giá của những người dân tái định cư

Một phần của tài liệu Tác động của việc tái định cư đến đời sống người dân trong vùng dự án của dự án ADB cải thiện môi trường đô thị miền trung việt nam (Trang 84 - 89)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.5.2.3 Đánh giá của những người dân tái định cư

Toàn bộ 168 người (trong tổng số 168 hộ) thuộc diện tái định cư tham gia phỏng vấn đều hài lòng về vị trí khu tái định cư. Do nơi ở mới không xa nơi cũ nên cuộc sống làm ăn ít bị đảo lộn. Hơn nữa những hộ này trước đây sống tại khu vực ven sông, đa phần là nhà tạm, không có cơ sở hạ tầng và thường xuyên bị ngập úng lụt lội, nay được sang chỗ ở mới cao ráo và tốt hơn. Nơi tái định cư đã có một số cơ sở hạ tầng cơ bản như sau:

Bảng 3-15: Đánh giá của người tái định cư về cơ sở hạ tầng cơ bản (%)

Những cơ sở hạ tầng sau đã có tại

khu tái định cư Hà Tĩnh Tam Kỳ

Trung bình

Sân chơi, công viên 0 5 2.5

Chợ và cửa hàng 0 12.5 6.3 Nhà văn hóa 0 5 2.5 Trường học 0 15 7.5 Đường nội bộ 61.8 97.5 79.7 Cấp thoát nước 82.4 57.5 70.0 Bệnh viện, trạm y tế 0 7.5 3.8 Hệ thống điện 94.1 82.5 88.3

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2010

Bảng trên cho ta thấy chỉ có những cơ sở hạ tầng cơ bản nhất như đường, hệ thống cấp thoát nước và hệ thống điện là được trang bị cho người dân.

Tuy vậy tình trạng vệ sinh ở nơi ở mới được đánh giá cao hơn tại nơi ở cũ. Khi được hỏi về hình thức xử lý rác thải, có tới 37,9% người trả lời ở cả hai thành phố đã từng vứt xuống ao hồ và 43,4% người trả lời đã từng vứt rác ở khu vực gần nhà, trong khi đó vào thời điểm sau tái định cư, có tới 70,7% người trả lời có người đến thu gom rác. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy điều kiện môi trường sinh sống của người tái định cư được cải thiện tốt hơn

Bảng 3-16: Hình thức xử lý rác thải của gia đình (chung của cả hai thành phố Tam Kỳ và Hà Tĩnh (%)

Hình thức xử lý Trước kia (trước 2007)

Hiện nay (2010)

1. Có người đến thu gom 15,2 70,7

2. Vứt xuống ao hồ 37,9 8,9

3. Vứt ở khu vực gần nhà 43,4 15,2

4. Hình thức khác 6,2 5,2

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2010

Hầu hết những người phải di dời đều tỏ ý tương đối hài lòng về vị trí khu tái định cư do nơi ở mới không xa nơi cũ (tại Hà Tĩnh, nơi ở mới chỉ cách khoảng 2-3km so với nơi ở cũ, trong khi đó ở Tam Kỳ khoảng cách này có sự

chênh lệch nhiều hơn do người dân được bố trí tại nhiều khu tái định cư khác nhau) nên sinh kế của người dân cố gắng được duy trì như trước. Tuy nhiên, lợi ích của việc tới sống tại khu tái định cư là rất rõ ràng, người dân tái định cư có cuộc sống an toàn, ổn định do được định cư tại nơi cao ráo, hàng năm tránh được lụt lội, nhà cửa khang trang hơn.

Về mức độ đạt được mục tiêu cải thiện môi trường của dự án theo đánh giá của người tái định cư, xin xem bảng dưới đây:

Bảng 3-17 Tình trạng vệ sinh môi trường khu tái định cư so với nơi ở cũ (%) Đánh giá Hà Tĩnh Tam Kỳ Trung bình Tốt hơn 24,2 46,3 35,3 Giống nhau 30,3 42,5 36,4 Kém hơn 45,5 12,2 28,9

