Đặc điểm kinh tế-xã hội của địa bàn miền Trung trong vùng ảnh hưởng của dự án ADB

Một phần của tài liệu Tác động của việc tái định cư đến đời sống người dân trong vùng dự án của dự án ADB cải thiện môi trường đô thị miền trung việt nam (Trang 37 - 40)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4 Đặc điểm kinh tế-xã hội của địa bàn miền Trung trong vùng ảnh hưởng của dự án ADB

Khu vực miền trung Việt Nam còn gọi là Trung bộ dưới thời Pháp thuộc, nằm ở phần giữa lãnh thổ và là một trong ba vùng chính (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) của Việt Nam. Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Địa hình miền Trung gồm 3 khu vực cơ bản là Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Bắc Trung Bộ bao gồm các dãy núi phía Tây, giáp Lào có độ cao trung bình và thấp. Riêng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá có độ cao từ 1000 - 1500m. Khu vực miền núi Nghệ An - Hà Tĩnh là đầu nguồn của dãy Trường Sơn có địa hình rất hiểm trở, phần lớn các núi cao nằm rải rác ở đây. Các miền đồng bằng có tổng diện tích khoảng 6.200km2, trong đó đồng bằng Thanh Hoá do nguồn phù sa từ sông Mã và sông Chu bồi đắp, chiếm gần một nửa diện tích và là đồng bằng rộng nhất của Trung Bộ.

Tây Nguyên có diện tích khoảng 544737km2, nằm về vị trí phía Tây và Tây Nam Trung Bộ (phía Tây dãy Trường Sơn). Tây Nguyên có phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia, phía Đông giáp khu vực kinh tế Nam Trung Bộ và phía Nam giáp khu vực Đông Nam Bộ. Địa hình Tây Nguyên đa dạng, phức tạp, chủ yếu là cao nguyên với núi cao ở độ cao từ 250 - 2500m.

Nam Trung Bộ thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hường Đông - Tây (trung bình 40 - 50km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp. Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi

phía Tây trải dọc theo hướng Nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại. Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các chân núi.

Xét chung, địa hình Trung Bộ có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ.

Miền Trung được chia làm 3 tiểu vùng:

Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,

Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Nam Trung Bộ Việt Nam gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự Bắc-Nam: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắc, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ được gọi chung là Duyên hải miền Trung. Khối núi Bạch Mã, nơi có đèo Hải Vân được coi là ranh giới giữa Bắc và Nam Trung Bộ.

Kinh tế miền Trung với sự tập trung là 5 tỉnh kinh tế trọng điểm là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Đà Nẵng. Các khu vực kinh tế này không chỉ có vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên mà còn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa và an ninh quốc phòng. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của khu vực miền Trung gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao, khoảng 11,6% thời kỳ 2001-2009, trong đó tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp-xây dựng đạt 17,4%, ngành thương mại dịch vụ đạt 11,5% và ngành nông nghiệp đạt 4,6%. Tỷ lệ hộ nghèo trên toàn khu vực miền

Trung là 22,23% vào đầu năm 2001 giảm xuống còn 17,12% vào cuối năm 2002 và đến đầu năm 2011 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 14,2%, dù đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn khó cao so với các vùng khác trong cả nước (khu vực đồng bằng Sông Hồng là 6,5% Khu vực Tây Nguyên là 8,62%; Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ 11,39% và khu vực Đông Nam Bộ có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong cả nước với con số 1,70%). [Nguồn: quyết định số 375/QĐ-LĐTBXH về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2011]. Từ đó, nhu cầu giảm nghèo bằng phát triển sinh kế bền vững là nhu cầu nổi bật của khu vực miền Trung. Chính phủ và ADB đã dành nhiều chính sách và dự án phát triển kinh tế và môi trường cho khu vực này.

Một phần của tài liệu Tác động của việc tái định cư đến đời sống người dân trong vùng dự án của dự án ADB cải thiện môi trường đô thị miền trung việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w