Đối với công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (fcl) bằng đường biển tại công ty tnhh dịch vụ hàng hóa đông phương​ (Trang 61 - 72)

5. Kết cấu của ĐA/KLTN

3.2.2. Đối với công ty

- Khối lượng công việc ngày một nhiều nhưng số lượng nhân viên phòng XNK

có hạn dẫn đến áp lực và dễ mắc sai sót trong quá trình làm việc. Do đó công ty cần tuyển thêm nhân viên mới, đặc biệt là NVCT. Quy trình tuyển dụng cũng cần được chú trọng, kiểm tra kỹ trình độ nghiệp vụ cũng như thái độ làm việc.

- Giám đốc nắm bắt tình hình hoạt động và theo dõi tiến độ làm việc của nhân

viên, kịp thời nhắc nhở và chấn chỉnh.

- Giám đốc đặt ra mục tiêu doanh thu và lợi nhuận theo từng tháng, tuyên dương,

khen thưởng nhân viên đạt thành tích tốt, xem xét tăng lương 6 tháng/lần, tổ chức du lịch trong hoặc ngoài nước tử 1 – 2 lần/năm tùy theo tình hình lợi nhuận của công ty, tạo động lực cho nhân viên nổ lực.

- Đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu công việc cũng

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Nội dung chương 3 chủ yếu đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế đã nêu ở chương 2, kiến nghị khác của bản thân dành cho nhà nước và công ty để hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa NK nguyên container (FCL) bằng đường biển tại Công Ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Đông Phương nói riêng, cũng như công ty nói chung. Góp phần vào sự phát triển của công ty.

Các kiến nghị đều dựa trên cơ sở tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và quy trình giao nhận thực tế của công ty, đưa ra những hạn chế và từ đó khắc phục những tồn đọng và giúp công ty nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo lòng tin đối với khách hàng. Một số kiến nghị như: Nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên; Hoàn thiện quá trình kiểm tra và chuẩn bị chứng từ; Đẩy mạnh hoạt động marketing và công tác tìm kiếm khách hàng; Đảm bảo vấn đề xoay vòng vốn và sử dụng vốn hiệu quả; Lên kế hoạch cụ thể, chi tiết, kết hợp công việc rút ngắn thời gian; Giảm chi phí. Bên cạnh đó còn là một số kiến nghị cho Nhà nước như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật; Đầu tư cơ sở hạ tầng; Cải cách và đơn giản hóa các thủ tục hành chính và một số kiến nghị khác dành cho công ty. Giải pháp đưa ra chú trọng chủ yếu vào mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng niềm tin, uy tín với khách hàng, chú trọng vào hình ảnh công ty. Ngoài ra còn tập trung bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, tay nghề cho nhân viên, hạn chế và giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh, rút ngắn thời gian thực hiện quy trình. Giúp công ty có cái nhìn bao quát hơn về tình hình công ty hiện tại, từ đó công ty có thể đưa ra giải pháp riêng, hoàn thiện và phát triển.

Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt giữa các công ty dịch vụ lớn – nhỏ, trong – ngoài nước, để công ty có được chỗ đứng và khẳng định thương hiệu, đòi hỏi sự nổ lực hoàn thiện và luôn chuyển mình để phù hợp với thị trường, cần phát huy những ưu điểm và khắc phục tối đa những hạn chế, giúp công ty sớm có chỗ đứng trong lĩnh vực dịch vụ logistics. Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên cần cố gắng để đạt được mục tiêu, xây dựng nền móng vững chắc trong thị trường giao nhận cạnh tranh khốc liệt.

KẾT LUẬN

Trước tình hình phát triển kinh tế chung của đất nước, đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh, hoạt động kinh doanh XNK, giao thương quốc tế từng ngày được mở rộng, thì nhu cầu GN vận tải là nhu cầu thiết yếu quan trọng trong quy trình phát triển.

Với quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước, những năm gần đây, ngành dịch vụ logistics đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở VN. Theo Hiệp hội doanh nghiệp, cả nước hiện có khoảng 1.300 DN cung cấp dịch vụ logistics, chủ yếu về dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ, đại lý vận tải,… tập trung chủ yếu ở khu vực TP.HCM và Hà Nội, với số lượng lao động lên đến khoảng 1,5 triệu, trong đó TP.HCM chiếm khoảng 40%. Mỗi loại hình công ty đều có những ưu thế mạnh riêng để cạnh tranh, cùng với những hạn chế thường bị đối phương lợi dụng để tấn công vào. Các công ty liên doanh có được lợi thế về thương mại, tài chính, công nghệ làm công cụ cạnh tranh rất hiệu quả, nhưng vẫn có hạn chế về môi trường kinh doanh, thiếu sự hiểu biết về thị trường. Các công ty nhà nước thường có lợi thế về quy mô, kinh nghiệm và sự ưu đãi từ chính quyền nhưng lại có nhược điểm cồng kềnh, chậm chạm kém năng động. Với công ty tư nhân mặc dù còn nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp chưa cao nhưng thường rất năng động với bộ máy gọn nhẹ, phương thức hoạt động mềm dẻo.