Nguồn: Khảo sát năm 2010

Các phương án trả lời tại lựa chọn tốt hơn, giống nhau hay kém hơn đều ở mức tương tự nhau, không có tỷ lệ vượt trội,lần lượt là 35,3%, 36,4% và 28,9%. Như vậy quan sát bảng trên có thể thấy xu hướng trả lời chung là tình trạng vệ sinh môi trường tốt hơn so với nơi ở cũ. Ở Tam Kỳ với 46,3% người được hỏi cho rằng vệ sinh môi trường ở nơi ở cũ là tốt hơn, 42,5% cho rằng giống nhau và 12,2% cho rằng kém hơn nơi ở cũ. Tại Hà Tĩnh dường như đánh giá của người dân về tình trạng môi trường có vẻ ngược lại khi chỉ có 24,2% số người trả lời rằng tình trạng vệ sinh môi trường tốt hơn nơi ở mới, trong khi đó 45,5% người được hỏi cho rằng tình trạng vệ sinh môi trường “kém hơn nơi ở cũ”. Theo chúng tôi, do việc đánh giá được tiến hành ngay trong quá trình hoàn tất thi công khu tái định cư mới ở Hà Tĩnh, việc xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà cửa ở khu tái định cư đã gây ra rất nhiều vấn đề môi trường về ô nhiễm không khí, tiếng ồn của máy móc và hoạt động thi công nên tỷ lệ người dân đánh giá không tích cực về tác động đối với môi

trường là điều có thể hiểu được. Hình sau đây có thể minh họa cho ý kiến của người dân ở Hà Tĩnh:

Hình 3-9 Tình trạng vệ sinh môi trường khu tái định cư mới Nam Sông Cụt (Hà Tĩnh)

Nhiều người dân tái định cư ở thành phố Hà Tĩnh khi được hỏi đã phản ánh rằng khi thi công công trình đã gây ra tác động tiêu cực đến đời sống của họ như: bụi, tiếng ồn, làm hỏng đường xá, gây khó khăn cho người dân khi đi lại. Những hộ dân nói chung và những hộ sống gần công trình nói riêng rất mong Dự án đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành sớm công trình.

Chuyển đến nơi ở mới có điều kiện tốt hơn do tránh được ngập lụt về mùa mưa do nền đất tại nơi này cao hơn nơi cũ. Với lại cũng không xa so với nhà cũ trước kia nên cũng thuận tiện cho tui khi có việc gì cần qua lại với bà con ở đó. Tui chỉ mong sao dự án sớm hoàn thành xây dựng, chứ như hiện giờ mọi thứ đều bừa bãi ra, mà cũng bị ảnh hưởng công chuyện nhiều thứ vì đường xá đi lại vướng víu, ồn ào con nít không học vô”. (Nam, 51 tuổi, Hà Tĩnh, thợ thủ công, lớp 6/10).

Môi trường xã hội trong các khu tái định cư cũng được người dân nhận xét tương đối tốt, đây là điều kiện tốt để họ có thể tạo dựng được cuộc sống ổn định tại nơi ở mới, tác giả cho rằng đây là các chỉ báo cho thấy người dân có thể an cư và phát triển cuộc sống lâu dài.

chè say xỉn đánh lộn. Đường giao thông chính cũng ở phía bên ngoài nên cũng khá yên tĩnh. Thỉnh thoảng chính quyền cũng quan tâm đến thăm hỏi. Bà con xung quanh cũng giúp đỡ nhiều” (Nữ, 39 tuổi, Tam Kỳ, nội trợ, lớp 10/12).

Chúng tôi cho rằng, mặc dù dự án đã mang lại những cải thiện tích cực về môi trường tự nhiên và xã hội cho người dân tái định cư, tuy nhiên hiện tại chưa thể đánh giá đầy đủ về hiệu quả môi trường dự án mang lại cho người dân. Cần có thêm thời gian và điều kiện để quay trở lại đánh giá vấn đề này sau một thời gian nữa, khi tất cả các hoạt động phục hồi đời sống của người dân đã đi vào ổn định hơn.

Vì khoảng cách đánh giá tác động giữa hai giai đoạn là 4 năm, trong đó hoạt động tái định cư mới chỉ hoàn tất trong năm 2010, vẫn còn quá sớm để chúng ta đi đến một kết luận về khả năng phát triển kinh tế xã hội của các hộ tái định cư tại Hà Tĩnh. Tác giả cho rằng, sẽ thu thập được nhiều chỉ báo kinh tế xã hội thú vị hơn nếu như có điều kiện tiến hành khảo sát lại các hộ gia đình tái định cư kể trên trong một giai đoạn 4 năm tới, khi những khó khăn ban đầu qua đi và cuộc sống của họ đã đi vào ổn định hơn.

PHẦN 3: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tác động của việc tái định cư đến đời sống người dân trong vùng dự án của dự án ADB cải thiện môi trường đô thị miền trung việt nam (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w