Đánh giá từ các đối tượng liên quan và mức độ hài lòng của người dân tái định cư về thu nhập và

Một phần của tài liệu Tác động của việc tái định cư đến đời sống người dân trong vùng dự án của dự án ADB cải thiện môi trường đô thị miền trung việt nam (Trang 69 - 72)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3Đánh giá từ các đối tượng liên quan và mức độ hài lòng của người dân tái định cư về thu nhập và

của người dân tái định cư về thu nhập và năng lực chi trả

Bảng 3-12 Nhận xét về mức sống của gia đình so với trước khi tái định cư (%)

Đánh giá Hà Tĩnh Tam Kỳ Trung bình

Tốt hơn 4,9 0,7 2,8

Kém hơn 65 72,5 68,75

Như cũ 30,1 26,7 28,4

Nguồn: Khảo sát năm 20110

Qua bảng trên ta có thể thấy tỷ lệ người cho rằng mức sống của gia đình mình trước khi tái định cư là kém hơn và chỉ có 4,9% người trả lời ở Hà Tĩnh và 0,7% người trả lời ở Tam Kỳ cho rằng cuộc sống sau khi tái định cư tốt hơn. Phần lớn người được hỏi đều cho rằng cuộc sống của họ kém hơn so với trước khi tái định cư với 65% người trả lời ở Hà Tĩnh và 72,5 % người trả lời ở Quảng Nam. Số liệu này cũng tương ứng với mức thu nhập danh nghĩa bị giảm sút sau khi tái định cư tại thời điểm năm 2010 so với năm 2007 nêu trên. “Hiện tại nhà 4 người đang đi làm, nhà tôi thu nhập ổn định khoảng 8 triệu/tháng. Nói chung là kém hơn so với trước khi có dự án vì thu nhập vẫn thế mà đến khu mới cái gì cũng phải làm lại từ đầu. Tiền đền bù của dự án đâu có đủ để cất nhà mới, tôi được vay lãi suất ưu đãi của ngân hàng, đến giờ vẫn đang phải trả góp tháng”. (Nam, 51 tuổi, Hà Tĩnh, công nhân, trình độ văn hóa lớp 12/12)

Hiện giờ chi tiêu trong gia đình chủ yếu ở mức tối thiểu, tháng rồi chi ra hơn 30 triệu tiền sửa thêm cái gác để ở thêm cho rộng, phải đi vay anh em bạn bè gần một nửa, tiền tích lũy nhà tôi có hơn một nửa, giờ thì phải lo làm để trả lại, nghĩ mà thấy lo, tiền đền bù hỗ trợ chỉ đủ hoàn thiện phần thô và mua sắm thêm vài thứ như máy bơm, bồn nước, lát thêm cái sân

là hết”. (Nam, 45 tuổi, Tam Kỳ, làm thuê, trình độ văn hóa lớp 12/12).

Như vậy người dân cho rằng mức thu nhập không giảm mà giữ nguyên (thu nhập danh nghĩa), cơ cấu nghề nghiệp không có nhiều thay đổi ở cả hai tỉnh, tuy vậy, các hộ tái định cư đều cảm nhận rõ sự khác biệt về đời sống vật chất của họ sau khi tái định cư. Các ý kiến phỏng vấn sâu ở phần trên phần lớn đều tập trung vào phàn nàn về mức giá đền bù không theo kịp đà trượt giá của đồng tiền trong lạm phát, nghề nghiệp của họ trở nên bấp bênh hơn trong khi những người mới được sinh ra, người lớn tuổi trở nên già yếu và mất sức lao động từ đó làm giảm thu nhập và tăng chi tiêu vv. Khi được hỏi về lý do tại sao cho rằng cuộc sống sau tái định cư kém đi, các phương án chính được người trả lời xin xem ở bảng sau:

Bảng 3-13 Lý do chủ yếu cuộc sống kém hơn so với trước khi tái định cư (%) Lý do Hà Tĩnh Quảng Nam Trung bình

