Khung chính sách tái định cư của Chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của việc tái định cư đến đời sống người dân trong vùng dự án của dự án ADB cải thiện môi trường đô thị miền trung việt nam (Trang 45 - 48)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Khung chính sách tái định cư của Chính phủ Việt Nam

Theo Luật đất đai 2003, việc sở hữu đất đai tại Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước thực hiện quyền giao và cho thuê đất cho người sử dụng, bao gồm cá nhân và tổ chức. Trong trường hợp giao đất, Nhà nước ủy quyền cho UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng. Khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, đền bù và tái định cư, Luật đất đai quy định như sau:

- Nhà nước bảo lưu quyền thu hồi đất đai vì mục đích quốc phòng, an ninh và các lợi ích quốc gia (Điều 38). Nghị định số 181/2004/NĐ-CP xác định “lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng” bao gồm cả các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi đất sẽ được nhận tiền đền bù cho những tài sản bị mất hoặc bị ảnh hưởng (Điều 42(1)).

- Trước khi thu hồi đất, người sử dụng đất cần đươc thông báo lý do thu hồi đất; kế hoạch tái định cư (nếu có) và phương án đền bù. Việc này phải thực hiện ít nhất 3 tháng trước khi thu hồi đất nông nghiệp và 6 tháng trước khi thu hồi đất phi nông nghiệp (Điều 39).

- Việc bồi thường thu hồi đất nông nghiệp và đất ở sẽ được thực hiện theo hình thức cấp mới diện tích tương tự có cùng mục đích sử dụng. Trong trường hợp không có đất để cấp mới, việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền mặt với giá trị tương đương với diện tích đất bị thu hồi (Điều 42(2)

và (3)). Ở trường hợp sau, giá trị quyền sử dụng đất được tính toán tương đương với giá trị mảnh đất trong điều kiện thị trường bình thường, như đã xác định trong các Quy định của UBND tỉnh ban hành hàng năm (Điều 56).

- Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống (Điều 42 (4)).

- Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây: a) Đất bị thu hồi từ tổ chức sử dụng vốn nhà nước để trả tiền thuế đất đối với diện tích đất được giao hoặc đất cho thuê lại, hoặc diện tích đất được giao không phải trả tiền thuế đất; b) Đất thu hồi là đất lấn chiếm hoặc ở trái phép, hoặc người ở không được cấp giấy sử dụng đất; c) Đất thu hồi là đất thuê của Nhà nước; và, d) Đất thu hồi là đất giao thông hoặc đất thủy lợi, hoặc đất làm nghĩa trang/nghĩa địa (Điều 43 (1)).

- Vật kiến trúc và các tài sản cố định khác trên phần đất thu hồi sẽ không được đền bù trong trường hợp xây dựng trái phép; ngược lại với kế hoạch sử dụng đất cho phép; hoặc, khi vật kiến trúc xây dựng trên phần đất lấn chiếm trái phép (Điều 43 (2)).

Nghị định 197/2004/NĐ-CP quy định tính hợp lệ và các bước thực hiện đền bù, hỗ trợ và tái định cư trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất. Nguyên tắc chính trong đền bù là: (i) thu hồi đất có chủ sử dụng hợp lệ sẽ phải bồi thường; (ii) trong trường hợp, người bị ảnh hường không đủ điều kiện hợp lệ để được đền bù, Nhà nước sẽ xem xét có các hình thức hỗ trợ; (iii) trong trường hợp việc đền bù phần đất bị ảnh hưởng được thực hiện theo hình thức cấp mới thì phần đất mới phải đảm bảo có cùng mục đích sử dụng, hoặc nếu không có đất để đền bù, việc đền bù sẽ thực hiện bằng tiền mặt có cùng giá trị với quyền sử dụng đất tại thời điểm thu hồi đất; và (iv) các khoản tiền nợ (nếu có) gắn liền với diện tích đất bị thu hồi sẽ được khấu trừ tính vào phần tiền bồi thường hoặc hỗ trợ. Nghị định nói trên và Thông tư số 116/2004/TT-BTC

đã quy định rõ các loại đền bù cho từng đối tượng sử dụng đất và các loại thiệt hại khác nhau; chính sách hỗ trợ; các hỗ trợ cho cá nhân và nhóm tái định cư; vai trò và trách nghiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện các dự án tái định cư.

Nghị định số 17/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 197/2004/NĐ-CP đã giúp cải thiện một số khía cạnh trong việc thực hiện đền bù, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: (i) Yêu cầu cập nhật đơn giá đền bù chính thức của UBND tỉnh khi cần thiết để phản ánh giá thị trường cho các tài sản bị ảnh hưởng; (ii) Hỗ trợ ổn định cuộc sống cho những hộ nghèo; và (iii) hỗ trợ trong việc chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho người bị ảnh hưởng nặng (mất đáng kể các tài sản/đất sản xuất) cũng như những người bi ảnh hưởng phải chuyển đến các khu tái định cư.

Nghị định số 188/2004/NĐ-CP quy định phương pháp xác định giá đất và khung giá đất áp dụng khi Nhà nước thu hồi đất cũng như khi đánh thuế sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thuê đất công. Nghị định cũng xây dựng mức giá cao nhất/thấp nhất đối với các loại đất khác nhau. Việc xác định giá đất dựa trên các giao dịch chuyển nhượng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường giữa người mua và người bán, không xét đến các yếu tố: đầu cơ tích trữ, thay đổi quy hoạch, chuyển nhượng bắt buộc, quan hệ huyết thống. Thông tư số 114/2004/TT-BTC hướng dẫn chi tiết các phương pháp xác định giá (phương pháp so sánh trực tiếp hoặc dựa vào thu nhập). Nghị định số 17/2001/NĐ-CP quy định khi các Hiệp định tài trợ quốc tế có những điều khoản không giống với điều khoản trong luật Việt Nam, các điều khoản quy định trong Hiệp định ODA sẽ được sử dụng (Điều 29). Nghị định số 197/2004/NĐ-CP khẳng định trong trường hợp đền bù, hỗ trợ và tái định cư cho các dự án sử dụng vốn ODA khác với các điều khoản của Nghị định, dự án phải được trình lên Thủ tướng để xem xét và quyết định. Nghị định số 131/2006/NĐ-CP quy định trong trường hợp Hiệp định quốc tế sử dụng vốn

ODA không tương đồng với chính sách của Chính phủ Việt Nam, Hiệp định quốc tế sẽ được sử dụng.

Tất cả những quy định trên là cơ sở pháp lý để nhà nước thực hiện giám sát và kiểm tra về tình hình thực hiện dự án ADB.

Một phần của tài liệu Tác động của việc tái định cư đến đời sống người dân trong vùng dự án của dự án ADB cải thiện môi trường đô thị miền trung việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w