0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Kiến nghị với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH DẦU NHỜN HẢI NAM​ (Trang 61 -66 )

Nghiên cứu quy trình thủ tục hải quan hiện đại hơn, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong nghiệp vụ để đơn giản hóa thủ tục hải quan, rút ngắn quy trình giao nhận, giảm bớt thời gian, chi phí khi thực hiện các thủ tục hải quan.

Các hướng dẫn hải quan phải rõ ràng, minh bạch, thống nhất, dễ hiểu, công khai nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng dễ dàng và hiệu quả.

Có những biện pháp ngăn chặn kịp thời các tiêu cực khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hải quan. Cần nâng cao khả năng chuyên môn và đạo đức của công chức hải quan, dổ sung nguồn nhân lực để kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã hội, tránh tồn động hồ sơ gây chậm trễ việc giao hàng của doanh nghiệp.

Nâng cấp hệ thống thiết bị, hệ thống mạng để tránh tắc nghẽn, cải tiến phần mềm khai báo hải quan điện tử giúp cho việc khai báo của doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng, chính xác

Đầu tư các trang thiết bị, phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát, hiện đại hóa ngành Hải quan như máy soi container, tàu thuyển phục vụ cho việc phòng chống vuôn lậu, các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại.

Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng: cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa (ICD), đường bộ, đường sắt, đường song, kho bãi, trang thiết bị. Ngoài ra nên đầu tư xây dựng thêm cảng nước sâu trung chuyển khu vực.

Nên đổi mới cách kiểm tra hàng hóa, đồng thời công khai các quy trình thủ tục mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để giảm bớt thời gian làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Ngày nay, khi Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thị trường sẽ có hàng loạt công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Do đó, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không có những giải pháp cạnh tranh tối ưu với các doanh nghiệp nước ngoài thì khó có thể tồn tại trong thị trường này. Chính vì thế, doing nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH Dầu Nhờn Hải Nam nói riêng cần phải xác định rõ phương hướng hoạt động của công ty cũng như không ngừng nổ lực để tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách hàng, đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

Từ việc tìm hiểu quy trình giao nhận và có được những tiếp xúc thực tế với công việc giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Dầu NHờn Hải Nam cùng với những kiến thức đã học được từ giảng đường, thông qua việc phân tích, đánh giá quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu, có thể thấy đươc những cơ hội và thách thức mà công ty đã và đang đối mặt. Thấy được những ưu điểm và hạn chế của quy trình, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa của công ty với mong muốn công ty có thể kinh doanh tốt hơn nhờ vào các cải cách, điều chỉnh.

Để hoàn thành tốt những định hướng mà công ty đã đặt ra thì từng khâu trong nghiệp vụ phải được thực hiện tốt nhất, nhanh chóng và chuyên nghiệp. Để được như vậy công ty cần có đội ngũ nhân viên có chuyên môn vững, tinh thần trách nhiệm cao, nhanh nhẹn và linh hoạt trong công việc. Bên cạnh đó, công ty cũng cần đầu tư nhiều hơn về trang thiết bị, cơ sở vật chất và hạ tầng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Điều quan trọng là không ngừng mở rộng thị trường và ngành nghề kinh doanh, luôn nổ lực tìm ra những cách thức để hoàn thiện quy trình và những phương pháp hiệu quả, hợp lý để thú hút khách hàng tăng lợi nhuận cho công ty.

KẾT LUẬN

Sự phát triển và vươn lên không ngừng của hoạt động xuất nhập khẩu đã và đang đóng vai trò to lớn trong việc tạo nên những điểm lạc quan cho nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như nền kinh tế của Việt Nam nói riêng trong thời kì nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái như hiện nay, cụ thể là góp phần không nhỏ trong hiệu quả kinh doanh, khắc phục đáng kể trong việc cân bằng cán cân thanh toán và mậu dịch quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu không chỉ tạo tiền đề cho sự triển của ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa mà còn thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các áp lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh với những thay đổi về chính sách và các yếu tố mội trường, đặc biệt là với các doanh nghiệp nước ngoài.

Công ty TNHH Dầu Nhờn Hải Nam tuy là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu không lâu, nhưng cũng phần nào đó đóng góp vào tiến trình phát triển của ngành nói riêng. Và ngày càng không ngừng hoàn thiện mình để hòa mình vào sự phát triển đó cũng như tăng cường mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác quốc tế. Ví vậy đều quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể trụ vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công ty cần phải cố gắng tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững và phát triển những điểm mạnh, khắc phục những mặt còn hạn chế.

Trong suốt quá trình cọ xát với thực tế cũng như được sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong công ty, bản thân em đã có những hình dung cụ thể về quy trình giao nhận hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, lý thuyết chỉ là những kiến thức cơ bản giúp ta đi sâu vào tìm hiểu thực tế, nhưng chỉ khi nào được tiếp cận với thực tế ta mới hiểu được nó vô cùng sâu rộng. Do đó, qua quá trình thực tập, em càng hiểu rõ những điều được học nhưng cũng nhận thấy rằng so với lý thuyết, thực tế có nhiếu cải cách đổi mới sao cho phù hợp và tiện lợi nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách

GS.TS Võ Thanh Thu (2/2011). Kỹ Thuật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu. Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP.HCM.

GS. TS. Võ Thanh Thu, ThS. Trần Thị Trang. “Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngoại Thương”.

TS. Dương Hữu Hạnh (2004), “Vận Tải – Giao Nhận Quốc Tế Và Bảo Hiểm Hàng Hải”.

TS. Huỳnh Thị Thu Sương (2014) “Bài Giảng Nghiệp Vụ Ngoại Thương”, Trường Đại

Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh.

Tham khảo điện tử

http://www.baohaiquan.vn http://www.chinhphu.vn http://www.custom.gov.vn http://www.vietship.vn http://www.xuatnhapkhau.vn

PHỤ LỤC

1. Hợp đồng

2. Hóa đơn thương mại 3. Thông báo hàng đến 4. Lệnh giao hàng 5. Vận đơn

6. Phiếu đóng gói

7. Giấy chứng nhận xuất xứ

8. Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng


Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH DẦU NHỜN HẢI NAM​ (Trang 61 -66 )

×