Công Ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Đông Phương là một công ty tư nhân còn khá non trẻ, khó tránh khỏi việc thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận, nhưng với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, phương thức hoạt động đơn giản, hiệu quả nên công ty đã phần nào khẳng định được tiềm năng trên thị trường. Nhưng để có thể mở rộng, phát triển trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay thì công ty cần khắc phục những hạn chế và với một số kiến nghị của bản thân đã đề ra hy vọng phần nào đóng góp vào sự phát triển của công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn bản hành chính Nhà nước

1. Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về “Biểu thuế

xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt

đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan”.

2. Quyết định 1171/QĐ-BKHCN ngày 27/5/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ

về “Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia trước khi thông quan”.

3. Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ Tài Chính về “Danh

mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam”.

4. Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính về “Thủ tục

hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản

lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”.

Sách và giáo trình tham khảo

1. Dương Hữu Hạnh. Vận tải – Giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng hóa. NXB

Thống Kê.

2. Phạm Mạnh Hiền (2004). Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế. NXB Thống

Kê.

3. Phạm Mạnh Hiền (2010). Nghiệp vụ giao thông vận tải và bảo hiểm trong

ngoại thương. NXB Lao Động – Xã Hội.

4. Gs.Ts. Võ Thanh Thu (2011). Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. NXB

Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh.

5. Gs.Ts. Võ Thanh Thu và Ths. Trần Thị Trang. Giáo trình Nghiệp vụ ngoại

thương. (Lưu hành nội bộ).

6. Mai Văn Thành. Giáo trình Vận tải và bảo hiểm. (Lưu hành nội bộ).

Các trang Web

1. Tra cứu biểu thuế nhập khẩu tổng hợp tại cổng thông tin điện tử Hải quan Việt

Nam. https://www.customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx

2. Tra cứu thông tin chuyến tàu tại cổng thông tin điện tử Tổng Công ty Tân Cảng

3. Thông tin chung về Công Ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Đông Phương.

http://dongphuong.vn/gioi-thieu/

4. Sơ lược về thị trường giao nhận vận tải trên thế giới và Việt Nam.

http://www.itgvietnam.com/so-luoc-ve-thi-truong-giao-nhan-van-tai-tren-the- gioi/

5. Khái quát chung về vận tải đường biển và Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

chuyên chở bằng đường biển. http://logistics-institute.vn/giao-nhan-hang-hoa-

van-tai-duong-bien-phan-1/

6. Phương pháp gửi hàng bằng container (FCL/ LCL).

http://logistics4vn.com/phuong-phap-gui-hang-bang-container-fcl-lcl/

Các tài liệu của cơ quan thực tập

1. “Sơ đồ tổ chức”. Giám đốc.

2. “Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016”. Phòng kế toán.

3. “Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển”.

Phòng XNK.

PHỤ LỤC A

Cách nhập thông tin vào tờ khai Hải quan chi tiết kèm hình ảnh của lô hàng Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Việt Nhật.

Khởi động chương trình ECUS5 – VNACCS

Vào mục “Hệ thống” click chọn mục “Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu” tiếp đến chọn Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Việt Nhật để tiến hành khai TK nhập khẩu. Vì Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Việt Nhật hiện là khách hàng thân thiết nên thông tin của công ty đã được NVCT lưu lại trên hệ thống ECUS5 – VNACCS từ những lần khai TK trước đó.

Sau đó vào mục “Tờ khai hải quan” chọn “Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA)”

Tiến hành nhập thông tin trên từng chỉ tiêu theo TK. Chỉ nhập thông tin cho những ô màu trắng, những ô màu xám dữ liệu sẽ được Hải quan trả về hoặc chương trình thiết lập sẵn.

Ô “Số tờ khai TN-TX tương ứng”: Chỉ nhập liệu ô này trong trường hợp tái nhập của lô hàng tạm xuất và trường hợp NK chuyển tiêu thụ nội địa của lô hàng tạm nhập vì thế nên ô này để trống.