Giá tiền đền bù thấp hơn so với giá

thị trường 10,1 40,3 25,2

Phải đầu tư mọi thứ từ đầu 90,0 25,4 57,7

Lạm phát, giá cả tăng cao 50,6 34,3 42,45

Lý do khác 10,2 0,1 5,15

Nguồn: Khảo sát năm 2010

Có thể có gia đình cho rằng lý do khiến cuộc sống của họ kém hơn so với trước khi tái định cư là do cả 4 nguyên nhân nêu trên, tuy nhiên, để đánh giá yếu tố nào là yếu tố quyết định sự kém đi của mức sống, tác giả chỉ sử dụng một phương án được lựa chọn. Trong hai thành phố, phương án trả lời của hộ dân tái định cư đối với phương án “phải đầu tư mọi thứ từ đầu” là cao nhất ở Hà Tĩnh với 90,0% người trả lời trong khi con số này chỉ là 25,4% ở Quảng Nam. Mức trung bình đối với phương án trả lời ở hai tỉnh là 57,7%. Có thể lý giải việc này như sau: ở tiểu dự án tỉnh Hà Tĩnh, các hộ

tái định cư có 43 hộ được bố trí ở hai khu tái định cư là Khu Lò Mổ (8 hộ) và Khu Nam Sông Cụt (30 hộ).

Hình 3-5: Khu tái định cư Lò Mổ (ảnh trái) và khu Nam sông Cụt (ảnh phải), Thành phố Hà Tĩnh

Trong khi khu Lò Mổ là khu tái định cư đã có sẵn, cơ sở hạ tầng điện, nước, đường nội bộ đã tương đối hoàn chỉnh thì khu Nam Sông Cụt có số lượng hộ tái định cư đông hơn hẳn lại là khu mới hoàn toàn, các hộ dân mới chuyển đến sống tại khu này trong tháng 5 năm 2010. Đối với các hộ tái định cư ở thành phố Tam Kỳ, họ được bố trí chỗ ở tại 5 khu tái định cư đã có từ trước là: (i) Khu Nam Quảng Nam, (ii) khu Đông Nam trường Nguyễn Huệ, (iii) khu Bắc trung tâm Thương mại (iv) khu phố 6 phường An Sơn và khu tái định cư mang tên ADB tại khối phố Hồng Lư, phường Phước Hoà. Tới cuối tháng 5 năm 2010, tất cả các hộ bị ảnh hưởng đều đã hoàn thành việc di chuyển tới đến nơi ở mới, do đó có 25,4%, hơn ¼ số người được hỏi đã trả lời là do phải đầu tư mọi thứ từ đầu. Tỷ lệ các hộ gia đình lựa chọn phương án “lạm phát, giá cả tăng cao” cũng tương đối cao, ở Hà Tĩnh là 50,6%, ở Tam Kỳ là 34,3% và số trung bình lựa chọn là 42,25%. Rõ ràng người dân đã cảm nhận được ảnh hưởng, tác động của lạm phát tới cuộc sống của mình, dù có phải tái định cư hay không.

Tóm lại, trong khi có một số người dân được tham khảo ý kiến cho rằng cuộc sống của họ đang khá lên (nhờ nhận hỗ trợ đền bù, bán đất và các tài sản có giá trị khác-dù điều này không phải là yếu tố đảm bảo sinh kế bền vững), phần đông còn lại cho rằng cuộc sống của họ ngày càng trở nên khó khăn hơn và không đủ đảm bảo cuộc sống. Ở cả hai thành phố, ta thấy mức thu nhập tương đối giảm đi trong khi chi phí tăng lên do nhu cầu thiết lập lại đời sống sau tái định cư. Qua phân tích cơ cấu nghề nghiệp và thu nhập của người tái định cư, có thể thấy có sự chuyển dịch rõ nét từ các nghề khác nhất là nghề nông nghiệp sang làm thuê, đây là một sự chuyển biến không tốt về mặt bền vững trong sinh kế của người dân, từ đó chúng ta thấy rằng cần có sự giúp đỡ hỗ trợ, định hướng từ bên ngoài giúp cho người tái định cư ổn định sinh kế và phát triển kinh tế gia đình.

Một phần của tài liệu Tác động của việc tái định cư đến đời sống người dân trong vùng dự án của dự án ADB cải thiện môi trường đô thị miền trung việt nam (Trang 69 - 72)