6. Phương pháp nghiên cứu
1.1.2.4 Đời sống tinh thần
Đời sống tinh thần xã hội được hiểu bao gồm tất cả những gì liên quan đến lĩnh vực tinh thần: từ những giá trị, sản phẩm tinh thần đến những hiện tượng, quá trình tinh thần, từ những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần, phân phôi, tiêu dùng giá trị tinh thần...) đến những quan hệ tinh thần (trong trao đổi, giao tiếp tinh thần...) [29, tr.50]. Nói đến đời sống tinh thần xã hội là nói đến tính liên tục về thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả những hiện tượng, những quá trình tinh thần. Với ý nghĩa như vậy, nội dung
phạm trù đời sống tinh thần xã hội được chúng tôi hiểu như sau: Đời sống tinh thần xã hội là tất cả những giá trị, sản phẩm, hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan hệ tinh thần của con người phản ánh đời sống vật chất xã hội và được thể hiện như là một phương thức hoạt động và tồn tại tinh thần của con người trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.
Có thể khẳng định rằng, đời sống tinh thần xã hội là một phạm trù rộng. Nó bao gồm ý thức xã hội, văn hoá tinh thần và nhiều hoạt động và quan hệ tinh thần khác nữa. Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ phụ thuộc. Điều đó có nghĩa là ý thức xã hội và văn hoá tinh thần chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần xã hội. Ở đây tác giả sử dụng thuật ngữ đời sống tinh thần để đo sự biến đổi về xã hội và văn hóa trước và sau khi thực hiện dự án ADB tại vùng dự án.