Ô “Mã loại hình”: Theo khách hàng mục đích NK của lô hàng là để phân phối kinh doanh nên chọn loại “A11 – Nhập kinh doanh tiêu dùng”.

Ô “Cơ quan Hải quan”: Vì địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan tại cảng Cát Lái nên chọn “02K1 – CC HQ CK Cảng Sài Gòn khu vực IV (ICD 2)”.

Ô “Phân loại cá nhân/tổ chức”: Tính chất giao dịch của lô hàng này là Công ty gửi Công ty nên chọn mã “4 – Hàng hóa từ tổ chức đến tổ chức”.

Ô “Mã hiệu phương thức vận chuyển”: Lô hàng vận chuyển nguyên container bằng đường biển nên chọn mã “2 – Đường biển (container)”.

Vì ngay từ đầu đã chọn thông tin DN NK nên những thông tin ở chỉ tiêu “Người nhập khẩu” đã được hệ thống cập nhật. Tiến hành nhập thông tin người xuất khẩu dựa vào thông tin trên hợp đồng:

“Địa chỉ”: 4F, NO.18 NORTH RONGGUI DADAO, DONGFENG, RONGGUI, SHUNDAE, FOSHAN, CHINA.

“Mã nước”: CN.

Tiếp theo dựa vào B/L nhập thông tin vào mục “Vận đơn”:

“Số vận đơn”: WLSE1704171 22/04/2017.

“Số lượng kiện”: 360 CT.

“Tổng trọng lượng hàng (Gross)”: 4,320 KGM.

“Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến”: 02CIS01 – TONG CTY TAN CANG SG.

“Phương tiện vận chuyển”: Thông tin cơ bản của tàu chưa được đăng kí vào hệ thống nên nhập “9999” tiếp theo nhập tên tàu “ACRUX N V.1704”.

“Ngày hàng đến”: Dựa trên Thông báo hàng đến (Arrival notice) là 26/04/2017. “Địa điểm dỡ hàng”: CANG CAT LAI (HCM).

“Địa điểm xếp hàng”: SHENZHEN. “Số lượng container”: 1.

Mục “Hóa đơn thương mại” dựa vào Invoice để hoàn thành thông tin. “Phân loại hình thức hóa đơn”: “A – Hóa đơn”.

“Số hóa đơn”: HB0420.

“Ngày phát hành”: 20/04/2017 “Phương thức thanh toán”: TTR

“Mã phân loại giá hóa đơn”: “A – giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền”

“Điều kiện giá hóa đơn”: FOB “Tổng trị giá hóa đơn”: 9201.598

“Mã đồng tiền của hóa đơn”: USD

“Mã phân loại khai trị giá”: “6 – Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch”.

“Phí vận chuyển”: “A – Khai trong trường hợp chứng từ vận tải ghi Tổng số

tiền cước phí chung cho tất cả hàng hóa trên chứng từ”. “Phí VC”: 1,822,400

VND

“Phí bảo hiểm”: “D – Không bảo hiểm”.

“Mã tên”: “N – Khác” “Mã phân loại”: “AD – cộng thêm số tiền điều

chỉnh”

“Mã đồng tiền”: “VND” “Trị giá khoản điều chỉnh: 683,400 “Người nộp thuế”: “1 – Người XK (NK)”.

“Mã xác định thời hạn nộp thuế”: “D – Trường hợp nộp thuế ngay”.

Để hưởng ưu đãi thuế quan nhờ có C/O form E, cần ghi rõ ràng lô hàng này có C/O form E trong tab “Phần ghi chú”, ghi rõ số hợp đồng, ngày hợp đồng, số C/O và ngày C/O.

Tiếp tục sang mục “Danh sách hàng” hoàn thành thông tin dựa vào Invoice và Packing List. Lô hàng nồi áp suất điện gồm có 2 nhãn hiệu khác nhau nên danh sách sẽ có 2 loại hàng. Nhập chi tiết hàng hóa, mã HS (85166090), xuất xứ (CHINA), lượng, đơn vị tính, đơn giá hóa đơn, trị giá hóa đơn, mã biểu thuế NK: “B05 – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)”, mã biểu thuế VAT: “VB901 – Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế 10%”.

PHỤ LỤC B

BCT hàng nhập do Công Ty Cổ phần Công Nghệ Việt Nhật gửi cho Công Ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa Đông Phương làm thủ tục thông quan hàng hóa và một số chứng từ liên quan do công ty Đông Phương nhận trong quá trình làm hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (fcl) bằng đường biển tại công ty tnhh dịch vụ hàng hóa đông phương​ (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)